8 môi trường toán học cơ bản trong LaTex mà bạn nên biết

Bài này thuộc phần 5 trong 16 phần của series Hướng dẫn sử dụng LaTeX

Ở bài viết trước mình đã hướng dẫn cho các bạn một số lệnh cơ bản khi soạn thảo các công thức toán học, trong bài viết này mình sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn các môi trường toán học cơ bản và cũng là các môi trường toán học quan trọng nhất.

Tương tự  như bài viết trước bạn cần nạp đầy đủ ba gói lệnh sau amsmath, amsfonts, amssymb và từ đây về sau khi soạn thảo các công thức toán học thì bạn nên nạp đầy đủ ba gói lệnh này.

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (1)

I. Môi trường Math

Môi trường soạn thảo toán học Math là một trong những môi trường toán học quan trọng nhất và cũng thường được sử dụng nhất.

Với môi trường này các công thức được đưa vào ngay trong môi trường văn bản.

Để sử dụng môi trường math bạn có thể dùng một trong ba cách sau:

  • Cách một sử dụng lệnh \begin{math}…\end{math}
  • Cách hai sử dụng cặp dấu ngoặc \(…\)
  • Cách ba sử dụng cặp dấu $...$

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (2)

Theo quan điểm cá nhân cách thứ ba là tối ưu nhất. Trong môi trường toán học này và trong các môi tường toán học khác bạn không cần thêm khoảng trắng trong quá trình soạn thảo ngoại trừ khoảng trắng dùng để ngăn cách các lệnh với kí tự ngay sau nó.

Chú ý: Bạn không được nhập một hàng trắng trong môi trường toán học nếu bạn nhập LaTeX sẽ báo lỗi.

TIPs: Một số trang web hỗ trợ soạn thảo công thức online và xuất ra code LaTex mà bạn có thể sử dụng để tiết kiệm thời gian ví dụ như: www.hostmath.com  và www.codecogs.com/latex/eqneditor.php

II. Môi trường Displaymath

Môi trường hiển thị toán học displaymath cũng tương tự như môi trường math nhưng ở môi trường này thì các công thức toán học được hiển thị trên một dòng riêng biệt.

Để sử dụng môi trường displaymath bạn có thể dùng một trong ba cách sau:

  • Cách một sử dụng lệnh \begin{displaymath}…\end{displaymath}
  • Cách hai sử dụng cặp dấu ngoặc\[…\]
  • Cách ba sử dụng cặp dấu $$...$$

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (3)

Giữa hai môi trường toán học math và displaymath ngoài sự khác biệt trên còn có một sự khác  biệt quan trọng nữa đó là:

Kết quả biên soạn của công thức trong môi trường soạn thảo toán học và môi trường hiển thị toán học là khác nhau.

Nếu như đối với môi trường soạn thảo toán học các chỉ số trên và dưới không được đẩy ra xa các kí hiệu như giới hạn, tích phân,… không lớn nhưng còn đối với môi trường hiển thị toán học thì ngược lại.

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (4)

III. Môi trường Equation

Môi trường equation hiểu nôm na là môi trường một phương trình hay một công thức, nó luôn được đánh số và hiển thị riêng trên một hàng. Để sử dụng môi trường ta dùng lệnh \begin{equation}…\end{equation}

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (5)

Mặc định số thứ tự của phương trình được hiển thị sát bên phải và bạn có thể sử dụng lệnh \tag{…}để gán cho nó một tên gọi bất kì.

Nếu bạn muốn soạn thảo văn bản thông thường trong môi trường toán học bạn phải sử dụng lệnh \text{…}

IV. Môi trường Gather

Môi trường gather là một trong các môi trường có khả năng hiển thị nhóm các công thức mà mỗi công thức nằm trên một hàng riêng biệt. Các công thức này hiển thị trên những hàng song song và được canh giữa.

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (6)

Trong môi trường này các công thức riêng biệt được xuống hàng với lệnh \\, công thức cuối cùng trong môi trường không có lệnh \\, mỗi hàng được đánh số tự động từ khi có lệnh \notag trước lệnh \\.

Chú ý:
Không được phép có một hàng trắng trong môi trường này, nếu có LaTeX sẽ báo lỗi !

V. Môi trường Align

Môi trường align được dùng để sắp các biểu thức toán học thành nhiều cột. Số cột bị hạn chế bởi độ rộng của trang giấy và khoảng cách giữa các cột được điều chỉ một cách tự động

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (7)

VI. Môi trường Array

Môi trường array là một môi trường giống theo cột, môi trường này sẽ cho phép bạn tạo các mảng và nó làm việc như môi trường bảng.

Lệnh \\ được dùng để ngắt hàng. Môi trường này có độ tùy biến rất cao nếu bạn biết cách sử dụng khéo léo nó có thể thay thế cho môi trường matrixcase

Ma trận:

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (8)

Hàm số:

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (9)

VII. Môi trường Matrix

Môi trường matrix cho phép bạn tạo ra các ma trận, các định thức,…một cách nhanh chóng.

Ngoài môi trường matrix để tạo ra một ma trận ta còn có các môi trường pmatrix, bmatrix, vmatrix, VmatrixBmatrix chức năng cụ thể của từng môi trường bạn xem ảnh minh họa  bên dưới.

Chú ý:
Các môi trường này là các môi trường toán con vì vậy bạn cần cho nó vào một môi trường toán khác chẳng hạn môi trường soạn thảo toán học $...$

+ Môi trường matrix

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (10)

+ Môi trường pmatrix

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (11)

+ Môi trường bmatrix

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (12)

+ Môi trường vmatrix

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (13)

+ Môi trường Vmatrix

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (14)

+ Môi trường Bmatrix

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (15)

IIX. Môi trường Case

Môi trường case là một môi trường toán con đặc biệt có ích trong trường hợp bạn cần định nghĩa các hàm có nhiều công thức khác nhau ứng với những tập xác định khác nhau

cac-moi-truong-toan-hoc-trong-latex (16)

IX. Lời kết

Tính đến bài viết này đã là bài viết thứ năm trong Series soạn thảo với LaTeX. Và trong bài viết này mình đã giới thiệu và hướng dẫn các bạn sử dụng các môi trường toán học cơ bản nhất trong LaTex rồi.

Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể mà bạn sẽ chọn lựa môi trường sao cho phù hợp.

Nếu bạn đã đọc kỹ 4 bài viết trước đó, cộng thêm bài viết này thì mình tin là bạn đã hiểu và đã có thể soạn thảo một tài liệu với LaTeX tương đối hoàn chỉnh rồi đúng không.

Ở bài viết tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn làm một bài trình chiếu với LaTeX. Chúc các bạn thành công !

CTV: Nhựt Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.4/5 sao - (Có 8 lượt đánh giá)
Bài viết cùng Serie<< Hướng dẫn cách viết công thức toán học trong LaTeX dễ hiểuHướng dẫn cách làm Slide trình chiếu với LaTeX đơn giản, dễ hiểu >>
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

3 comments

  1. Có thể giúp mình tí đc ko. T1 có một vài gói thiếu nhưng ko cập nhật. T2 ko xuất đc file pdf

    • Chào bạn!
      Trường hợp thứ nhất bạn có thể xem chi tiết ở mục 5 trong bài viết này
      https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-hay/cai-dat-phan-mem-basic-miktex-va-texstudio.html
      Trường hợp thứ nhì thì sau khi soạn thảo hoàn chỉnh bạn hãy vào Tools => chọn Build & View hoặc nhấn phím F5 để chương trình tiến hành biên dịch đồng thời xuất ra tệp tin *.pdf

  2. Hay quá, cảm ơn bạn nhiều!


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop