Định dạng văn bản gần như là một công việc không thể thiếu khi chúng ta thực hiện soạn thảo văn bản.
Định dạng văn bản thường được chia thành định dạng kí tự và định dạng đoạn văn. Trong định dạng kí tự thì có 4 định dạng là phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ
Trong LeTeX cũng tương tự như vậy, cũng có định dạng kí tự và định dạng đoạn văn. Nói chung không có nhiều sự khác biệt về hình thức, mà chỉ khác nhau về cách chúng ta định dạng mà thôi.
Nếu như trong Word chúng ta quét khối (hay còn gọi là bôi đen) văn bản, rồi chọn các biểu tượng tương ứng một cách rất dễ dàng, thì trong LaTeX lại hoàn toàn khác, chúng ta sẽ phải thực hiện định dạng văn bản thông qua những dòng lệnh.
Vậy cụ thể thì việc định dạng văn bản trong LaTex sẽ phải thông qua những dòng lệnh nào? Cách sử dụng ra làm sao? Tất cả những câu trả lời sẽ có trong bài viết này.
Okay ! Ngay bây giờ chúng ta hãy cùng bắt đầu…
Mục Lục Nội Dung
I. Tô màu cho văn bản thuần túy
Văn bản thuần túy là gì? Một cách nôm na thì nó là văn bản chỉ chứa các kí tự từ a đến z, và từ 0 đến 9, hay các kí tự đặc biệt được nhập từ bàn phím …
Văn bản có chứa Table, Illustration (Pictures, Shapes, SmartArt, Icons, Chart, 3D Models, Screenshot), Media … thì không được gọi là văn bản thuần túy nha các bạn.
Trở lại với vấn đề của chúng ta, vậy để tô màu cho văn bản thuần tùy thì chúng ta phải làm thế nào?
Vâng, câu trả lời rất đơn giản chỉ cần sử dụng lệnh \textcolor{color}{text}
hoặc \textcolor[model]{color}{text}
là được.
Cách sử dụng 2 lệnh này cụ thể như sau:
#1. Font Color (màu chữ)
Lệnh \textcolor{color}{text}
có chức năng tương tự như Font Color trong Word, nó cho phép bạn tô màu cho văn bản và chỉ văn bản mà thôi.
Lệnh này có hai tham số bắt buộc là color
và text
.
- color là tên màu, có thể sử dụng các màu được định nghĩa sẵn như red, yellow, green, blue, black và white.
- text là văn bản, văn bản nằm trong đây sẽ được tô màu.
Không giống như ngôn ngữ lập trình Pascal, không phân biệt chữ thường và chữ hoa. LaTeX có sự phân biệt này chẳng hạn lệnh \alpha sẽ khác với lệnh \Alpha các bạn nhớ lưu ý điều này nha.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên khai báo gói lệnh color
bằng cách thêm dòng lệnh \usepackage{color}
vào phần lời tựa tức là trước \begin{document}
#2. More Font Color
Chức năng của lệnh \textcolor[model]{color}{text}
tương tự như lệnh \textcolor{color}{text}
, nhưng lệnh này cho phép chúng ta tô được nhiều màu hơn.
- model là hệ màu có thể là rgb, cmy, cmyk, hsb và Hsb. Thường thì chúng ta sẽ sử dụng hệ 3 màu RGB.
- color là tỉ lệ pha trộn dựa trên các màu cơ bản của hệ màu.
- text là văn bản, văn bản nằm trong đây sẽ được tô màu.
Để có được tỉ lệ pha màu đẹp bạn có thêm xem trong bài viết: Chuyển đổi bảng tính Excel sang bảng LaTeX bằng Excel2LaTeX
#3. Định nghĩa màu mới
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta cần định nghĩa màu mới, mà mình có thể liệt kê 2 nguyên nhân chính như sau:
- Các màu được định nghĩa sẵn không đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn.
- Việc tô bằng tỉ lệ pha màu dễ gây nhầm lẫn, đặc biệt là tốn nhiều thời gian khi bạn sử dụng màu này nhiều lần.
Cách khắc phục 2 vấn đề này là chúng ta sẽ định nghĩa màu mới. Để định nghĩa màu mới chúng ta sẽ sử dụng lệnh \definecolor{name}{model}{color-spec}
lệnh này có 3 tùy chọn bắt buộc, đó là:
- name là tên màu mới.
- model là hệ màu.
- color-spec tỉ lệ pha trộn dựa trên các màu cơ bản của hệ màu.
Chẳng hạn, mình thường xuyên sử dụng mã màu (439, .678, .278) mà nó lại không phải là các màu được định nghĩa trước nên mình sẽ định nghĩa nó.
Sau khi định nghĩa xong, bạn có thể sử dụng nó bằng tên vừa định nghĩa tương tự như các màu đã được định nghĩa sẵn.
#4. Text Highlight Color
Nếu như lệnh \textcolor{color}{text}
và \textcolor[model]{color}{text}
cho phép bạn tô màu như Color trong Word thì lệnh \colorbox{color}{text}
cho phép bạn tô màu như Text Highlight Color
. Như kiểu là tô màu nền văn bản đó các bạn.
II. Tô màu cho công thức Toán học
Thường thì chúng ta chỉ tô màu cho những công thức “quan trọng” chứ không phải mọi công thức đều tô màu, và đặc biệt không nên tô màu mỗi công thức là mỗi màu khác nhau.
Làm như vậy thì văn bản của bạn chẳng khác gì một “vườn hoa”, đẹp hay không thì chưa biết nhưng việc làm này tốn nhiều công và làm cho người đọc rối mắt.
Trước khi đến với lệnh tô màu thì mình xin nhắc lại là các công thức Toán học trong LaTeX đều phải được đặt trong môi trường toán học.
Hiện nay có khá nhiều môi trường toán học, có thể kể ra một số môi trường cơ bản sau math, displaymath, equation, align, alignat, flalign, gather, multline, cases và split
#1. Tô màu cho công thức Toán học
Việc tô màu cho công thức nằm trong môi trường math
hoặc tương đương với môi trường này là $…$ và \(…\) cũng tương tự như việc tô màu cho văn bản chúng ta chỉ việc sử dụng lệnh \textcolor{color}{text}
hoặc \colorbox{color}{text}
, tùy theo yêu cầu sử dụng là được.
Trong trường hợp công thức Toán học nằm trong các môi trường displaymath, equation, align, alignat, flalign, gather, multline, cases và split, hoặc tương đương thì bạn phải đặt các công thức này trong môi trường minipage
.
#2. Tô màu cho từng công thức Toán học
Tương tự như tô màu cho công thức Toán học, chỉ khác ở chỗ là chúng ta phải sử dụng nhiều lệnh \textcolor{color}{text}
mà thôi.
Mình thường định dạng kiểu này khi cần chú thích cho những phép biến đổi sơ cấp.
III. Tô màu cho bảng
Bạn không thể tô màu cho bảng bằng lệnh \textcolor{color}{text}
hoặc \colorbox{color}{text}
…
… mà bạn phải sử dụng các lệnh như \rowcolor{color}
, >{\columncolor [color model]{color}}
, \cellcolor[color model]{color}
… có trong gói lệnh colortbl
Chi tiết về cách sử dụng các lệnh này bạn có thể xem trong bài viết Tạo bảng dài và tô màu cho bảng bằng LaTeX
IV. Tô màu cho toàn bộ văn bản
Lệnh \color{color}
là lệnh “quyền năng” nhất trong các lệnh tô màu. Lệnh này cho phép bạn tô màu cho toàn bộ văn bản từ văn bản thuần túy, công thức Toán học đến bảng …đều được tô màu hết.
Lệnh này chỉ mất tác dụng khi nó gặp một lệnh \color{color}
khác. Thường thì mình ít khi sử dụng lệnh này, chỉ sử dụng nó khi thực sự cần thiết và trong một số trường hợp cụ thể mà thôi.
V. Lời kết
Qua bài hướng dẫn này thì mình tin là bạn đã biết cách tô màu cho văn bản trong LaTex, tô màu công thức Toán học trong LaTex, và tô màu của bảng trong LaTex rồi phải không nào.
Văn bản được tô màu một cách khoa học không những mang lại tính thẩm mỹ cao, mà còn giúp ít khá nhiều cho bạn đọc trong việc tiếp thu kiến thức được tốt hơn.
Ngoài ra, trong trường hợp bạn muốn tô Text Highlight Color
và bạn muốn tô viền bên ngoài thì bạn có thể sử dụng lệnh \fcolorbox{border-color}{fill-color}{text}
Và bạn cũng đừng quên định nghĩa màu mới với lệnh \definecolor{name}{model}{color-spec}
bạn nhé. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các ban trong những bài viết tiếp theo !
CTV: Nhựt Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com