TOP 10 xu hướng phát triển ứng dụng Mobile trong tương lai phần #1

Hiện nay, với sự gia tăng về số lượng, chất lượng cũng như thiết kế của các thiết bị di động thì các ứng dụng di động cũng ngày càng được hoàn thiện hơn, luôn phát triển không ngừng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dùng.

Chúng ta từng nghe về các công nghệ như 5G, Blockchain, AI (Artificial Intelligence), IoT… đây đều là những công nghệ đầy hứa hẹn và đang được các quốc gia, tổ chức chạy đua phát triển.

Vì vậy trong bài viết hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu những xu hướng phát triển ứng dụng mobile trong tương lai sẽ như thế nào nhé.

#1. Công nghệ 5G

5G là công nghệ truyền thông di động mang nhiều hứa hẹn trong những năm tới do có nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ 4G tiền nhiệm.

xu-huong-phat-trien-ung-dung-mobile-trong-tuong-lai-phan-1 (1)

Các ưu điểm phải kể đến của mạng 5G là về tốc độ, độ trễ, hỗ trợ kết nối các thiết bị và khả năng truyền tín hiệu.

Trong bài viết này mình sẽ không phân tích cụ thể những ưu điểm này vì hầu hết mọi người cũng biết sức mạnh của mạng 5G là như nào rồi, không những thế trên blog cũng đã có bài viết phân tích khá chi tiết nữa.

Thay vào đó mình sẽ trả lời câu hỏi sự phát triển của mạng 5G ảnh hướng như thế nào tới việc phát triển các ứng dụng di động.

Mình lấy ví dụ hiện nay các trò chơi mô phỏng thực tế ảo hay các trò chơi online với chất lượng đồ họa cao đang được quan tâm phát triển.

Tuy nhiên, để phát triển được các ứng dụng này đòi hỏi cần có một hạ tầng truyền tải thông tin tốt để đảm bảo tối thiểu tình trạng mà chúng vẫn hay gọi là “lag”, delay…

May mắn là nếu xây dựng được hạ tầng cho mạng 5G (với tốc độ truyền tải cao hơn khoảng 100 lần so với mạng 4G) thì vấn đề trên sẽ được giải quyết. Chúng ta sẽ có các ứng dụng trò chơi online chất lượng cao, những ứng dụng mô phỏng 3D thời gian thực…

#2. Thực tế ảo tăng cường (AR)

xu-huong-phat-trien-ung-dung-mobile-trong-tuong-lai-phan-1 (2)

Thực tế ảo (VR – Virtual Reality) chắc không còn là một khái niệm quá xa lạ đối với chúng ta nữa, nhưng trong những năm trở lại đây chúng ta được biết đến thêm khái niệm thực tế ảo tăng cường (AR – Augmented Reality)

Vậy AR là gì và nó ảnh hưởng như thế nào tới xu hướng phát triển các ứng dụng di động?

Đầu tiên, trả lời cho câu hỏi AR là gì thì các bạn có thể hình dung đơn giản thực tế ảo tăng cường sẽ mô phỏng lại không gian vật lý thực tế xung quanh chúng ta nhưng có thể chèn thêm các chi tiết ảo hóa vào.

Ví dụ như một trò chơi khá nổi tiếng là Pokemon Go hoặc bộ phim Fee Gay cũng được xây dựng và lấy cảm hứng từ công nghệ AR

Nói đến đây chắc các bạn cũng hình dung được AR sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc phát triển các ứng dụng mobile rồi đúng không!

Hãy tưởng tượng có một ứng dụng cho phép chúng ta có thể ngồi ở những nơi rất xa nhau nhưng vẫn có thể nói chuyện và tưởng tác với nhau như đang đứng trước mặt.

Hoặc thiết thực hơn là việc có thể thử một bộ quần áo mà chẳng cần qua tận cửa hàng, bạn chỉ cần bật ứng dụng lên, đeo kính thực tế ảo tăng cường vào là mọi thứ sẽ hiển thị trước mắt bạn.

Đọc thêm:

#3. Học máy (Machine Learning) và Trí tuệ nhân tạo (AI)

xu-huong-phat-trien-ung-dung-mobile-trong-tuong-lai-phan-1 (1)

Độ “hot” của công nghệ học máy (Machine Learning) và Trí tuệ nhân tạo (Artifical Intelligence) thì không phải bàn cãi thêm gì nữa.

Nhưng đây thực sự là một lĩnh vực tương đối khó và nó đòi hỏi bạn phải bỏ nhiều công sức nghiên cứu và học tập.

Hiện nay mình thấy ở Việt Nam khi nói đến các công nghệ trí tuệ nhân tạo người ta thường đề cập nhiều đến khả năng xử lý thông tin nhân tạo (video, hình ảnh, chữ viết, âm thanh) và dự đoán (dựa trên tập dữ liệu lớn)..

Cụ thể thì hiện tại đã có nhiều ứng dụng cho phép tự động chuyển đổi chữ viết – giọng nói, phân tích nét chữ, giọng nói… Hay tiêu biểu hơn là các ứng dụng cho phép dự đoán một sự việc, sự kiện có thể xảy ra trong tương lai.

Nghe có vẻ hơi “viễn tưởng” nhưng chẳng qua chúng ta không biết thôi. Đơn cử nhất là các sản phẩm dự báo thời tiết hay các hệ thống có thể phân tích và dự báo tình hình kinh doanh đang rất được quan tâm phát triển.

Khi đó các ứng dụng di động sẽ đóng vai trò cầu nối và là công cụ để triển khai cũng như thu thập dữ liệu và phục vụ cho các bài toán của trí tuệ nhân tạo hay học máy.

#4. Ví điện tử (Mobile Wallet)

xu-huong-phat-trien-ung-dung-mobile-trong-tuong-lai-phan-1 (1)

Hiện nay ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung thì ví điện tử đang dần trở thành một công cụ thanh toán thuận tiện và phổ biến.

Cụ thể hơn về ví điện tử mình cũng đã có một bài viết riêng nếu bạn nào muốn tham khảo thì có thể đọc thêm tại đây: https://blogchiasekienthuc.com/tai-chinh/vi-dien-tu-la-gi.html

Mình có giải thích chi tiết ví điện tử là gì, tại sao nó được sinh ra và ngày càng phát triển. Còn trong bài viết hôm nay mình chỉ tập trung trả lời câu hỏi sự ra đời của ví điện tử ảnh hưởng gì tới sự phát triển của ứng dụng di dộng.

Bài toán nghiệp vụ của ví điện tử thì chắc không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. Nhưng bài toán mà các ví điện tử phải đối mặt đồng thời cũng là mong muốn của họ chính là người dùng.

Số lượng người dùng càng lớn bài toán càng phức tạp và nó thúc đẩy việc phát triển ứng dụng di động phải làm sao đáp ứng được các tiêu chí: nhanh (tốc độ) – nhẹ (dung lượng) – đa dạng (dịch vụ) – bảo mật (thông tin)

Để làm được điều này không phải đơn giản và đó thực sự là một bài toán cho những ví điện tử ngày càng có nhiều người dùng hiện nay.

#5. Internet of Things (IoT)

xu-huong-phat-trien-ung-dung-mobile-trong-tuong-lai-phan-1 (2)

IoT – Internet of Things (dịch ra tiếng Việt là Internet vạn vật hoặc vạn vất kết nối) là công nghệ mô tả việc kết nối nhiều thiết bị điện tử, ứng dụng… với nhau thành một hệ thống thông minh.

Thế nào là một hệ thống thông minh?

Có rất nhiều định nghĩa nhưng các bạn có thể hiểu đơn giản đó là một hệ thống đảm bảo được việc liên kết và vận hành của các thiết bị và thành phần trong hệ thống để các thiết bị này có thể độc lập hoặc phối hợp với nhau để đơn giản hóa các công việc truyền thống.

Vậy sự phát triển của IoT ảnh hướng gì tới xu hướng phát triển các ứng dụng di động?

Hãy tưởng tượng có một ứng dụng giúp bạn có thể mở điều hòa trước khi bạn về tới nhà, có thể tự động tưới cây ngay cả khi bạn đi công tác, tự động bật/tắt điện khi bạn về hoặc ra khỏi nhà, tự động mở cổng khi bạn về…

Đây là những gì đã và đang tồn tại ở những ngôi nhà thông minh (Smart Home) được phát triển theo mô hình của công nghệ IoT.  Vấn đề là thay vì dùng những chiếc điều khiển thì chúng ta sử dụng một ứng dụng di động được cài trên điện thoại để điều khiển tất cả.

Để phát triển được một ứng dụng đặc thù như vậy sẽ không giống như việc xây dựng một ứng dụng đơn thuần. Các lập trình viên phải hiểu sâu về cách mà phần cứng của thiết bị hoạt động, tìm cách để ứng dụng di dộng có thể “giao tiếp” được với các thiết bị đó.

Có thể nói IoT là một sự kết hợp đòi hỏi chúng ta phải am hiểu cả về các thiết bị phần cứng, phần mềm, hạ tầng mạng thì mới có thể cho ra được một sản phẩm hoàn chỉnh.

Tạm kết: Tạm kết lại bài viết ngày hôm nay với 5 công nghệ mà mình nghĩ là ít nhiều các bạn cũng đã từng nghe đến hoặc thậm chí là trải nghiệm rồi.

Phần 2 tiếp theo mình sẽ cùng các bạn “điểm danh” nốt 5 công nghệ còn lại. Có thể sẽ có những công nghệ các bạn chưa từng nghe tới bao giờ 🙂 hẹn gặp lại các bạn trong bài viết sau nhé !

CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop