Có thể áp dụng cho Windows 7/ 8/ 8.1 và Windows 10
Vâng, việc cài đặt Driver cho máy tính sau khi cài Win xong là một việc làm không thể thiếu, đặc biệt là đối với các phiên bản Windows cũ như Windows XP, Windows 7.
Bạn sẽ không thể sử dụng máy tính được một cách trọn vẹn nếu như bạn không làm việc này. Máy tính của bạn có thể sẽ không có internet, không có âm thanh hoặc cũng có thể là độ phân giải màn hình quá thấp …. nói chung là sẽ gặp rất nhiều vấn đề nếu như máy tính của bạn bị thiếu Driver nào đó.
Tuy nhiên, kể từ phiên bản Windows 8 trở đi thì Microsoft đã tích hợp driver vào bộ cài đặt và đương nhiên là sau khi cài win xong thì bạn sẽ nhàn hạ hơn rất nhiều so với các phiên bản cũ.
Đặc biệt là đối với phiên bản Windows 10, chính xác là mình không cần phải cài đặt thêm bất cứ Driver nào mà vẫn rất đầy đủ.
Nhưng không phải máy tính nào cũng được thuận lợi như thế, có rất nhiều trường hợp sau khi cài Windows 10 xong mà vẫn bị thiếu Driver.
Chính vì thế trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách cài đặt Driver trên Windows 10 để nó phát huy tối đa hiệu suất máy tính khi sử dụng.
Mục Lục Nội Dung
I. Làm thế nào để biết máy tính có bị thiếu Driver hay không?
Rất đơn giản thôi, bạn hãy nhấn chuột phải vào This PC
=> chọn Manage
=> chọn tiếp Device Manager
(hoặc là nhấn tổ hợp phím Windows + X
=> chọn Device Manager
).
Note: Nếu như ngoài màn hình chưa có biểu tượng của This PC, thùng rác… thì bạn xem hướng dẫn cách đưa các biểu tượng này ra ngoài màn hình Desktop nhé. (Tại đây)
Ở cột bên phải chính là Driver của các thiết bị có trên máy tính của bạn, ví dụ như Driver âm thanh, driver card màn hình, driver hệ thống….
=> Như ở hình bên trên là máy tính mình đã có đầy đủ Driver rồi đó. Nếu như bị thiếu Driver nào đó hoặc là do Driver không tương thích thì nó sẽ có biểu tượng dấu chấm than màu vàng hoặc là dấu x
đỏ ở bên cạnh các icon.
II. Cập nhật và cài đặt driver Windows 10 chuẩn nhất
Có rất nhiều cách để cập nhật Driver cho Windows 10, có thể là dùng phần mềm, có thể là tìm thủ công.
Phần mềm thì mình đã giới thiệu với các bạn rất nhiều trong chuyên mục Driver máy tính rồi, nếu như bạn thích thì có thể vào xem hướng dẫn để sử dụng.
#1. Update Windows đồng nghĩa với việc nâng cấp và cài đặt Driver còn thiếu
Có thể bạn chưa biết rằng việc Update Windows 10, ngoài việc fix lỗi, vá lỗ hổng hệ điều hành ra thì đồng thời các Driver còn thiếu hoặc đã cũ cũng sẽ được nâng cấp lên phiên bản mới nhất.
Thực hiện: Bạn nhấn vào nút Start
=> chọn Settings
(hoặc là nhấn tổ hợp phím Windows + I
) => chọn Update & Security
.
Trong mục Windows Update
bạn hãy nhấn vào Check for update
để thực hiện update Windows. Ngoài ra, để xem thông tin bản Update, xem nó đã cập nhật những gì thì bạn có thể nhấn vào liên kết Update history
.
Vâng ! như các bạn có thể thấy ở hình bên dưới, lịch sử nâng cấp được phân loại rất rõ ràng. Có 9 Driver đã được cập nhật.
#2. Tải Driver chuẩn từ trang chủ của hãng
Nếu như bạn đang sử dụng các dòng máy tính (Laptop) như DELL, Lenovo, HP, Asus… thì có thể tham khảo các bài viết tương ứng sau đây:
- [Tips] Cài đặt Driver chuẩn cho Laptop HP với HP Support Assitant
- Cách cài đặt Driver chuẩn cho Laptop Lenove Thinkpad với System Update
- Hướng dẫn download driver Laptop DELL từ trang chủ rất đơn giản
=> Đây là những bài hướng dẫn cài đặt Driver thủ công cho máy tính cực chuẩn, vì nó được hỗ trợ từ chính hãng sản xuất mà 😛
Tips: Đối với máy tính PC (máy tính để bàn ) thì để cài đặt Driver chính xác nhất, bạn hãy mở thùng máy ra xem tên Mainboard mà bạn đang sử dụng là gì, sau đó tìm kiếm với từ khóa driver + tên Mainboard
mà bạn đang sử dụng => sau đó vào trang chủ của nó để tải về.
Hiện tại mình đã mở cửa Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store ! – bán phần mềm trả phí với mức giá siêu rẻ – chỉ từ 180.000đ (bản quyền vĩnh viễn Windows 10/11, Office 365, 2021, 2016… và nhiều phần mềm bản quyền khác). Bảo hành full thời gian sử dụng nhé !
#3. Cách tìm và cài đặt Driver thủ công
Ví dụ mình thử tìm Driver của cái Card âm thanh đi. Bạn hãy nhấn chuột phải vào Realtek High Definition...
=> chọn Properties
.
Một cửa sổ mới hiện ra, bạn hãy chuyển qua tab Events
=> copy đoạn mã trong phần Infomation
(chỉ copy một đoạn như hình bên dưới, không copy hết nhé) => sau đó tìm kiếm trên Google.
Bạn hãy tìm đến trang chủ của Mainboard mà bạn đang sử dụng, hoặc là lấy kết quả từ trang driveridentifier.com cũng khá đầy đủ. Đây là ví dụ kết quả trả về từ trang Driveridentifier.
=> Bây giờ thì bạn hãy tải Driver tương ứng với máy tính mà bạn đang sử dụng thôi => sau đó tiến hành cài đặt nó vào máy tính là xong.
III. Lời kết
Vâng, trên đây là 3 bước để cài đặt driver Windows 10 đầy đủ và chính xác nhất, bạn hãy kiểm tra lại xem máy tính của bạn còn thiếu Driver nào không?
Nếu còn thiếu thì hãy tìm kiếm và cài đặt để máy tính có thể hoạt động được hết hiệu suất của nó nhé !
Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com
Chào bạn, cho mình hỏi mình đang sử dụng Laptop Toshiba Satellite p55-a5200, mấy ngày nay mình update xong mất âm thanh nhưng lên mạng tim hoài mà không thấy drive của nó. Mình có làm như bạn chỉ nhưng vẫn không tìm được, mong bạn giúp mình với, cám ơn bạn rất nhiều
Bạn ơi cho mik hỏi máy mik đg dùng win 10 home thì bây h mik muốn reset máy, thì sau khi reset có bị mất driver ko bạn?