Điều kiện để một hãng smartphone “tồn tại” được ở Việt Nam?

Sau một thập kỷ phát triển smartphone nói riêng và các thiết bị di động thông minh nói chung thì chúng ta đã chứng kiến rất nhiều hãng smarphone đi vào, đi ra, tự phát nội địa, hoặc là có những hãng chẳng bao giờ bước vào thị trường Việt Nam trong khi một bộ phận người dùng ở Việt Nam rất khao khát.

Vậy đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi rằng: Đâu là lý do khiến các hãng rời bỏ cuộc chơi tại thị trường Việt Nam, hoặc là không ngó ngàng gì tới thị trường nước ta hay không? Và đặc điểm thị trường nước ta phù hợp hay không phù hợp với các thương hiệu như thế nào?

#1. Thị trường smartphone nước ta

Nhìn vào tâm lý chung của người dùng và thị phần của toàn bộ thị trường thì bạn có thể phân thị trường nước ta ra những mảng như thế này:

Mảng Táo (iPhone): Chắc chắn trên 40% người mua muốn sử dụng và muốn sở hữu iPhone, và lượng táo xách tay hay táo lock tràn vào nước mình là cực kì nhiều, áp đảo tuyệt đối so với hàng chính hãng VN/A. Mảng người dùng này phủ mọi độ tuổi, với mọi điều kiện kinh tế và chỉ một số ít trong họ là iFan.

Mảng ưa cấu hình: Một lượng lớn người dùng giới trẻ chú ý nhiều vào các thông số cấu hình như RAM, ROM, chipset, tần số quét màn hình, … với lý do chính là Gaming và họ nghĩ rằng những thông số đó tốt sẽ đem lại sản phẩm tốt và đáng tiền. Xiaomi và các công ty con của họ đang đánh rất mạnh vào lượng người dùng này.

Mảng phổ thông: Mua máy theo tư vấn của nhân viên các hệ thống bán máy, tăng doanh thu cho các máy phân khúc trung cấp và cận cao cấp của Samsung, Oppo và Vivo. Đương nhiên là phải tùy túi tiền người mua nữa.

Mảng xách tay và fandom: Thường thì nhóm này là những người dùng am hiểu sâu về các thông số thiết bị, có 1 hay 1 vài lý do để họ gắn bó với một thương hiệu, chủ yếu tăng doanh thu không chính thức cho gaming phone Tencent, Pocophone, Xperia, Oneplus, LG, Pixel, ….

dieu-kien-de-mot-hang-smartphone-ton-tai-duoc-o-viet-nam (1)

Từ đó ta có thể thấy được đặc điểm chung và nổi bật của thị trường nước ta là:

  • Ưa thương hiệu: Rất thích Apple, rất thích Samsung, đây là tâm lý chung nhưng nó ảnh hưởng rất mạnh và rõ ràng ở thị trường nước ta.
  • Ưa cấu hình: Giống như thị trường Ấn và Trung, bộ phận người dùng trẻ mê Liên QuânFaiFai tạo ra nhu cầu lớn về các thiết bị giá tầm trung và cấu hình đủ dùng.
  • Sẵn sàng chi tiền cho máy giá rẻ và tầm trung: Giá chủ yếu là từ 3 đến 7 củ cho hầu hết các thiết bị được bán ra từ tất cả các cửa hàng toàn quốc, bất kể thương hiệu và loại hàng.
  • Fandom và dân công nghệ: Một bộ phận người mua nho nhỏ đến từ các fandom nho nhỏ, có điểm chung là ghét các thể loại máy ảo giá, bom phone, ghét fan ảo thương hiệu, chip thủ, táo thủ, … và vì thế nên cũng chẳng mấy khi đóng góp doanh thu cho các hãng bằng cách chính thống, do nhu cầu sở hữu máy từ các hãng xách tay cao hoặc từ các đường dây ngoài luồng chính hãng..

Đấy, đã chuẩn chưa các bạn 🙂

#2. Thị trường đầy sóng gió

Nếu các bạn đã theo dõi thị trường smartphone này trong một thời gian đủ dài thì các bạn sẽ thấy các mốc lịch của thị trường smartphone tại Việt Nam như sau.

Samsung, LG và Nokia ở nước ta từ thời Feature Phone, từ đó họ đã có chân và thương hiệu khi mà tiến tới với mảng smartphone.

APPLE lúc đó thì cũng vào thị trường nước ta và trở thành sản phẩm cho những người chịu chi với mức giá đỉnh điểm lên đến 5 chục củ cho những chiếc máy đầu tiên. Vâng, và sự phát triển của “hãng trang sức Apple” bắt đầu từ đây ^^

Sony Ericsson tiến vào thị trường ta, họ gây ấn tượng về thiết kế và tính năng. Sky Vega đến nước ta và gây ra cơn sốt với mức giá tốt.

Sau đó ít lâu, LG và Sony Xperia trở nên hot trong một vài năm và chứng kiến sự đi xuống không phanh do đột tử và bảo thủ trong thiết kế. LG đã out khỏi thị trường nước ta, và bay màu luôn khỏi miếng bánh thị phần toàn cầu.

Đọc thêm: Tại sao các hãng điện thoại lớn như Sony, LG lại thất bại ở VN?

dieu-kien-de-mot-hang-smartphone-ton-tai-duoc-o-viet-nam (2)

Oppo, Xiaomi, Vivo vào thị trường nước ta trong khoảng thời gian này. Nhờ sự chịu chi cho quảng cáo của Oppo và với chiến lược máy giá rẻ nhưng cấu hình cao của Xiaomi thì 2 hãng này đã rất thành công tại nước ta cho đến tận ngày nay. Đây là lý do khiến một vài hãng smartphone Việt nhỏ lẻ mọc lên và sau đó chết yểu cực kì nhanh.

Dòng Xperia của Sony đã suy giảm nghiêm trọng trên toàn cầu, cắt giảm phân phối cho thị trường ta, họ lặn mất 1 năm và giờ đã quay trở lại. Hãng BPhone ra mắt mẫu máy mới và hứa hẹn đủ điều cho tương lai hãng smartphone made in VietNam.

Hàng xách tay tràn mạnh vào nước ta, cung cấp cho thị trường những mẫu máy giá tốt đến bất ngờ và đem lại cơ hội bán hàng cho các thương lái nhỏ lẻ. Google Pixel và LG tràn vào nước ta theo đường này, bên cạnh Xperia, Xiaomi Redmi, Pocophone và iPhone.

Vsmart xuất hiện, gây sốt, chiếm thị phần trong một thời gian ngắn và Vsmart đã chính thức khai tử mảng smartphone trong một khoảng thời gian không quá lâu. BKAV tiếp tục ra thêm smartphone, nhưng khi nhận thức của người dùng về smartphone đã khá lên thì sự ủng hộ cho thương hiệu này là không nhiều.

Trước sóng gió như vậy, Samsung và Apple vẫn phát triển ầm ầm, hầu như là chẳng hề bị ảnh hưởng bởi các đối thủ khác và sự thay đổi của thị trường.

Và nhiều cột mốc lịch sử khác nữa….

Sau “tiết lịch sử” mà chúng ta vừa ôn lại thì có thể thấy nhu cầu của người dùng thay đổi nhanh chóng theo từng thời kỳ. Vậy thì một hãng smartphone cần có yếu tố như nào để họ lựa chọn hoặc tồn tại ở thị trường ta?

#3. Đặc điểm của một OEM phù hợp với thị trường Việt Nam

Từ đặc điểm bên trên thì ta có thể thấy được một OEM phù hợp với thị trường nước ta ở thời điểm hiện tại và tương lai gần sẽ như sau:

  • Chú ý mạnh vào phân khúc giá thấp và trung cấp: Với một thị trường cực kỳ màu mỡ như ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì không một hãng nào muốn bỏ qua phân khúc này. Kể cả là Apple cũng vẫn giữ lại sản xuất một vài sản phẩm đã ra mắt từ 1 đến 2 năm trước đó và giảm giá chúng, để đưa nó xuống phân khúc loanh quanh 500$. Điều đó cho thấy bất kỳ hãng nào, kể cả là các hãng được biết tới với những chiếc máy đắt đỏ nhất, vẫn có những chiếc máy “phù hợp” để la liếm vào mảnh đất này.
  • Cấu hình hoặc thương hiệu: Nếu không phải là hàng của Samsung hay Apple thì máy của một hãng khác buộc phải có cấu hình nổi trội hơn hẳn so với phân khúc. Mặc dù cấu hình và các thông số đi kèm chỉ mang đến sự chú ý cho lớp trẻ, nhưng đây cũng là lớp tuổi chi nhiều nhất cho các thiết bị di động.
  • Đa phân khúc, đa thiết bị: Nếu Apple chỉ luôn bán máy trên 1000$, sớm khai tử các dòng máy thế hệ trước và làm mạnh tay hơn với các máy xách tay thì chắc chắn họ sẽ chẳng đem lại sự ham muốn sở hữu và lượng người mua lớn như hiện tại. Điều này xảy ra với hầu hết các hãng xách tay hot tại nước ta như Sony, LG, Pixel với số lượng ít các thiết bị ra mắt trong một năm và mức giá là từ 700$ trở lên với các model được chú ý hơn cả.
  • Theo chiến lược cũ của Xiaomi: Lấy cấu hình cao đổi lấy các thông số khác. Chiến lược này nếu được áp dụng thì khả năng cao là hãng đó sẽ chịu lỗ tương đối nhiều nếu số lượng máy bán ra không đủ nhiều. Và thế là Vsmart đã không theo được, hoặc là lãi họ kiếm được từ mảng này không đáng kể so với các lĩnh vực khác của cả tập đoàn, nên họ đã ngừng lại để tập trung hơn cho các mảng tiềm năng khác như xe điện, dịch vụ, bất động sản….

Vâng, đó là những đặc điểm cơ bản để một hãng smartphone có thể tham gia và duy trì hoạt động được tại thị trường nước ta.

Hiểu đơn giản là họ phải bán được máy và phát sinh lãi thì mới có thể tiếp tục duy trì, mảng kinh doanh nào cũng vậy thôi.

Vậy nên, nếu họ cảm thấy không có cơ hội cạnh tranh với các hãng hiện có, hoặc cơ cấu sản phẩm không phù hợp (như Pixel, Meizu, Oneplus) thì họ cũng sẽ không muốn chăm chút vào một thị trường như Việt Nam chúng ta.

Đây cũng là câu trả lời cho một bộ phận dân công nghệ khi thắc mắc về lý do tại sao Google không đưa bộ đôi Pixel 6 thần thánh về nước ta, dù cho nhu cầu sở hữu của bộ phận người dùng này là tương đối cao !

dieu-kien-de-mot-hang-smartphone-ton-tai-duoc-o-viet-nam (1)

Ngoài các lý do mình đưa ra thì các bạn còn có thêm lý do nào khác để bổ sung cho việc một hãng smarphone không vào thị trường Việt Nam hay không? Hãy để lại comment về quan điểm của bạn ở bên dưới nhé !

CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 3.7/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop