Bạn thích nhiếp ảnh chỉnh tay hay là nhiếp ảnh thuật toán? Theo bạn thì đâu sẽ là tương lai của nhiếp ảnh smartphone?
Nhiếp ảnh trên smartphone là một cuộc đua kì lạ và không có điểm dừng. Đây luôn là chủ đề so sánh trong cộng đồng công nghệ, và chủ yếu thì có 2 ý kiến trái chiều như sau:
- Một số thì cho rằng muốn chụp ảnh đẹp thì cần phải có phần mềm/ thuật toán được tối ưu tốt.
- Số còn lại thì cho rằng muốn chụp ảnh đẹp thì buộc phải có phần cứng khủng.
Vậy một chiếc smartphone sẽ cần những gì để chụp ảnh được đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn? Vâng, nếu bạn cũng đã từng lóe lên câu hỏi như vậy thì hãy cùng mình đi tìm hiểu kỹ hơn ngay trong bài viết này nhé.
Mục Lục Nội Dung
#1. Phần mềm và phần cứng mình muốn nói tới?
Phần cứng của nhiếp ảnh đó chính là những cảm biến và đèn flash. Một chiếc điện thoại có thể có tới 5 camera sau, ví dụ như Nokia 9 Pureview, hoặc có 1 cảm biến siêu to khổng lồ 108MP như Xiaomi Mi CC9 Pro,…
Tương tự như vậy, một máy có thể có tới 1 đến 2 camera trước, tại vì nhiều hơn chắc cũng chẳng để làm gì cả.
Máy cũng có thể có đèn flash đơn hoặc kép ở đằng sau, và có thể có cả ở đằng trước nữa. Chế độ chống rung OIS hay EIS cũng là một thứ ảnh hưởng tới chất lượng nhiếp ảnh trên smartphone, hay thậm chí là cả ống kính nữa.
Còn phần mềm thì sao? Đó là những thuật toán xử lí hình ảnh sau khi tiếp nhận. Ví dụ: thuật toán xóa phông 1 camera của Google Pixel, thuật toán làm đẹp chà mặt nhẵn không tì vết của OPPO, thuật toán chống rung video bằng 2 camera trên Samsung Galaxy Note 10,…
Vậy cái mà người dùng cần hơn và các hãng nên phát triển để chạy đua là gì?
Đọc thêm:
- Cuộc đua camera trên smartphone Android chỉ làm màu !
- 4 apps chụp ảnh trên smartphone được giới trẻ ưa chuộng
- Google Pixel 4 chụp thiên văn như thế nào: Vì sao nó là sự đột phá?
#2. Phần mềm và phần cứng: Cái nào sẽ tốt hơn?
Mình sẽ khẳng định luôn: Đó là phần mềm/ là thuật toán !
Không nói tới việc hậu kì ảnh, chỉ xét tới ảnh thu được ngay sau khi chụp, thì để có được một bức ảnh ưng ý: Đối với phần cứng ngon rồi thì ta sẽ cần phải chỉnh tay các thông số như cân bằng trắng, iSO, tốc độ màn trập, phạm vi lấy nét, lung tung các thứ….
Vâng, điều này có vẻ không phù hợp với những người mù về nhiếp ảnh 😀 Và với smartphone, vốn không phải là một thiết bị chuyên dụng để chụp ảnh thì điều này càng phổ biến hơn.
Tương tự, việc chỉnh tay sẽ mất rất nhiều thời gian. Dù có thể chỉ là một vài giây, nhưng điều này có thể làm bạn bị lỡ mất khoảnh khắc mình muốn ghi lại.
Và nếu phải chỉnh tay để chụp, thì ai cũng muốn mua thêm một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp rồi, đúng không nhỉ?
Việc tự nhiên người dùng tin vào khả năng chụp ảnh chỉnh tay của smartphone là do khả năng chụp bá đạo từ Windows Phone và phần cứng siêu to khổng lồ từ trùm nhiếp ảnh Sony.
Trong khi cả thế giới từ chỉ có cảm biến 2MP, 5MP, 8MP, 12MP,… thì Sony đã trang bị cho những chiếc Xpeira Z Serie của mình cảm biến lên tới 25MP.
Nhưng từ khi nhận ra điều này là vô nghĩa thì họ đã dần giảm độ phân giải cảm biến trên Xperia xuống. Và tới bây giờ, chiếc Xperia 1 của Sony chỉ có cảm biến là 12MP.
Còn Windows Phone cho ra ảnh chụp rất chi tiết, kể cả trong những vùng sáng không đều, và có khả năng phơi sáng tới 30s. Rất là Pro luôn, nhưng vẫn ngủm đấy thôi.
Còn về thuật toán, đầu tiên hầu hết các máy chỉ có thuật toán nhận diện loại hình cảnh vật đang chụp, và kéo màu hay khử Noise.
Cho tới khi Google Pixel ra mắt với thuật toán xóa phông một camera, khả năng chụp đêm bá đạo và chụp được cả thiên văn, thì các hãng mới bắt đầu sáng mắt ra. Nhưng có vẻ như mấy anh Tàu thì vẫn còn đang thích chạy theo phần cứng hơn.
#3. Kết luận
Khi chụp ảnh bằng smartphone, các bạn thường chỉnh tay hay chỉ đơn giản là đưa lên chụp thôi? và các bạn có hài lòng với chất lượng ảnh mà chính tay mình chụp ra không?
Hãy để lại comment về trải nghiệm của bạn ở phía bên dưới bài viết bạn nhé !
- [Có thể bạn đang tìm] 3 yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng ảnh chụp của điện thoại
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com