Vâng ! Mì ăn liền, hay chúng ta thường gọi là mì tôm – là một loại thức ăn vô cùng phổ biến với hầu hết tất cả mọi người dân Việt Nam chúng ta.
Chắc hẳn tuổi thơ của anh em, ai cũng gắn liền với món ăn huyền thoại là “Mì tôm sống”, hay nói cách khác là ăn mì tôm mà không trải qua quá trình nấu hay xào, có đúng không ạ !
Chỉ cần xé gói mì tôm ra, bóp cho vỡ vụn rồi trộn súp, gia vị vào là ăn thôi. Sao mà lại thơm ngon đến vậy 🙂 Đơn giản vậy thôi, ấy thế mà lại là cả một vùng trời tuổi thơ đấy ᵔᴥᵔ
Cũng bởi hồi trước thì lấy đâu ra Bim Bim mà ăn, làm gì có sẵn như bây giờ đâu 😀 Vậy nên hồi đó có được gói mì tôm mà ăn sống là hạnh phúc lắm luôn.
Mì tôm trở nên phổ biến bởi nó rất thơm ngon, và giá lại rẻ nữa. Làm gì có món ăn nào mà giúp bạn vượt qua cơn đói một cách nhanh chóng và tốn ít chi phí như vậy chứ.
Chính vì vậy, có thể nói Mì tôm chính là “ân nhân” của nhiều bạn sinh viên lúc rơi vào cảnh “viêm màng túi”. Nói về Mì tôm thì nhiều kỷ niệm lắm, nhưng thôi không lan man thêm nữa. Giờ quay lại vấn đề chính này:
Dạo gần đây, cộng đồng mạng đang xôn xao, truyền tai nhau với tin đồn rằng, ăn mì tôm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Các chủ đề nổi lên như “Mì ăn liền gây khó tiêu”, “Sốc với hình ảnh sợi mì còn nguyên trong dạ dày sau 2 tiếng” hay là “Mì ăn liền là kẻ thù của hệ tiêu hóa” và còn nhiều tiêu đề giật gân khác nữa.
Vậy thực hư có phải như vậy không, liệu một món ăn đã gắn liền với thời sinh viên của nhiều người có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của chúng ta lớn như vậy?
Mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu ngọn ngành câu chuyện trong bài viết ngày hôm nay nhé. Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về thành phần của Mì tôm hay còn gọi là Mì ăn liền trước.
Mì tôm (mì ăn liền) có thành phần chủ yếu làm từ bột lúa mì, bột khoai nên loại thực phẩm này sẽ được xếp vào nhóm thực phẩm được làm từ tinh bột như cơm hay bánh mỳ mà chúng ta vẫn thường dùng.
Tiếp theo là đến công đoạn tiêu hóa khi chúng ta ăn mì tôm. Mì tôm hay tất cả các loại thức ăn khác thì đều là thức ăn, mà đã là thức ăn thì đều có chung các công đoạn tiêu hóa như nhau cả thôi.
Nó gồm các công đoạn nhai, nuốt, phân giải, hấp thụ và cuối cùng là đào thải ra bên ngoài. Đầu tiên là nhai, khi đưa thức ăn vào miệng, chúng ta sẽ nhai và làm cho các sợi mì bị đứt và nghiền nát thành nhiều mảnh nhỏ.
Trong quá trình nhai, sợi mì cũng được tẩm với nước bọt bằng hoạt động của lưỡi, lúc này các enzim có trong nước bọt sẽ phân giải ra một phần chất béo có trong sợi mì và giúp cho các quá trình phía sau diễn ra dễ dàng hơn.
Ở ruột non các khoáng chất như nước, vitamin cũng được hấp thụ.
Sau khi nhai thì mì tôm được nuốt xuống thực quản và bắt đầu quá trình di chuyển trong ống tiêu hóa. Địa điểm đầu tiên trong ống tiêu hóa là dạ dày.
Tại đây, Mì sẽ được tẩm một loại axit giúp dạ dày co bóp và dễ hấp thu hay còn gọi là dịch vị. Sau khi được trộn đều với dịch vị, lượng mì sẽ mềm hơn và được gọi là nhũ trấp dễ phân giải.
Axit có trong dịch vị kết hợp với các enzim do dạ dày giải phóng ra sẽ làm chuyển hóa một phần chất đạm và chất béo.
Tiếp theo, mì tôm sẽ được chuyển xuống ruột non, lượng mì đó lại tiếp tục được phân giải nhờ các enzim được tiết ra từ tuyến tụy.
Lúc này, các phần tử phức tạp có trong tinh bột, chất béo và đạm sẽ được phân rã thành các phần tử ở dạng cơ bản, giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn.
Cuối cùng ruột già sẽ hấp thụ các chất còn lại, chất thải cùng với chất xơ chưa được tiêu hóa sẽ bị đẩy xuống trực tràng và bị thải ra ngoài.
Vậy còn thời gian để tiêu hóa Mì tôm thì sao, hãy cùng mình tìm hiểu sau đây để biết nó dài hay ngắn so với các loại thức ăn khác nhé !
Theo các nhà nghiên cứu, thời gian để mì tôm tiêu hóa là 3-4 tiếng. Vì vậy mới xuất hiện các tin đồn, các tiêu đề như: “sốc khi thấy hình ảnh nguyên sợi mì khi ở trong dạ dày sau 2 tiếng”.
Vậy thời gian này là ngắn hay dài, xin thưa với các bạn là khoảng thời gian này là không dài. Trung bình thì thời gian mà các thức ăn khác mất đến 10-73 giờ đồng hồ để tiêu hóa.
Vì thế nên 3-4 giờ là khoảng thời gian ngắn rồi đấy các bạn ạ. Thế mà cứ đồn nhảm nhí làm cư dân mạng hú hồn, hú vía.
So sánh với các thực phẩm khác thì thịt, cá mất từ 12 – 24h để tiêu hóa, sữa mất 12h để tiêu hóa. Như vậy, quá trình tiêu hóa của mì tôm diễn ra nhanh hơn.
Từ đó khẳng định rằng quá trình tiêu hóa của mì ăn liền cũng giống như bao thực phẩm khác, và mì ăn liền cũng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu như mọi người vẫn đồn đoán.
Vâng, như vậy là mình đã giải đáp giúp các bạn thắc mắc rằng mì ăn liền có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hay không rồi ha.
Đọc thêm:
- [Bạn Có Biết] Động vật có bị sâu răng hay không?
- Nhìn lại những sự kiện làm chấn động thế giới năm 2020
Tuy nhiên, nói gì thì nói. Bạn hãy cân bằng chế độ ăn uống để có đầy đủ chất dinh dưỡng phục vụ cho cuộc sống nhé. Không nên quá lạm dụng mì tôm, ăn gì nhiều quá cũng không tốt đâu – nhất là các đồ ăn nhanh.
Ăn mì tôm quá thường xuyên sẽ dễ bị nóng trong người, gây nhiệt miệng. Hơn nữa, chất dinh dưỡng trong Mì tôm là không nhiều, chỉ giúp các bạn qua cơn đói nhất thời thôi. Vì vậy hãy ăn uống một cách khoa học nhé.
Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công !
CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com