Phóng xạ là gì? Chất phóng xạ nguy hiểm đến mức nào?

Sau các vụ nổ bom hạt nhân hoặc là sau những thảm họa nổ các nhà máy hạt nhân thì ngoài những thiệt hại rất lớn về con người, về kinh tế ra… thì vấn đề về chất phóng xạ luôn được quan tâm một cách vô cùng đặc biệt.

chat-phong-xa-la-gi (1)

Vậy thì chất phóng xạ là gì, và nó nguy hiểm như thế nào mà chính phủ và các cơ quan chức năng lại lo lắng như vậy. Mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết này nhé.

#1. Chất phóng xạ là gì?

Hiểu một cách đơn giản, chất phóng xạ là những chất mà có thể tự phân rã, có nghĩa là nó tự biến đổi thành những hạt nhân nhỏ hơn hoặc biến đổi thành một trạng thái khác.

Nếu ai chưa hiểu thì Phản ứng phân hạch trong bom hạt nhân cũng được gọi là quá trình phân rã. Tuy nhiên, để phản ứng phân hạch này được xảy ra thì phải bắn vào nó một Notron để tách chúng thành các nguyên tử nhỏ hơn.

Nhưng đối với các chất phóng xạ, quá trình phân rã này diễn ra hoàn toàn tự nhiên, không cần đến tác động của những thứ khác bên ngoài.

chat-phong-xa-la-gi (3)

Trong quá trình phân rã thành những nguyên tử nhỏ hơn thì đồng thời nó cũng bắn ra các tia gọi là các tia phóng xạ.

Thực ra, phóng xạ nó chả có gì nguy hiểm đối với con người, nó cũng chỉ là quá trình biến đổi các nguyên tử lớn thành những nguyên tử nhỏ hơn mà thôi.

Nhưng cái nguy hiểm mà mình đang muốn nói ở đây đó là tia phóng xạ. Chính vì tia phóng xạ mà quá trình phân rã xảy ra thì cực kỳ nguy hiểm và cực kỳ độc hại.

#2. Tia phóng xạ nguy hiểm như thế nào?

Thực tế, tia phóng xạ được chia làm 3 loại đó là tia Alpha, tia Beta và tia Gamma. Để hiểu rõ hơn thì mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu cụ thể về từng loại nhé !

Tia phóng xạ Alpha là gì: Tia phóng xạ Alpha là những tia có những hạt alpha có điện tích gấp đôi điện tích Proton. Và các hạt này được phóng đi với vận tốc là 20.000 km/s và đây cũng chính là hạt nhân của nguyên tử Heli.

chat-phong-xa-la-gi (2)

Tia Beta – và  tia Beta+ : Đây là các tia phóng xạ gồm các Electron tự do được phóng đi với tốc độ 100.000km/s.

chat-phong-xa-la-gi (4)

Tia Gamma: Cũng giống như 2 tia trên nhưng tia Gamma gồm các hạt Photon và chuyển động với tốc độ ánh sáng.

Nếu như theo dõi bộ phim Biệt đội siêu anh hùng thì chắc có lẽ bạn đã từng nghe qua về tia Gamma rồi đúng không, chiếc găng tay vô cực đó :)))

=> Như vậy thì các tia phóng xạ cũng không phải là những gì đó quá cao siêu mà ta không thể hiểu nổi.

Nó cũng chỉ là những thứ rất quen thuộc mà ta đã được biết mà thôi, đúng không nào. Nhưng khác biệt là ở chỗ là chúng được bắn ra với tốc độ cực kỳ cao, nên vô cùng nguy hiểm.

#3. Độ nguy hiểm của phóng xạ?

Tuy biết là độc hại, nhưng độc hại và ảnh hưởng cụ thể như thế nào thì chắc hẳn ít người biết.

Cũng như các căn bệnh, ví dụ như ung thư thì có giai đoạn 1, giai đoạn 2 …, chất độc da cam thì có mức độ 1, mức độ 2… thì độ nguy hiểm của phóng xạ cũng như vậy. Không phải cứ dính vào phóng xạ là sẽ chết ngay, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Liều lượng tiếp xúc.
  • Thời gian tiếp xúc.
  • Loại phóng xạ mà ta đang tiếp xúc.

Bằng chứng để các bạn có thể hiểu được sự phụ thuộc vào các yếu tố đó chính là hằng ngày, chúng ta đang tiếp xúc với các phóng xạ.

Đừng lầm tưởng rằng các phóng xạ chỉ có ở gần nhà máy hạt nhân hoặc vụ nổ bom nguyên tử thôi nhé, mà nó ở xung quanh chúng ta. Nhưng vì lượng phóng xạ chúng ta tiếp xúc là rất ít nên chúng ta vẫn an toàn.

Vậy thì với liều lượng bao nhiêu là an toàn, bao nhiêu thì không an toàn?

Cũng như các đại lượng khác thì phóng xạ cũng có đơn vị. Ví dụ như khoảng cách thì có đơn vị là m, km, hoặc lực thì có đơn vị là N, còn phóng xạ được đo bằng đơn vị Sievert (SV).

Đơn vị được đặt theo tên của nhà khoa học Rolf Maximilian Sievert. Và mức độ ảnh hưởng, nguy hiểm của phóng xạ được chia thành 3 bậc như sau:

  • 0 – 0,25 Sv: An toàn.
  • 0,25 – 1 Sv: Nhiều người sẽ có cảm giác buồn nôn, gây mất cảm giác ngon miệng, tủy xương, hạch bạch huyết, lá lách bị hư hỏng.
  • 1 – 3 Sv: Các triệu chứng trở nên nặng hơn, tủy xương bị nhiễm trùng, hạch và lá lách bị thiệt hại nặng hơn. Tuy nhiên vẫn có khả năng phục hồi lại nhưng không chắc chắn.
  • 3 – 6 Sv: Khi bị nhiễm phóng xạ ở mức độ này, người bị nhiễm sẽ cảm thấy buồn nôn nặng, và các triệu chứng như chán ăn, xuất huyết, nhiễm trùng, bong tróc da sẽ có thể xảy ra trong 1 ngày. Đặc biệt sẽ tử vong nếu không được điều trị.
  • 6 – 10 Sv: Các triệu chứng tương tự sẽ xảy ra, ngoài ra còn có suy giảm hệ thần kinh và có thể tử vong.
  • Trên 10 Sv: Mất sức và chết sau vài ngày. Cũng xin chia sẻ với những bạn nào chưa biết thì đây cũng là mức độ mà nhiều người dân Nhật Bản phải gánh chịu trong thảm họa
  • Trên 100 Sv: Chết ngay lập tức.

Không những thế, những người tiếp xúc với phóng xạ tuy ở mức độ nhẹ nhưng trong một khoảng thời gian dài cũng sẽ gây ra ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.

Nó có thể gây hư hại đến ADN, mặc dù ADN có thể tự sửa chữa và phục hồi, nhưng nếu không kịp thời hoặc quá trình đó xảy ra lỗi thì có thể dẫn đến các loại bệnh ung thư khác nhau.  

Để các bạn thấy được mức độ nguy hiểm của nó thì sau đây mời các bạn xem một số hình ảnh mà phóng xạ gây nên đối với động vật:

chat-phong-xa-la-gi (1)

chat-phong-xa-la-gi (2)

chat-phong-xa-la-gi (6)

#4. Lời kết

Như vậy là qua bài viết này mình đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác hại của phóng xạ rồi ha. Nếu bạn còn thông tin thú vị nào về phóng xạ thì đừng ngần ngại chia sẻ với mọi người ở phần comment nhé

Và cũng đừng quên ghé thăm Blog chia sẻ kiến thức mỗi ngày để có thêm các thông tin bổ ích nha. Chúc các bạn vui vẻ 🙂

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 7 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Có 1 bình luận

  1. Chào bạn.
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ kiến thức cho cộng đồng.


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop