Chụp X-quang có nguy hiểm không, có hại gì không?

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến chụp X quang rồi đúng không nào.

Khi các bác sĩ muốn quan sát các bộ phận nằm bên trong cơ thể của bạn, nhất là việc quan sát các xương bị gãy, niềng răng, hay là việc nhổ răng số 8 chẳng hạn… thì lúc này họ sẽ sử dụng đến phương pháp chụp X-Quang.

Máy chụp X-quang không khác gì một chiếc camera có thể nhìn xuyên thấu được cơ thể vậy. Nó thật sự hữu ích trong việc chuẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng chụp X-quang rất có hại cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến ung thư. Vây điều đó đúng hay là sai, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

#1. Nguyên lý hoạt động của máy chụp X-quang?

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của máy chụp X-quang đã nhé !

chup-x-quang-co-nguy-hiem-khong (1)

Hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy được là do người ta đã khai thác khả năng đâm xuyên cực mạnh của Tia X.

Tia X là 1 loại bức xạ điện từ rất mạnh, có bước sóng ngắn vì vậy nên khả năng đâm xuyên của nó là rất tốt.

Chính vì thế, khi chiếu chùm tia X đi qua cơ thể, những phần cơ mỏng và mô mềm sẽ bị tia X đâm xuyên qua một cách rất dễ dàng. Còn những phần cấu trúc cứng như xương thì sẽ hấp thụ và ngăn không cho tia X đi qua.

Cũng nhờ lượng tia X đi qua ít hay nhiều mà ở màn chắn, chúng ta sẽ thu thập được hình ảnh về các bộ phận của cơ thế.

Bộ phận nào Tia X không thể đi qua được (ví dụ như xương) thì sẽ có màu trắng, các bộ phận khác như cơ, hay da thì tia X có thể đi qua được và sẽ có màu đen. Còn những bộ phận khó xuyên qua hơn thì sẽ có màu xám.

chup-x-quang-co-nguy-hiem-khong (1)

Còn việc làm thế nào để tạo ra tia X thì người ta sẽ cho một dòng điện cực lớn chạy qua 2 cực của 1 ống đèn huỳnh quang.

Nhờ có dòng điện cực lớn, tạo ra được 1 từ trường đủ mạnh thì sẽ làm cho các electron (e) chuyển động với 1 tốc độ cực nhanh và đâm vào các nguyên tử ở cực còn lại.

Do va chạm với tốc độ cao nên các electron sẽ làm thay đổi sự sắp xếp các lớp của nguyên tử. Quá trình này sẽ phóng ra một tia bức xạ gọi là Tia X.

Bây giờ việc cần làm là điều chỉnh làm sao cho những dòng tia X đi qua bộ phận cần quan sát và ở bên kia màn chắn đặt một tấm phim (hay 1 tấm bức xạ điện từ) nữa là xong.

#2. Vậy chụp X-quang có nguy hiểm không?

Quay trở lại với vấn đề chính cần trả lời trong bài viết này.

Chúng ta hãy cùng trả lời câu hỏi rằng: Liệu chụp X-quang có nguy hiểm hay không? Hay nói cách khác là việc cho chùm tia X đi xuyên qua cơ thể như vậy thì liệu có gây tổn hại gì cho cơ thể chúng ta hay không?

chup-x-quang-co-nguy-hiem-khong (2)

Câu trả lời là nha các bạn, nhưng không nhiều !

Tia X cũng gần giống như tia Gamma, nó cũng là 1 trong những tia phóng xạ. Mà là tia phóng xạ thì các bạn cũng biết nó nguy hiểm như thế nào rồi đấy.

Kể từ lúc phát hiện ra tia X vào năm 1895, các nhà khoa học đã thí nghiệm rất nhiều với loại tia này.

Và các chứng bệnh cũng bắt đầu xảy ra như bị bỏng, bị rụng tóc và nhiều vấn đề khác còn tệ hơn nữa. Các vấn đề này đã được tổng hợp lại và báo cáo trên tạp chí kỹ thuật vào năm 1896.

chup-x-quang-co-nguy-hiem-khong (1)

Không những thế, vào tháng 2 năm 1896, giáo sư Daniel và tiến sĩ Dudley đã thực hiện một thí nghiệm X-Raying trên đầu của tiến sĩ Dudley và khiến ông này bị rụng tóc.

Hơn nữa, một báo cáo khác được đăng lên tạp chí Electrical review rằng tiến sĩ Hawks đã bị bỏng nặng ở tay và ngực trong một cuộc trình diễn bằng tia X.

Tuy nhiên, đó là ở thời sơ khai của tia X, lúc mới phát hiện ra tia X nên chưa biết rõ về tác hại của nó và có những thí nghiệm vô cùng chủ quan như vậy.

Ngày nay, khi đã biết rõ được sự nguy hiểm của tia X thì người ta đã điều chỉnh lại sao cho lượng tia X đi qua cơ thể vừa đủ để có được hình ảnh rõ nét và dễ quan sát nhất.

Nhưng việc chụp X quang này cũng để lại nguy hiểm tiềm tàng. Đó là khả năng gây ra ung thư.

chup-x-quang-co-nguy-hiem-khong (2)

Khi tia X đi xuyên qua cơ thể, do có vận tốc cao và khả năng đâm xuyên cực mạnh nên nó rất dễ làm thay đổi cấu trúc của các phân tử trong cơ thể.

Đặc biệt là chúng có thể làm thay đổi cấu trúc của ADN. Một khi ADN bị lỗi thì sẽ dẫn đến việc sản sinh ra các tế bào lỗi. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh ung thư quái ác.

Tuy nhiên thì các nhà khoa học, các bác sĩ cũng có thể điều chỉnh lượng tia X đi qua cơ thể con người, để tránh các tác hại mà nó gây ra.

Ví dụ như các bộ phận cần ít tia X mà vẫn thấy rõ như chân, tay thì người ta sẽ giảm lượng tia X xuống dưới 0,01 mSv.

Như vậy thì tỷ lệ người mắc ung thư do chụp X-quang là 1/1.000.000 (tức là rủi ro sẽ cực kỳ thấp, 1 triệu người chụp X quang thì hãn hữu mới có 1 người có nguy cơ mắc ung thư).

Đối với cột sống cổ thì lượng tia X cần dùng là 0.08 mSv. Với lượng tia X như này thì khoảng 200.000 người mới có 1 người bị mắc ung thư.

chup-x-quang-co-nguy-hiem-khong (3)

Hay nguy hiểm hơn là chụp CT.

Tuy nhiên đây là phương pháp chụp cho ra hình ảnh 3D, rõ nét hơn và giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Nhưng cũng tùy vào trường hợp mới được dùng phương pháp chụp này vì nó nguy hiểm hơn chút. Tỷ lệ mắc ung thư của phương pháp này cũng cao hơn, trung bình cứ 2500 người thì sẽ có 1 người mắc.

Tuy nhiên các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng nên hạn chế chụp X quang đối với trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

#3. Giá chụp X-Quang bao nhiêu?

Theo mình tìm hiểu bảng giá ở các bệnh viện lớn thì giá chụp X-Quang giao động từ 100.000 – 250.000đ, tùy vào từng vị trí chụp và tùy từng bệnh viện. Nhưng mức giá thường giao động trong khoảng đó.

Mỗi bệnh viện, mỗi cơ sở y tế sẽ có mức giá khác khác nhau, bạn có thể truy cập trực tiếp vào trang chủ của bệnh viện mà bạn đang quan tâm, hoặc gọi hotline để trao đổi trực tiếp với nhân viên CSKH của bệnh viện đó nhé.

Một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nữa là: Chụp X quang có được hưởng BHYT không? Câu trả lời là CÓ. Chụp x-quang được thanh toán bảo hiểm theo đúng quy định của Bộ Y tế.

#4. Lời kết

Như vậy là mình đã vừa cùng các bạn tìm hiểu về chụp X-Quang rồi nhé. Chụp X Quang có nguy hiểm hay không thì mình cũng đã trình bày bên trên rồi !

Nếu có thêm thông tin gì về tia X thì đừng ngần ngại comment phía bên dưới để mình và mọi người cùng trao đổi, thảo luận nha các bạn. Chúc các bạn thành công.

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop