Hộp đen máy bay là gì? Hộp đen máy bay tồn tại bao lâu?

Chắc có lẽ bạn đã nghe đâu đó về Hộp Đen rồi đúng không?

Sau khi máy bay rơi, việc đầu tiên mà đội cứu hộ làm sẽ là tìm kiếm các nạn nhân, tiếp theo, một việc cũng vô cùng quan trọng khác nữa là phải tìm kiếm cho bằng được cái hộp đen của chiếc máy bay đó.

Bởi vì tìm thấy hộp đen thì người ta sẽ biết được những gì đã xảy ra trước vụ tai nạn. Vậy thì hộp đen là gì? và nó chứa những gì mà người ta lại có thể giải mã được những thứ đã xảy ra trước vụ tai nạn?

#1. Hộp đen là gì?

Hiểu đơn giản thì hộp đen là một thiết bị ghi âm có thiết kế đặc biệt.

Hộp đen sẽ ghi lại toàn bộ thông tin của chiếc máy bay trong quá trình nó hoạt động, thông tin sẽ tự động lưu lại vài giây một lần.

Mỗi chiếc máy bay sẽ có 2 hộp đen, một hộp đen ghi lại thông tin (ghi âm) buồng lái, và hộp đen còn lại sẽ ghi lại thông tin chuyến bay (hành trình lái).

Chính vì thế mà tìm được hộp đen thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ điều tra được thông tin về chiếc máy bay đó trước khi nó gặp nạn và tan thành từng mảnh vụn.

#2. Hộp đen ghi lại những thông tin gì?

Hộp đen sẽ ghi lại 2 loại thông tin chính.

Thứ nhất là những âm thanh trong buồng lái, trong đó quan trong nhất là những cuộc trò chuyện của các phi công. Đơn giản là vì phi công là người điều khiển máy bay, vậy nên có vấn đề gì trong máy bay thì họ sẽ trao đổi với nhau.

Thông qua các cuộc trò chuyện này mà người ta có thể phân tích/ hình dung ra được sự việc lúc đó diên ra như thế nào.

Trong buồng lái máy bay người ta đã gắn những Micro thu âm. Micro này sẽ thu lại tất cả những âm thanh trong buồng lái và được lưu lại trong hộp đen.

Thông tin thứ hai trong hộp đen là những thông số về chiếc máy bay đó (hành trình lái).

Hộp đen của máy bay có chứa tới hơn 20 thông số, bao gồm những thông số thể hiện tình trạng hoạt động của các bộ phận quan trọng nhất, ảnh hưởng tới hoạt động của máy bay.

Ví dụ như: tình trạng nhiên liệu, tình trạng động cơ, độ cao của máy bay, áp suất bên ngoài, tốc độ của máy bay, hướng đi của nó,… Những thông tin này được các cảm biến (được lắp khắp máy bay) ghi lại và liên tục được ghi trong hộp đen.

Như vậy, rõ ràng là hộp đen rất quan trọng, nó là chìa khóa để biết được nguyên nhân máy bay gặp nạn. Và nó cũng là tài liệu để rút ra kinh nghiệm, ngăn ngừa sự cố cho những chuyến bay khác trong tương lai.

Mặc dù vậy, việc phân tích hộp đen không hề đơn giản, phải là các chuyên gia cực giỏi mới có thể giải mã được. Mà theo thông tin mình tìm hiểu được thì chỉ có một số nước ở trình độ cao mới có đủ khả năng để phân tích hộp đen, hiện tại Việt Nam chưa làm được điều này.

#3. Vậy hộp đen có gì đặc biệt? Và nó hoạt động như thế nào?

Một khi máy bay rơi thì khả năng sống sót của các hành khách là vô cùng thấp, không những thế, mọi thứ còn bị cháy rụi hoặc bị rơi xuống biển nên việc tìm kiếm là vô cùng khó khăn.

Vậy nên chiếc hộp đen sẽ cần phải được thiết kế một cách rất đặc biệt. Đó là khả năng để chịu được nhiệt độ cao, chịu được va đập và dễ dàng tìm kiếm khi rơi xuống biển…

Hộp đen máy bay màu gì?

Kích thước của hộp đen thường là 20 x 20 x 30cm, nặng khoảng 4,5kg. Tất nhiên là tùy từng hãng sản xuất mà kích thước sẽ có sự khác biệt đôi chút.

Màu sắc thì hộp đen không đen như cái tên của nó, mà nó có màu vàng cam nổi bật. Cái tên hộp đen bắt nguồn từ quá khứ, trước đây hộp đen có màu đen thật, nhưng theo thời gian thì người ta đã đổi màu cho chiếc hộp này.

Cấu tạo của hộp đen?

Thiết kế của hộp đen gồm 4 phần chính, đó là: phần khung/ vỏ (bao bọc thiết bị), bộ phát tín hiệu định vị dưới nước, phần lõi làm bằng thép không gỉ hoặc là Titan, và cuối cùng là các chip nhớ gắn trên các bản mạch để lưu dữ liệu.

Người ta tìm kiếm hộp đen như thế nào?

Trong trường hợp chiếc máy bay rơi ở trên cạn và bốc cháy thì hộp đen sẽ an toàn hơn, vì nó chịu được nhiệt độ lên tới 1.100oC trong vòng 30 phút.

Còn nếu máy bay rơi xuống biển và chìm xuống dưới đáy đại dương thì cảm biến nước của hộp đen sẽ nhận ra và kích hoạt bộ phát tín hiệu của hộp đen. Cứ 1 giây một lần, bộ phát tín hiệu sẽ chuyền đi tần số 37,5 KHZ trong phạm vi bán kính 22km (nghe giống như tiếng Ping Ping).

Với tần số này, các thiết bị thu sóng trên tàu có thể nhận được tín hiệu và dò ra được vị trí của chiếc hộp đen.

hop-den-may-bay-la-gi (1)

Hộp đen máy bay tồn tại bao lâu?

Và để thuận tiện cho công tác tìm kiếm thì viên Pin của hộp đen có thể hoạt động được trong vòng 30 ngày, nếu vượt quá thời gian trên mà không tìm thấy thì thực sự là khó rồi đấy.

Hộp đen máy bay được lắp ở đâu trên máy bay?

Được thiết kế để chịu được lực va đập nên vỏ hộp đen cũng rất cứng, nó có thể chịu được lực vô cùng lớn mà không ảnh hưởng đến dữ liệu bên trong. Và để yên tâm hơn thì hộp đen thường được lắp ở đuôi máy bay để giảm lực tác động khi máy bay rơi và chay nổ.

Với một thiết kế đặc biệt như vậy thì mức giá của một chiếc hộp đen cũng không hề dễ chịu chút nào, nó có giá lên đến hơn 20.000 đô-la mỹ kim, tức là nửa tỷ Việt Nam đồng thưa các bạn 😀

Vị trí lắp hộp đen trên máy bay

Ô tô có hộp đen không?

Có thể bạn không để ý là xe ô tô cũng được trang bị hộp đen, nhất là xe của các doanh nghiệp vận tải, nhờ có hộp đen mà chủ xe có thể theo dõi được vị trí của xe, cũng như tình trạng của xe và cũng là để giúp các nhà chuyên gia phân tích các vụ tai nạn.

Okay, trên đây là những thông tin về hộp đen mà mình đã tìm hiểu được. Mình tin là qua bài viết này bạn đã hiểu được hộp đen máy bay là gì rồi phải không nào 🙂

Ngoài những thông tin có trong bài viết ra, nếu bạn còn biết thêm thông tin thú vị nào khác về hộp đen máy bay thì đừng quên chia sẻ lại dưới phần comment bên dưới nhé. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thích ha 🙂

Đọc thêm:

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

2 comments

  1. Ở Việt Nam, hộp đen do ngành Thiết Bị Hàng Không chịu trách nhiệm quản lý, triển khai, thu hồi và giải mã. Việc giải mã có phần mềm do nhà sản xuất cung cấp, chứ không phải là phải là chuyên gia cực giỏi mới giải mã được. Chúng tôi thuộc chuyên ngành Thiết Bị Hàng Không đã làm việc với hộp đen từ khi nước ta có trang bị tàu bay (tên gọi cũ với những chiếc không hiện đại là “máy bay”), nên không phải có vụ gì cũng phải mang ra nước ngoài giải mã (việc giải mã ở nước ngoài chủ yếu vì mục tiêu “khách quan”, chứ không phải là phần mềm giải mã ở nước ngoài tốt hơn hay xịn hơn, vì nhà sản xuất khi chào hàng và khách hàng là các đơn vị có tàu bay luôn update phần mềm giải mã tốt nhất rồi).
    Dù sao cũng cảm ơn tác giả bài viết vì đã thông tin cho người đọc những kiến thức cơ bản về hộp đen.

    • Kiên Nguyễn

      Cám ơn bạn đã chia sẻ, rất cần nhưng comment có tính xây dựng như vậy 😀


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop