Chia sẻ 5 bước giúp mẹ dạy con nhẹ nhàng không cáu kỉnh

Dạy con là cả một nghệ thuật và người mẹ lúc này cũng giống như một người nghệ sĩ với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Con ngoan ngoãn, nghe lời thì mẹ cũng vui vẻ, phấn khởi, ngược lại con ương ngạnh, bướng bỉnh đôi khi khiến mẹ cáu giận, la mắng…

Đây là vấn đề đặc biệt nhức nhối trong quá trình dạy dỗ con cái. Là một người mẹ, đã và đang nuôi dạy con mình, tôi rất hiểu và thông cảm cùng nỗi lòng của cha mẹ.

Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ 5 bước đơn giản giúp mẹ dạy con nhẹ nhàng không cáu kỉnh. Hy vọng bài viết này sẽ có ích đối với các mẹ đang gặp áp lực khi nuôi dạy con mình.

#1. Hiểu được sự nguy hiểm của việc la hét với con

Khi dạy dỗ con mẹ cần phải có bản lĩnh, phải biết kiên nhẫn và kiềm chế. Đừng biến cơn giận của mình thành những tiếng la hét, dùng âm thanh, lời lẽ gay gắt để chỉ trích con.

Thay vì để những cảm xúc tiêu cực lấn át, mẹ hãy dùng tình yêu thương, sự kiên trì và nhẫn nại của mình để dạy dỗ con theo kiểu “ mưa dầm thấm lâu”, giúp con hiểu được điều mẹ muốn nói.

5-buoc-giup-me-day-con-nhe-nhang-khong-cau-kinh (3)

Khi cảm xúc tức giận dâng lên, chúng ta thường la hét vào mặt con, điều này khiến trẻ sợ hãi, chây lì và ngày càng khó dạy hơn.

Khi la hét con, chính chúng ta đang tỏ sự bất lực của mình, lúc đó làm sao có thể tỉnh táo mà dạy con những điều hay lẽ phải được. Mọi lời lẽ không hay dồn vào con theo kiểu giận cá chém thớt, để rồi sau cơn giận lại phải hối hận vì đã cư xử không tốt với con.

Điều này sẽ khiến trẻ tổn thương ghê gớm, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Những đứa trẻ hay bị mẹ mắng mỏ, gắt gỏng thường ít nói hơn, sống khép kín hơn và lì lợm hơn.

Hiểu được điều này, các mẹ tránh la hét mắng mỏ con, thay vào đó cần phải kiên trì dạy con bằng tình yêu thương và sự tôn trọng để trẻ cảm nhận được và hiểu được lời khuyên dạy của cha mẹ.

#2. Nhận ra sự vô ích của sự la hét đối với con

Khi la hét tức là mẹ đang trút cơn giận dữ, bực bội lên đầu con. Đó là một kiểu hành động làm thỏa mãn cảm xúc của bản thân mà không chú ý đến cảm xúc của người khác.

Bạn có muốn biết lúc này con nghĩ gì về bạn không? Con đang nghĩ mẹ dùng uy quyền của mình để trút cơn giận dữ lên con. Hãy đặt mình vào vị trí của con để cảm nhận lúc này con sẽ cảm thấy tổn thương như thế nào.

Như vậy, khi la hét con hiệu quả giáo dục hoàn toàn ngược lại, trẻ sẽ không nhận được bài học nào ngoài sự tổn thương tinh thần và nỗi sợ. Nếu mẹ không chịu thay đổi trẻ sẽ dần bị trây ì cảm xúc và thờ ơ trước những lời lẽ của mẹ. Điều này thật nguy hiểm trong quá trình dạy con.

#3. Cư xử theo cách của người trưởng thành

5-buoc-giup-me-day-con-nhe-nhang-khong-cau-kinh (4)

Khi mọi việc trở nên căng thẳng, ai cũng có lí do của riêng mình, con cũng cương, cũng la hét, mẹ lại càng muốn thể hiện uy quyền của mình hơn, càng la hét to hơn khi con mắc lỗi, thậm chí đánh đập con lại càng làm trẻ bị tổn thương sâu sắc.

Lúc này, có thể trẻ sẽ chọn cách im lặng. Mẹ đừng trách mắng con nữa, hãy để con có một không gian của riêng mình.

Hãy nói với con rằng mẹ tin rằng von làm như vậy là có lý do của riêng mình. Con hãy suy nghĩ xem mình làm như vậy đã đúng chưa? Khi nào bình tĩnh lại hai mẹ con sẽ cùng nói chuyện.

Con dần lớn khôn rồi, đôi khi im lặng là một sự phản kháng, mẹ đừng cố làm căng khiến cho con càng chống đối mãnh liệt hơn.

Lời khuyên cho cha mẹ, cần cư xử với con giống như người trưởng thành, hãy coi con là bạn, hãy đặt mình vào vị trí của con để hiểu và cảm thông, hãy nhẹ nhàng đưa ra lời khuyên giúp con nhận ra và sửa chữa lỗi lầm.

Điều này thực sự cần thiết cho con và con cũng rất mong muốn nhận được lời khuyên bảo ân cần của mẹ.

#4. Không nói quá nhiều khi đang nổi giận

Điều quan trọng khi dạy dỗ con đòi hỏi cả hai cần phải bình tĩnh. Trước một vấn đề nào đó, mẹ cần phải cân nhắc nên nói với con vào thời điểm nào cho thích hợp.

Khi nào mẹ cảm thấy mình thật sự sẵn sàng cho việc dạy con, đừng nói con khi tâm trạng mẹ không tốt, đặc biệt đừng trách mắng con trong bữa ăn vì “trời đánh tránh miếng ăn”  sẽ ảnh hưởng đến không khí của cả gia đình.

Không chỉ dừng lại ở đó, khi dạy con mẹ cũng cần phải chú ý đến cảm xúc của con. Đừng cố gắng nói nhiều khi tâm trạng con không tốt, khi đó trẻ sẽ cảm thấy áp lực, nặng nề và sẽ phản ứng dữ dội làm cho việc giáo dục con không có kết quả, thậm chí phản tác dụng.

Trẻ sẽ ngầm chống đối và dần lãnh cảm với những lời nói của mẹ.

Trong trường hợp mẹ nhận ra rằng con đang cố tình đưa mẹ vào một cuộc tranh luận hay sự tranh cãi không có tác dụng, gây áp lực cho cả hai bên, mẹ nên chủ động kết thúc cuộc tranh luận ngay lúc đó.

Mẹ hãy nói với con rằng, khi nào thích hợp mẹ con ta sẽ nói lại chuyện này, mẹ rất buồn vì cách cư xử của con hôm nay, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời mẹ. Đó cũng chính là cơ hội để con suy nghĩ và nhận ra lỗi lầm của mình.

#5. Rời khỏi trong vòng vài phút để tránh la hét con

5-buoc-giup-me-day-con-nhe-nhang-khong-cau-kinh (1)

Trẻ nhỏ thường rất ương bướng, hơn nữa trẻ luôn tâm niệm rằng mẹ thường rất thương yêu con, ít la mắng con cho dù con có làm sai. Vậy muốn dạy con hiểu được những lời hay lẽ phải mẹ cần phải kiên quyết, cứng rắn trên cơ sở tôn trọng, yêu thương con.

Với mong muốn con mình lớn lên sẽ ngoan ngoãn, giỏi giang, biết vâng lời nên đôi khi vì quá lo lắng trước sự ương bướng của con mà mẹ bị áp lực.

Đứng trước sự ương ngạnh của con có thể mẹ sẽ không kiềm chế được cảm xúc. Nếu có bố ở nhà, mẹ nên để bố trông con để ra ngoài một lúc, có thể đi mua sắm đồ dùng cần thiết, có thể đi dạo loanh quanh để giảm đi sự căng thẳng.

Trường hợp chỉ có hai mẹ con ở nhà, mẹ hãy làm một việc gì đó như quét nhà, tưới cây, thậm chí rửa mặt, gội đầu để hạ nhiệt, giảm tăng xông, nhìn nhận lại vấn đề xem mình dạy con như vậy đã phù hợp chưa.

Việc dạy dỗ con tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế đòi hỏi người mẹ cần phải có bản lĩnh, lòng kiên trì, sự quyết tâm. Dạy con là cả một quá trình chứ không phải là vấn đề ngày một ngày hai có thể giải quyết được.

Khi dạy dỗ con mẹ cũng sẽ học được nhiều điều đó chính là lòng bao dung, sự lạc quan, sự ôn hòa, mềm mỏng.

Cùng với sự trưởng thành của con, người mẹ cũng cảm nhận được chiều sâu của cuộc sống. Hãy cùng con trải nghiệm những điều tốt đẹp của cuộc sống này, tránh la hét, mắng mỏ con, hãy nhẹ nhàng hơn trong cách dạy con để con ngày càng ngoan ngoãn và biết vâng lời.

Đó là những gì mà tôi muốn chia sẻ với các bạn trong quá trình dạy con, để con trở thành đứa trẻ ngoan. Mong là các con sẽ mãi là niềm tự hào của cha mẹ, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Đọc thêm:

CTV: Hoàng Thanh Tân – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop