5 yếu tố để trở thành một lập trình viên toàn diện hơn

Trong những năm trở lại đây, công nghệ thông tin đang là một ngành “hot” và được nhiều bạn trẻ chọn để theo học.

Cụ thể và phổ biến nhất đó là để trở thành một lập trình viên – developer (người lập trình ra các phầm mền/ ứng dụng nói chung).

cach-de-tro-thanh-mot-lap-trinh-vien-toan-dien (1)

Nhưng có một sự thật rằng, để trở thành một lập trình viên không hề khó, mà khó ở chỗ là làm thế nào để trở thành một lập trình viên toàn diện. Cái đó mới là cái quan trọng !

Nếu tham chiếu sang ngành kiến trúc thì phần mềm giống như ngôi nhà, lập trình viên giống như anh thợ xây. Làm một anh thợ xây không khó, nhưng để trở thành một ông kiến trúc sư mới khó.

Vậy để giỏi hơn thì chúng ta cần phải làm gì? Vâng ! trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn 5 điều cần làm để trở thành một lập trình viên toàn diện hơn nhé. Let’s go !

#1. Rèn tính kiên trì, nhẫn nại

Tại sao sao lại phải kiên trì, nhẫn nại? Không chỉ riêng lập trình viên mà khi bạn học bất cứ ngành nghề nào thì cũng phải rèn luyện tính kiên trì.

Với một lập trình viên thì điều này càng đúng, việc viết source code (mã nguồn) để tạo nên chương trình không phải là dễ, bạn sẽ thường xuyên gặp bug (lỗi) và đó là lúc bạn cảm thấy chán nản, thấy ngành này khó và muốn bỏ cuộc.

cach-de-tro-thanh-mot-lap-trinh-vien-toan-dien (1)

Nhưng làm gì có vinh quang nào mà không chịu khổ cực – làm gì có lập trình viên nào giỏi mà không “giết” được nhiều bug. Bạn phải kiên trì và nhẫn nại, đó là điều mình muốn nhấn mạnh !

Ok, nói thì dễ đấy, nhưng làm như thế nào? Thường thì có hai cách sau đây:

+ Bạn nhờ tới sự giúp đỡ của người khác. Thường bạn sẽ nản khi gặp vấn đề khó mà bí không giải quyết được. Nhiều lần như thế lặp lại bạn dần sinh chán.

Vậy tại sao không thử hỏi mọi người (thầy cô, bạn bè…) xem họ giải quyết vấn đề đó như thế nào. Bước qua được chướng ngại bạn hãy nhìn lại rồi bước tiếp.

+ Tự mình lì lợm mà đối đầu với khó khăn: Cách này khó và mình hay gặp ở các bạn “giỏi thực sự”. Tự giải quyết vấn đề vẫn luôn là cách giúp bạn mau trưởng thành hơn đó.

#2. Chăm chỉ hơn

Làm gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó cả. Làm lập trình viên thì lại càng phải chăm chỉ hơn.

Có nhiều bạn nghĩ làm lập trình khó lắm, phải thông minh chứ chăm chỉ không thì cũng không ăn thua.

Nhưng thực tế, có hàng tá công việc mà lập trình viên sẽ phải làm hàng ngày, lặp đi lặp lại nếu không chăm chỉ bạn cũng sẽ rất mau chán.

cach-de-tro-thanh-mot-lap-trinh-vien-toan-dien (2)

Tất nhiên không phải là chăm chỉ kiểu “cu li” đâu nha các bạn. Ở đây mình muốn nói đến việc bạn phải chăm chỉ và chủ động trong công việc.

Cần cù có thể không khiến bạn trở nên thông minh xuất chúng nhưng nó giúp bạn thông minh hơn chính mình của ngày hôm qua.

Hãy nhớ rằng phải luôn chăm chỉ chịu khó một cách khoa học nha các bạn.

#3. Rèn tư duy, sáng tạo

Lập trình viên là một công việc đòi hỏi sự tư duy giải quyết vấn đề cao. Tại sao lại là tư duy giải quyết vấn đề?

Bạn hãy tưởng tượng khi xây dựng một chương trình, ứng dụng chúng ta thường sẽ nhận được rất nhiều yêu cầu từ khách hàng, hoặc đôi khi do chính hệ thống phát sinh.

cach-de-tro-thanh-mot-lap-trinh-vien-toan-dien (3)

Vấn đề này nếu chưa gặp bao giờ thì chính là lúc cần sự tư duy, sáng tạo hoặc đôi khi là biến tấu từ những cái cũ.

Mình lấy ví dụ một trường hợp mình từng gặp đó là yêu cầu bài toán buộc mình phải kiểm tra quá nhiều (viết các câu lệnh if-else quá nhiều) nhưng nếu như vậy chương trình sẽ rất dài.

Và mình đã nghĩ ra cách sử dụng Java Anotation để giảm số dòng code từ hơn 40 dòng code xuống chỉ còn 2 dòng code và tổng quát hóa cho các trường hợp sau.

Tất nhiên, việc tư duy sáng tạo phụ thuộc vào kiến thức của các bạn nữa, nhưng tư duy sáng tạo trong lập trình là việc rất rất cần thiết nha các bạn.

#4. Tự học

Có lẽ mọi người đã nói về tự học quá nhiều rồi. Đây gần như là kỹ năng mà các bạn bắt buộc phải có không chỉ với một lập trình viên mà còn với cả các ngành học khác.

cach-de-tro-thanh-mot-lap-trinh-vien-toan-dien (4)

Nhưng câu hỏi đặt ra là tự học như thế nào, tự học cái gì? Vâng, với một lập trình viên thì có hai thứ bạn bắt buộc phải học đó là: Code và Tiếng Anh.

Nói về tự học code trước thì nói nhiều không bằng code nhiều các bạn à. Tức là bạn code nhiều rồi bạn sẽ lên tay thôi.

Hãy cố gắng đi sâu vào một ngôn ngữ lập trình mà bạn thấy hứng thú nhất, rồi tìm hiểu về các công nghệ liên quan đến ngôn ngữ đó.

Ví dụ nếu bạn học JavaScript, bạn hãy tìm hiểu sâu về nó, sau đó học qua các framework như ReactJS, hoặc là NodeJS…

Nói thật chứ khi bạn đam mê và thích nó rồi bạn sẽ tự giác tìm hiểu về nó thôi !

Còn về tiếng Anh, tại sao lại là tiếng Anh? Thì cũng dễ hiểu thôi, vì các công nghệ mà chúng ta học đều có nguồn gốc từ nước ngoài, tài liệu, hướng dẫn đều bằng tiếng Anh.

Việc đầu tiên mà các bạn cần làm khi học code là học cách đọc tài liệu, mà tài liệu toàn bằng tiếng Anh thì phải học tiếng Anh, đó là điều hiển nhiên.

Hai nữa là sau này nếu có điều kiện bạn có thể làm cho các công ty nước ngoài, khi đó biết tiếng Anh hiển nhiên sẽ là lợi thế của bạn.

#5. Cân bằng cuộc sống

Làm được 4 điều mình đề cập bên trên bạn có thể trở thành một lập trình giỏi nhưng có lẽ chưa thể là một lập trình viên toàn diện nếu không làm được điều cuối này.

cach-de-tro-thanh-mot-lap-trinh-vien-toan-dien (5)

Mình gặp trường hợp nhiều bạn ham mê code đến nỗi sáng – trưa – chiều – tối code, rồi lại code. Code đến nỗi gầy teo cả người. Như vậy thì giỏi để làm gì? Tiền nhiều để làm gì?

Hỏi về code gì cũng biết nhưng đả động sang lĩnh vực khác thì một chữ bẻ đôi cũng không biết.

Xã hội hiện đại chẳng ai làm việc một mình cả, bạn phải giao tiếp, phải tiếp xúc mới mọi người xung quanh để có thể làm được việc.

Vì vậy lập trình viên nên lưu ý cân bằng cuộc sống giữa học tập và các sinh hoạt khác.

Ví dụ như học cách chơi đàn, tập gym, chơi thể thao, yêu đương… Làm sao để bạn trở nên năng động hơn, đa nhiệm hơn. Đó mới là hình mẫu một lập trình viên hoàn hảo trong xã hội hiện đại.

Ok, Mình hi vọng qua những gì mình chia sẻ các bạn đã, đang và sẽ là một lập trình viên có thể trở thành một lập trình viên hoàn hảo bằng cách làm tốt 5 điều mình đề cập bên trên.

Có thể còn nhiều điều nữa mình chưa liệt kê ra nên tùy mỗi người hãy xác định cho mình những tiêu chí phù hợp nha. Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo !

CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 4 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop