Cảm hứng làm việc đến như một con sóng. Có những ngày chúng ta bật dậy khỏi giường, sẵn sàng đủ năng lượng để cống hiến cho cả thế giới. Chúng ta lao đầu vào những dự án lớn, thực hiện ước mơ cháy bỏng và lạc quan như thể thành công đang ở trước mắt.
Nhưng chỉ ngày mai thôi, vẫn chỗ ngồi đó, nhưng cảm hứng của ngày hôm qua đi đâu mất rồi. Bạn tìm đến phim, vài cốc café… trước khi bắt đầu làm việc, nhưng kết quả là bạn vẫn chẳng muốn làm gì cả. Công việc tiếp tục trì hoãn chờ cho ngày dài hết chán.
Nếu chỉ chờ cảm hứng đến rồi mới hành động, công việc của chúng ta sẽ bất thường như vậy con sóng vậy đó. Vậy phải làm gì để lấy lại tinh thần làm việc khi cần?
Đọc thêm:
- Làm thế nào để tự tạo ra may mắn cho chính mình?
- Chán việc ư: Lời khuyên dành cho những bạn đang “chán việc”
Cảm hứng làm việc giống như một con sóng. Hôm nay đến nhưng ngày mai có thể biến mất. Vậy phải làm gì để chủ động lấy lại tinh thần làm việc?
Mục Lục Nội Dung
#1. Lên kế hoạch cho những lúc trì hoãn
Cũng như nhiều người, tinh thần làm việc của tôi không phải lúc nào cũng dồi dào. Thế nên tôi đã lên kế hoạch để giúp tôi bớt trì hoãn hơn.
David Alien đã viết trong “Getting Things Done” về nguyên tắc 2 phút: “Nếu có công việc nào bạn có thể hoàn thành trong 2 phút hoặc ít hơn, hãy bắt đầu nó ngay”.
Dựa vào nguyên tắc đó, tôi thiết kế không gian để mình bắt đầu thực hiện mọi việc dễ dàng.
Không phải lúc nào cảm hứng cũng ở lại với tôi. Có lúc nó biến mất và làm tôi muốn trì hoãn mọi việc. Vì thế, tôi luôn lập sẵn kế hoạch để giữ phong độ làm việc.
Thời gian đầu trong ngày, tôi thường liệt kê ra tất cả những công việc tôi cần phải làm. Sau đó, tôi chọn những việc có thể hoàn thành trong vòng 2 phút và đưa vào danh sách việc cần làm trước tiên.
Khi hoàn thành xong một việc đơn giản, tôi lại tiếp tục thực hiện những việc tiếp theo. Cứ như vậy giải quyết công việc từ đơn giản đến phức tạp, tôi bị cuốn vào công việc lúc nào không biết.
Hình thành thói quen đọc sách cũng như vậy. Để không trì hoãn cầm sách lên đọc, tôi đã đặt những cuốn sách ở những nơi mà tôi hay ngồi thư giãn.
Vì đó là những nơi thuận tiện, dễ nhìn, dễ lấy nên dễ dàng để tôi mở ra trang đầu và đọc trong vòng 2 phút. Và cứ thế tôi đọc tiếp trang hai, trang ba và những trang tiếp theo nữa. Đó là cách tôi bị cuốn vào những trang sách.
#2. Đặt công việc vào trong khung làm việc rõ ràng
Khi làm việc có Deadline trước mắt, tôi nhận thấy não như được bật công tắc. Lúc đó, năng lượng của tôi được dồn lại để tập trung làm việc mặc cho cảm hứng công việc lúc đó có ra sao.
Đưa công việc vào khung thời gian cố định và chú tâm làm việc trong một khoảng thời gian sẽ giúp chúng ta quên đi nhàm chán. Để lên lịch làm việc trong ngày của bạn, hãy bắt đầu từ những câu hỏi dưới đây:
- Bạn muốn hoàn thành những nhiệm vụ nào trong ngày?
- Bạn sẽ dành thời gian bao lâu cho mỗi nhiệm vụ?
- Bạn sẽ thực hiện những nhiệm vụ trên vào khung giờ nào trong ngày?
Não tôi sẽ dồn lực tập trung vào một việc khi nhận thấy có deadline ở phía trước. Bạn cũng vậy phải không?
Có thể thời gian làm việc thực tế sẽ không giống thời gian làm việc dự kiến ban đầu. Đừng nản. Ít nhất chúng ta đã cố gắng để kiểm soát thời gian làm việc của mình rồi. Chỉ cần bạn quan sát và điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tốc độ làm việc của mình thôi.
#3. Nhắc lại mục tiêu để lấy lại cảm hứng
Đôi lúc có những chuyện không được như ý xảy đến bất ngờ, làm chúng ta quên đi lý do bắt đầu. Những chuyện trong quá khứ như tranh cãi trong gia đình, công việc không suôn sẻ, sếp mắng, bị trừ lương,… thường làm đầu óc chúng ta bị quay cuồng và kéo tinh thần đi xuống.
Đừng để cảm xúc tiêu cực của hiện tại làm bạn quên đi mục tiêu của mình.
Những lúc như thế này, bạn sẽ rất cần lấy lại cảm hứng đạt được mục tiêu.
Cầm lấy giấy bút và viết rõ ràng đích đến mà bạn muốn. Hãy đặt mình vào trạng thái đã đạt được mục tiêu rồi và mô tả càng chi tiết càng tốt.
Bạn đang ở đâu? Bạn đang làm gì ở đó? Bạn đã mang lại giá trị gì cho những người xung quanh? Bạn nhận được phần thưởng gì? Bạn có cảm xúc gì?
Càng mô tả chi tiết về cảm xúc càng giúp bạn khơi gợi lại nguồn cảm hứng. Đừng để cảm xúc tiêu cực hiện tại làm bạn quên đi mục tiêu ban đầu của mình.
#4. Nói chuyện với chính mình với sự cảm thông
Đã bao giờ bạn tự dằn vặt chính mình với những lời nói: “Mình hôm nay làm sao vậy?” – “Đừng lười biếng như thế!”; “Ngoài kia có nhiều người kém may mắn hơn. Tại sao họ làm được mà mình không làm được?”.
Nếu là bạn, người thường xuyên buông lời trách móc với bản thân thì đây là lời khuyên chân thành: Hãy thay đổi cách nói chuyện với chính mình.
Hãy tưởng tượng, nếu bạn nói với người khác những lời này, họ sẽ phản ứng ra sao? Họ còn làm việc nữa không? Hay họ sẽ cảm thấy bản thân kém giá trị hơn và mất tinh thần lạc quan?
Thế nên, trò chuyện với sự cảm thông là một cách khích lệ chính mình: “Tao biết mày đã dành thời gian làm việc chăm chỉ rồi. Cám ơn vì mày đã cố gắng rất nhiều. Giờ mày cần có thời gian nghỉ ngơi. Đi bộ và tạm thời rời xa công việc sẽ giúp mày làm việc hiệu quả hơn đấy”.
Mỗi khi nói chuyện với chính mình, hãy tưởng tượng bạn đang nói chuyện với một đồng nghiệp. Bạn sẽ nói gì để giúp họ lấy lại tinh thần làm việc đây?
Trên đây là 4 cách giúp bạn lấy lại tinh thần học tập, làm việc hay làm bất cứ việc gì. Nếu những điều trên bạn đã làm nhưng không thấy hiệu quả, vậy có lẽ bạn thực sự cần phải nghỉ ngơi.
Chẳng có gì sai khi cho chính mình được hồi phục sau khoảng thời gian dài làm việc. Rộng lượng với bản thân cũng là cách giúp bạn vực dậy tinh thần của chính mình đấy !
__CTV Phạm Thu Linh__Blogchiasekienthuc.com__
Lúc nằm ngủ hoặc trên đường đi học về thì nghĩ ra nhiều cái để làm lắm, lúc ngồi vào bàn làm việc rồi thì chẳng muốn làm gì
Anh có thể vào check gmail được không ạ ? Em đã làm hết các yêu cầu rồi ạ!