Chán việc ư: Lời khuyên dành cho những bạn đang “chán việc”

Lời khuyên cho người đang chán việc: “Đừng lo lắng vì chán việc là bí quyết thúc đẩy bạn tạo nên ý tưởng đột phá” !

Đã bao giờ bạn gặp ai đó đam mê và nhiệt huyết với công việc của mình? Đam mê đến nỗi khi nghe họ kể về công việc, bạn dâng trào sự ngưỡng mộ và ghen tỵ “ước gì mình cũng yêu nghề như anh ấy/cô ấy”.

Đôi khi nghe những người yêu nghề kể về sự nghiệp của họ, tâm trí ta bắt đầu lướt qua vài điểm tiêu cực trong công việc của mình.

Bạn nhớ về một thời từng làm chủ sự nghiệp, ngày đêm cày quốc với công việc không mệt mỏi. Nhưng năm tháng rực rỡ ấy cũng dần phai, bạn dần mất hứng với công việc đang làm và thấy mọi thứ trở nên nhàm chán và nhạt nhẽo.

Có thể bạn không muốn thừa nhận mình đang chán việc, nhưng đây là sự thật mà chúng ta cần phải đối mặt.

Gần đây, trong một bài báo của Psychology Today có chia sẻ, nghiên cứu chỉ ra rằng “… Khoảng 30 – 90 phần trăm người Mỹ trưởng thành đang thấy buồn tẻ trong cuộc sống của họ, và đối với thanh thiếu niên thì con số này vào khoảng 91 – 98 phần trăm”.

Đọc thêm:

Ngày nay, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu vai trò của sự “nhàm chán” trong công việc. “Không có sự nhàm chán, chúng ta sẽ tiếp tục mắc bẫy trong sự an toàn, bỏ lỡ nhiều cảm xúc, ý thức và những công nhận từ xã hội.

Sự nhàm chán báo hiệu chúng ta đang làm những điều trái với mong muốn và thúc đẩy bản thân phải hành động để đạt được mục tiêu” – Giáo sư triết học Andreas Elpidorou tại trường Đại Học Louisville cho biết.

Hơn nữa, Elpidorou còn khẳng định rằng “nhàm chán” là cảm xúc cảnh báo chúng ta đang ở trong tình trạng dậm chân tại chỗ, chúng ta có thể đang mất phương hướng để đạt mục tiêu và đây là lúc cần phải thay đổi.

loi-khuyen-danh-cho-nhung-ban-dang-chan-viec (1)

Sự nhàm chán báo hiệu chúng ta đang làm những điều trái với mong muốn và thúc đẩy bản thân phải hành động để đạt được mục tiêu. Đây cũng là cảm xúc báo hiệu chúng ta đang dậm chân tại chỗ và thúc đẩy ta đến với ý tưởng mới để đạt được mục tiêu

Sau những buổi phỏng vấn các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới, chúng tôi đã được lắng nghe hàng ngàn câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người thành công.

Trong đó, chúng tôi có hỏi động lực làm việc của họ đến từ đâu, điều gì đã giữ cho họ sự nhiệt huyết và làm nên những ý tưởng đột phá đến vậy.

Rất ít người trong số đó chịu thừa nhận: “Tôi đã từng cảm thấy rất chán”, nhưng những câu trả lời của nhà lãnh đạo đều có ý nghĩa tương tự như vậy, kiểu như: “Tôi thấy khó chịu vì thấy năng suất làm việc trì trệ”; “Tôi thấy sản phẩm và quy trình làm việc ở doanh nghiệp đang tụt hậu”; “Tôi phát điên vì cấp trên bảo thủ”…

Nói chung, cả công ty và hệ thống cũ của họ đều đang trở nên “nhàm chán” nên sự thay đổi đã diễn ra.

Tất nhiên, “nhàm chán” không phải là cảm xúc thoải mái và dễ chấp nhận. Nhưng nếu biết sử dụng đúng cách, cảm xúc này sẽ thúc đẩy bạn phát triển năng lực và đến gần với ý tưởng đột phá.

Không ai tránh được cảm giác tẻ nhạt với công việc dù người đó có yêu công việc của họ đến đâu. Vậy làm thế nào để họ vượt qua cảm giác đó?

Dưới đây là một số kinh nghiệm chúng tôi tổng hợp được từ những người nhiệt huyết, từng đương đầu với cảm giác nhàm chán để tiến đến kết quả tích cực hơn.

#1. Đón nhận cảm giác “nhàm chán”

Khi thấy chán, phản ứng tự nhiên của nhiều người là tìm đến việc mới hoặc tìm cách trở nên bận rộn để quên đi trạng thái này.

Đừng vội làm như vậy ! Thay vì né tránh, hãy tìm ra nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề: Điều gì mới thực sự làm bạn thấy chán? Điều gì làm bạn không hài lòng với công việc hiện tại? Và bạn có thể thay đổi điều gì để chính mình hài lòng hơn?

Cứ chấp nhận rằng bạn đang chán nhưng đừng vội bỏ việc. Đừng quên, cảm giác buồn tẻ có vai trò cảnh báo bạn về những việc bạn đang làm, nó đang trái ngược với những gì bạn muốn làm.

Đó là gợi ý giúp bạn tìm ra mong muốn thực sự của mình và thúc đẩy bạn hành động để đạt điều bạn mơ ước. Nếu cần nghỉ ngơi, hãy cứ sắp xếp thời gian để tìm hiểu về những gì mà bạn khao khát thực hiện và kết quả mà bạn mong muốn.

#2. Nghĩ cho người khác

loi-khuyen-danh-cho-nhung-ban-dang-chan-viec (2)

Khi quá tập trung vào cảm giác buồn tẻ với công việc, chúng ta chỉ nhìn thấy tâm trạng không thoải mái của mình mà quên đi người xung quanh.

Hãy hướng sự chú ý đến người khác, hãy nghĩ đến ý nghĩa công việc bạn làm quan trọng thế nào đối với người xung quanh, và tác động tích cực của bạn lên cuộc sống của họ.

Từ nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: 88% những người nhiệt huyết với công việc luôn bắt đầu từ câu hỏi “Tôi có thể tạo ra điều gì ý nghĩa đối với mọi người?”

#3. Thách thức bản thân

Các nhà tâm lý nói “Sự đơn điệu, những thứ cũ kỹ lặp đi lặp lại nhiều ngày, là nguyên nhân dẫn đến nhàm chán”. Bình thường, chúng ta chống lại “Sự đơn điệu” bằng cách tìm đến những thứ kích thích bên ngoài.

loi-khuyen-danh-cho-nhung-ban-dang-chan-viec (3)

Ta nghĩ rằng chỉ cần tìm nơi làm việc mới, tìm người yêu, tìm đến sự thăng tiến, những công nhận từ bên ngoài,… sẽ làm cuộc sống bớt tẻ nhạt hơn.

Nhưng cách thoát khỏi sự đơn điệu lại xuất phát từ bên trong chúng ta. Đó là tự thách thức bản thân để tạo ra kết quả tốt hơn, và lập mục tiêu ngoài tầm với.

Khi thực hiện những điều đó, những thứ bên ngoài mà ta muốn (như thăng tiến, truyền cảm hứng, sự công nhận, tài chính) sẽ tự đến với chúng ta.

#4. Chứng kiến tận mắt kết quả

Sau khi hoàn thành ba bước trên, nhìn lại thành quả của bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hãy nghĩ đến những người được hưởng lợi từ công việc của bạn, họ có thể là khách hàng hoặc là một nhóm cộng đồng do bạn xây dựng.

Những gì bạn làm có thể tạo ra tác động tích cực, nhưng bạn sẽ không bao giờ thực sự nhận ra nếu không tận mắt chứng kiến những điều đó.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người nhìn thấy được ảnh hưởng công việc của họ đến những người khác, niềm đam mê công việc của những người đó sẽ cao hơn gấp 17 lần.

#5. Tiếp tục lặp lại các bước trên khi bạn lại cảm thấy nhàm chán

Nếu bạn lại thấy công việc thật đơn điệu, bạn cần nhận biết cảm giác này lại xảy ra một lần nữa và đây chỉ là dấu hiệu nhắc nhở bạn về mục tiêu.

Nhưng bạn nên nhớ đó là một khởi đầu tốt. Bởi qua đó, chúng ta sẽ nhận ra rằng đây là lúc cần phải thay đổi, cố gắng hoàn thiện, khám phá những gì còn khuyết thiếu bên trong chính mình để tìm ra những  ý tưởng mới, để đạt được mục tiêu.

Nhàm chán là cảm giác không hề dễ chịu nhưng nó là cần thiết. Nếu không có cảm giác nhàm chán, chúng ta có thể bị kìm hãm trong thế giới bình lặng và đầy tẻ nhạt.

Thế nên đừng lo lắng nếu bạn đang thấy chán việc, đó là báo hiệu thúc đẩy bạn can đảm hành động để đạt được mục tiêu của chính mình.

__CTV Phạm Thu Linh__Blogchiasekienthuc.com__

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

2 comments

  1. Mình cũng chán việc SEO web, giờ đi ngồi sửa máy tính, cài win :(.


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop