Làm sao để bớt cảm thấy tội lỗi khi bạn chưa hoàn thành công việc đặt ra – Phần 2

Với thế giới công nghệ phát triển, chẳng khó khăn gì để tìm được những chia sẻ giúp ta vượt qua cảm giác tội lỗi này !

Tuy nhiên, giải pháp có thể hiệu quả với một người, không có nghĩa là nó sẽ hiệu quả với mọi người. Để tìm ra cách phù hợp cho mình, tôi vẫn tin vào việc tự trải nghiệm và theo dõi kết quả.

Dưới đây là hai chiến thuật bao gồm: Chiến thuật hành viChiến thuật nhận thức giúp bạn giảm bớt cảm giác tự dằn vặt bản thân mình hơn.

Đọc phần 1 của bài viết tại đây nhé các bạn: Giảm bớt cảm giác tội lỗi khi chưa hoàn thành công việc đặt ra – Phần 1

I. Chiến thuật hành vi: Quản lý thời gian

Khi bạn thấy có nhiều việc phải làm và không có đủ thời gian làm hết, bạn có thể xử lý nó bằng cách quản lý danh sách công việc và thời gian. Nhưng làm sao chúng ta có thể quản lý thời gian hiệu quả?

#1. Phương pháp thứ nhất: Ma trận Eisenhower

Với phương pháp này, bạn cần đánh giá mức độ ưu tiên công việc dựa trên mức độ khẩn cấp và quan trọng. Áp dụng ma trận Eisenhower giúp bạn sắp xếp thứ tự công việc bạn cần phải xử lý và chọn lọc những việc bạn trực tiếp xử lý.

giam-bot-cam-thay-toi-loi-khi-ban-chua-hoan-thanh-cong-viec-dat-ra-phan-2 (4)

Trước tiên bạn hãy:

  1. Liệt kê những việc bạn cần làm.
  2. Sắp xếp những công việc theo mức độ từ “Khẩn cấp” đến “Không khẩn cấp” và từ “Quan trọng” đến “Không quan trọng”.
  3. Điền công việc của bạn vào 4 ô trong hình trên.
  4. Tập trung giải quyết ngay nhóm những việc “khẩn cấp và quan trọng”. Hãy tập trung nhiều hơn vào nhóm việc “Không khẩn cấp và Quan trọng”
giam-bot-cam-thay-toi-loi-khi-ban-chua-hoan-thanh-cong-viec-dat-ra-phan-2 (2)
Một ví dụ về sắp xếp công việc vào ma trận Eisenhower

Phần khó nhất của bài tập này là xác định những gì thực sự là quan trọng và cấp bách. Điều gì là quan trọng với bạn và bạn sẵn sàng dành thời gian để tập trung vào đó?

Khi nhìn thấy giá trị của từng nhiệm vụ, chúng ta cần phân tích thêm lợi ích chi phí đầu tư (thời gian, tiền bạc, công sức) và kết quả nhận được.

Khi tập trung và hoàn thành những gì mình cho là quan trọng, ta sẽ bớt cảm thấy tội lỗi dù chưa thể hoàn thành những thứ không quan trọng khác.

#2. Phương pháp thứ hai: Phân chia thời gian

Hãy chia nhỏ thời gian của bạn để tập trung năng lượng hoàn thành một công việc cụ thể.

Như tôi đã nói, sống trên đời không thể lúc nào cũng làm việc hết mình được! Phân chia thời gian rạch ròi giữa thời gian nghỉ và thời gian làm việc có thể giúp bạn bớt cảm giác tội lỗi hơn.

Thay vì điền kín lịch với một loạt nhiệm vụ cần hoàn thành, hãy sắp xếp thêm thời gian để nạp năng lượng. Điều này sẽ giúp bạn bớt thấy dằn vặt vì bạn đã cam kết với mình phải có thời gian nghỉ ngơi chất lượng, và bạn biết rằng khi nạp đủ năng lượng rồi, bạn sẽ tiếp tục làm việc hiệu quả hơn.

giam-bot-cam-thay-toi-loi-khi-ban-chua-hoan-thanh-cong-viec-dat-ra-phan-2 (1)

Hãy thêm “thư giãn” vào danh sách cần làm của bạn mỗi ngày nhé! Bởi đây là cách giúp bạn lấy lại năng lượng để quay lại với kế hoạch công việc cần làm của mình đấy

Vạch ra ranh giới rõ ràng giữa thời gian hoạt động và thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cân bằng lại cuộc sống cá nhân.

Nếu trong lúc thực hiện nhiệm vụ mà bạn muốn từ bỏ hay trì hoãn, hãy thúc đẩy chính mình bằng cách tự nhủ sẽ dành thời gian thư giãn như dự kiến.

II. Chiến thuật nhận thức: Xem xét lại nhận thức

Chúng ta không phải là những kẻ thụ động trong cuộc đời này. Chúng ta có quyền điều khiển tâm trí, diễn giải mọi việc và phản ứng với môi trường bên ngoài.

Dù tiềm thức vẫn nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta, nhưng ta có thể thay đổi cách nhìn nhận về các sự việc căng thẳng để điều chỉnh cảm xúc của mình.

Xem xét lại nhận thức là một chiến thuật tâm lý. Đời không phải lúc nào cũng như ý ta muốn, có những lúc ta phải chấp nhận những chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát. Điều chỉnh lại cách nhìn nhận về một sự việc sẽ giúp ta thay đổi cảm xúc khi đối diện với tình huống căng thẳng.

Nếu bạn cảm thấy tội lỗi vì chưa hoàn thành được những việc cần làm, hãy điều chỉnh nhận thức bằng cách chuyển đổi cảm giác “tội lỗi” thành “ tự từ bi với bản thân” theo ba tư duy dưới đây. Áp dụng tư duy này là cách giúp ta bớt dằn vặt và chiến đấu với chính mình để lấy lại tinh thần làm việc.

>> Xem thêm: Bạn có biết sức mạnh của việc đối xử từ bi với chính mình?

#1. Chấp nhận nghỉ ngơi và thư giãn là một phần thiết yếu trong công việc

Hãy điều chỉnh lại niềm tin: “Ngồi nghỉ trong khi nhà còn bao việc là không ổn”.

Xe máy chạy cả ngày còn có lúc dừng lại đổ xăng, là con người thì chúng ta cũng cần dừng lại để nạp năng lượng chứ. “Nghỉ ngơi” và “sự trì hoãn” là hai chuyện hoàn toàn khác nhau các bạn nhé !

Nếu bạn cảm thấy mình đang lãng phí thời gian, hãy tự hỏi tại sao thời gian bị lãng phí? Nếu khoảng thời gian giúp bạn phục hồi để làm việc hiệu quả hơn, liệu nó có lãng phí hay không?

Vì vậy, thay vì nghĩ thời gian nghỉ ngơi là lãng phí, hãy nhìn nhận ở góc độ khác: Đây là cách đầu tư thời gian thông minh để làm mọi thứ hiệu quả hơn.

#2. Quá trình phát triển quan trọng hơn điểm đến

Bắt tay thực hiện hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác để đạt được tất cả những mục tiêu mà mình đặt ra là hành động giống như bắc thang lên trời vậy. Đó là một hành trình dài vô tận !

Bạn cho rằng bạn sẽ hài lòng nếu hoàn thành được tất cả mọi việc bạn đặt ra ư? Để tôi nói cho mà nghe: Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thỏa mãn đâu vì bạn luôn có thêm những thứ mà bạn cần phải làm.

giam-bot-cam-thay-toi-loi-khi-ban-chua-hoan-thanh-cong-viec-dat-ra-phan-2 (3)

Nếu bạn đang dằn vặt vì luôn cảm thấy mình chưa hoàn thành những việc còn dang dở, hãy nhớ rằng điều quan trọng không phải là đích đến, quan trọng là bạn học được gì trong suốt quá trình đó và bạn đang củng cố sự tự tin khi vượt qua thử thách như thế nào.

#3. Chấp nhận rằng chúng ta không thể có tất cả

Chúng ta muốn làm việc chăm chỉ để có được tất cả (ít nhất là có những thứ mà bạn bè ta đã khoe trên mạng xã hội). Tác giả Tal Ben – Shahar nói về khái niệm của “Cuộc sống đủ đầy”.

Ông nói rằng: “Hãy chấp nhận thực tế rằng ta không thể sở hữu tất cả bởi chúng ta còn có những thứ ràng buộc trong cuộc sống”. Dù có lúc trả giá vì tham vọng, chúng ta cũng cần chấp nhận cuộc sống vốn không hoàn hảo.

Việc cần làm là xác định đâu là điều quan trong với mình và dồn tâm sức vào nó. Xác định thứ có thể đánh đổi và xử lý tình huống khôn ngoan sẽ dựa vào mục tiêu và mong muốn của bạn. Và cái giá để xử lý hết khối lượng khổng lồ những việc cần làm là sự hao mòn của sức khỏe và sự sáng tạo.

giam-bot-cam-thay-toi-loi-khi-ban-chua-hoan-thanh-cong-viec-dat-ra-phan-2 (1)

Hãy chấp nhận bạn không thể có tất cả bởi cuộc sống này vốn không hoàn hảo và chúng ta đều có những ràng buộc trong cuộc sống

Trên đây là những cách đã giúp tôi bớt dằn vặt hơn dù tôi còn danh sách những việc chưa làm đang đợi tôi xử lý. Việc của tôi đã xong và giờ đến việc của bạn.

Tôi không mong bạn đạt được thành quả nhanh chóng mà chỉ mong bạn tốt hơn từng ngày. Cảm giác tội lỗi vì công việc chưa hoàn thành có thể không bao giờ biến mất nhưng ít nhất bạn đang học cách làm việc với nó.

Thế nên cứ kiên nhẫn tìm kiếm giải pháp cho mình và chúc bạn sớm cân bằng lại cuộc sống !

__CTV Phạm Thu Linh__Blogchiasekienthuc.com__

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop