Chia sẻ 4 lỗi mà cha mẹ hay mắc phải khi kèm con học

Việc kèm cặp con cái học bài, đặc biệt là học sinh tiểu học đang là một vấn đề nan giải đối với các bậc phụ huynh, đặc biệt là những bố mẹ trẻ sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng.

Hơn nữa, kèm cặp con thế nào cho đúng, cho hiệu quả cũng đang là vấn đề gây tranh cãi.

4-loi-ma-cha-me-hay-mac-phai-khi-kem-con-hoc (3)

Nhiều phụ huynh cứ than vãn  rằng tôi không biết lối nào mà dạy con cả, học bây giờ khác xưa lắm, dạy chúng không nghe.

Vậy làm sao để kèm cặp con học có hiệu quả, hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh những điều bố mẹ nên tránh khi kèm con học để giúp con học tập tiến bộ hơn.

#1. Cha mẹ thiếu sự chuyên tâm

Nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc học bài và làm bài ở nhà của con. Việc tạo cho con một không gian học tập yên tĩnh là vấn đề hết sức quan trọng.

4-loi-ma-cha-me-hay-mac-phai-khi-kem-con-hoc (2)

Bên cạnh đó, nhất là đối với học sinh tiểu học, khi kèm con học, cha mẹ phải ngồi bên cạnh cùng con làm việc thật nghiêm túc, tạo cho con cảm giác an toàn và yên tâm.

Cha mẹ phải là người đồng hành, hướng dẫn, chỉ bảo chứ không làm bài hộ con, không học thay con. Đặc biệt không sốt ruột, đứng lên ngồi xuống hay lướt điện thoại hoặc xem ti vi.

Trẻ nhỏ thường hiếu động và dễ mất tập trung nên nếu cha mẹ làm việc riêng, trẻ cũng sẽ chống đối hoặc phân tán tư tưởng không tập trung vào việc học hành.

Lời khuyên cho cha mẹ, hãy ngồi bên cạnh con, cùng con học bài, có thể đọc một cuốn sách nào đó, đọc thật nghiêm túc để giúp con cảm nhận được cha mẹ cũng đang phải làm học tập, trau dồi kiến thức dù đã đi làm, đã thành người lớn.

Từ đó, con sẽ yên tâm ngồi học và say mê học bài.

#2. Cha mẹ bắt con học tập không ngừng nghỉ

4-loi-ma-cha-me-hay-mac-phai-khi-kem-con-hoc (5)

Học tập là một quá trình, mỗi người cần phải cố gắng học và học suốt đời nên việc phân bố thời gian hợp lý là việc cha mẹ cần làm cho con cái.

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, khi con ngồi vào bàn học bài, con không tập trung được ngay, việc ngồi lấy cái này, tìm cái kia, vò đầu, bứt tai, ngứa lưng, ngọ nguậy là điều dễ hiểu, đòi hỏi cha mẹ cần có tính kiên trì để dạy con.

Đừng trách mắng, la hét mà tội nghiệp con. Khả năng tập trung của trẻ tiểu học chỉ khoảng 25-30 phút. Vì vậy khi kèm con, cha mẹ cần cho con nghỉ giải lao hợp lý rồi mới tiếp tục học. Điều này sẽ giúp tinh thần của con thoải mái hơn và tránh cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ.

Bên cạnh đó,việc trò chuyện với con về việc học ở trường, ở lớp trong quãng thời gian nghỉ giải lao giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, sự thấu hiểu và cảm thông phần nào về những vất vả cũng như nỗ lực của con. Tạo động lực để con cố gắng vươn lên trong học tập.

#3. Cha mẹ kè kè giám sát con

4-loi-ma-cha-me-hay-mac-phai-khi-kem-con-hoc (4)

Cha mẹ thường xuyên than thở rằng con lười học lắm, cứ ngơi ra là ngồi chơi hoặc làm một loáng là xong đúng sai không quan tâm… Điều đó là đương nhiên, đối với trẻ ở bậc tiểu học là điều không tránh khỏi.

Tuy nhiên, khi cha mẹ nói ra điều này chứng tỏ cha mẹ thiếu tin tưởng vào con cái, chưa làm rõ vai trò của người giám sát, chưa khích lệ được tinh thần tự giác của con, biến con trở thành đứa trẻ phụ thuộc, chậm trễ trong việc hợp tác với cha mẹ.

Về bản chất, việc cha mẹ luôn kè kè bên con để bảo ban, kèm cặp, sửa lỗi cho con, đó là việc làm chính đáng với mong muốn con phải luôn luôn làm đúng, làm đủ so với yêu cầu.

Trong khi đó, yêu cầu của trường của lớp là sau khi học trên lớp, được trang bị kiến thức cơ bản, về nhà con cần ôn lại, thực hành và nâng cao. Vậy thì tùy mức độ nhận thức mà con có cách làm phù hợp bằng nhiều hình thức để thể hiện sự nhận thức của con.

Cha mẹ cứ để con làm theo cách của riêng mình, sau đó cha mẹ mới giúp con soát lại, sửa lỗi và chỉ ra những điều cần khắc phục. Như vậy con mới hiểu được bản chất của vấn đề và ghi nhớ sâu sắc nội dung bài học mà không bị áp lực.

Cha mẹ không nên kè kè bên con, bắt con phải làm theo ý mình hoặc bảo bài cho con, làm hộ con sẽ khiến con ỷ lại, không có mẹ không chịu làm, hơi khó một chút là mè nheo đòi mẹ dạy, vô hình bố mẹ đã biến con thành đứa trẻ phụ thuộc.

Lời khuyên dành cho cha mẹ, hãy để con tự làm dưới sự giám sát của cha mẹ, sau đó kiểm tra, sửa chữa giúp con nhận ra đúng sai để con tiếp thu bài tốt nhất. Cha mẹ có thể đào sâu suy nghĩ của con bằng cách đặt ra những câu hỏi gợi mở để con tìm ra những cách làm hay hơn, phù hợp hơn nhằm phát huy khả năng sáng tạo của con.

#4. Cha mẹ áp đặt tư duy người lớn vào tư duy của đứa trẻ

Một sai lầm lớn đối với cha mẹ nữa đó là sự áp đặt tư duy người lớn lên đầu con trẻ. Những câu nói như “dễ thế mà không làm được” hay “nói mãi mà không hiểu” hoặc “ tại sao dạy mãi mà không biết làm” thường xuyên trẻ phải nhận từ cha mẹ.

4-loi-ma-cha-me-hay-mac-phai-khi-kem-con-hoc (1)

Thực tế đây là một sai lầm của cha mẹ. Thay bằng việc cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của con thì cha mẹ lại làm ngược lại cứ thích đặt con vào vị trí của mình để rồi yêu cầu quá cao khiến trẻ bị áp lực.

Cha mẹ đâu biết rằng tư duy của con khác hoàn toàn tư duy của cha mẹ. Nhiều cha mẹ áp dụng cả phương pháp dạy học cấp cao để dạy con tiểu học, dẫn tới tình trạng lệch pha, gây áp lực cho cha mẹ và khó khăn cho con khiến cho buổi học như một cực hình đối với cả cha mẹ và con.

Thêm vào đó, khi cha mẹ cố gắng hết sức mà con vẫn không hiểu sẽ dẫn đến tâm lý bất lực, chửi mắng, la hét, thậm chí đánh đập con khiến trẻ sợ hãi, không muốn học và khi không hiểu bài cũng không dám hỏi cha mẹ nữa.

Lời khuyên cho cha mẹ hãy lắng nghe và thấu hiểu con hơn, đừng áp đặt tư duy người lớn vào tư duy của con. Trẻ con như tờ giấy trắng, cha mẹ cần nhẹ nhàng viết lên đó những bài học sâu sắc để con cảm nhận được bằng tình yêu thương, sự dịu dàng, ân cần của cha mẹ sẽ giúp con tiếp thu bài một cách trọn vẹn nhất, phát huy hết khả năng tiềm ẩn trong con người con.

Đồng hành cùng con trong quá trình học tập là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng vô cùng khó khăn, vất vả. Nếu bạn đi làm về sau một ngày vất vả như thế nào thì một ngày đi học của con cũng như vậy đó.

Hãy hiểu con hơn, yêu thương con hơn và chia sẻ với con nhiều hơn. Khi con gặp khó khăn trong việc làm bài và học bài ở nhà, cha mẹ nên dành thời gian tìm hiểu phương pháp dạy con theo đúng đặc trưng bộ môn để giúp con học tập tiến bộ.

Điều quan trọng hơn, cha mẹ cần tránh mắc phải những lỗi trên khi kèm con học bài. Chúc các mẹ thành công trong việc dạy con, chúc các con luôn ngoan ngoãn, chăm chỉ và biết nghe lời. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn !

Đọc thêm:

CTV: Hoàng Thanh Tân – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop