[SHARE] 5 thái độ của một lập trình viên thành công

Chào các bạn, trong những bài viết trước thì mình đã từng chia sẻ những yếu tố để trở thành một lập trình viên toàn diện hơn rồi, nếu bạn chưa đọc thì hãy tham khảo bài viết đó nhé.

Như các bạn cũng đã biết, THÁI ĐỘ và TRÌNH ĐỘ của một lập trình viên đều rất quan trọng, thiếu một trong hai bạn sẽ không thể trở nên hoàn hảo được.

Nếu như bài viết trước mình tập trung vào những kinh nghiệm thì ở bài viết này, mình muốn đề cập đến những thái độ mà một lập trình viên nên có để “thành công” hơn.

Nếu xét ở góc độ cần và đủ thì thái độ chính là điều kiện cần nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên thành công đó. Okay, bắt đầu thôi nào !

#1. Không được sợ sai

Thành thật mà nói, ai chẳng mắc sai lầm, kể cả trong cuộc sống cũng như công việc. Sai lầm là những gì chẳng thể tránh khỏi nếu chúng ta muốn trưởng thành.

thai-do-cua-mot-lap-trinh-vien-thanh-cong (1)
Ai cũng mắc sai lầm nhưng quan trọng phải dám nhận sai, sửa sai

Trong ngành lập trình, đặc biệt là các bạn lập trình viên mới, các bạn sinh viên mới ra trường thì việc mắc sai lầm là rất khó tránh khỏi.

Nhưng tâm lý con người thường sợ sai, đặc biệt là sợ người khác biết mình sai để rồi dấu dốt. Sợ mình hỏi gì người khác lại bảo mình hỏi ngu.

Đây là một yếu điểm và cũng chính là một thái độ mà các bạn lập trình viên nói riêng nên bỏ nếu muốn thành công.

Mình cũng từng có tâm lý sợ sai như thế này, cũng ngại hỏi nên nhiều khi gặp bế tắc hoặc chỉ đơn giản là nó làm cho người khác không tin tưởng mình nữa. Cũng rất may là mình đã sớm nhận ra và khắc phục được yếu điểm này.

Vì vậy, nếu bạn nào còn đang trong tình trạng sợ sai, dấu dốt, sợ thất bại thì hãy thay đổi ngay đi nha. Tai hại lắm đấy !

#2. Tò mò, chủ động, ham học hỏi

Mình nghĩ một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa những lập trình viên thành công và các bạn lập trình viên bình thường đó là sự tò mò.

Các bạn lập trình viên bình thường thường chỉ tìm hiểu bề nổi của một vấn đề, chứ ít ai khi đào sâu vào vấn đề đó.

thai-do-cua-mot-lap-trinh-vien-thanh-cong (2)
Hãy cố gắng tìm hiểu sâu về những gì công nghệ, công cụ mình sử dụng

Họ ít khi đặt câu hỏi “tại sao?”, ít khi tò mò về những gì họ đang dùng. Với họ, làm sao áp dụng cho nó chạy được là được.

Ngược lại, các lập trình viên giỏi thì họ thường tò mò và đào sâu để hiểu tường tận cái họ đang dùng, công nghệ họ đang sử dụng.

Hai nữa là, việc học hỏi từ người khác cũng như học các kiến thức, công nghệ mới. Các bạn lập trình viên bình thường chỉ làm cho xong việc, yêu cầu gì thì tìm hiểu nấy.

Trong khi các lập trình viên giỏi thì họ thường chủ đông trao đổi kiến thức với người khác, chủ động tìm hiểu kiến thức và các công nghệ mới.

#3. Không quá coi trọng công nghệ

Với nhiều bài toán, vấn đề nếu biết dùng hoặc dùng đúng công nghệ sẽ là chìa khóa thành công. Nhưng công nghệ chưa bao giờ là tất cả các bạn à.

Mình từng được tham gia buổi nói chuyện giữa các anh Technical Leader của công ty mình và một số công ty khác. Các anh đều khẳng định con người mới là yếu tố quyết định sự thành bại của dự án, chứ không phải công nghệ.

thai-do-cua-mot-lap-trinh-vien-thanh-cong (3)
Công nghệ xét cho cùng cũng chỉ là công cụ

Quay trở lại với câu hỏi “Công nghệ là gì? Và tại sao nó không phải là yếu tố quyết định”. Đơn giản mà nói, công nghệ là công cụ, mà đã là công cụ thì có công cụ này công cụ kia.

Thậm chí không cần đến chúng chúng ta vẫn có thể hoàn thành được công việc, chỉ có điều là nó sẽ tốn thời gian và công sức hơn một chút.

Nhưng đổi lại, việc bạn dùng công nghệ sẽ phụ thuộc vào công nghệ, khi muốn thay đổi theo ý mình sẽ rất khó. Trường hợp tồi tệ nhất là phải đập đi xây lại từ đầu đó các bạn ạ.

Nếu các bạn để ý, ở nhiều trường đại học các thầy cô yêu cầu sinh viên làm bài tập đồ án mà không được sử dụng Framework, thư viện… cũng chính là vì lý do đó.

Vì vậy một lập trình viên thành công luôn biết khi nào nên dùng công nghệ, khi nào thì không. Và họ đặc biệt không bao giờ quá coi trọng công nghệ, mà chú trọng vào việc giải quyết vấn đề một cách ít phụ thuộc vào công nghệ nhất.

#4. Tinh thần trách nhiệm

Tinh thần trách nhiệm thì ở lĩnh vực nào bạn cũng phải trang bị nếu muốn thành công. Vậy một lập trình viên có trách nhiệm là người như thế nào?

Theo mình thì trách nhiệm của một lập trình thể hiện ở hai khía cạnh sau đây:

  • Thứ nhất, là trách nhiệm với công việc.
  • Thứ hai, là trách nhiệm với mọi người.
thai-do-cua-mot-lap-trinh-vien-thanh-cong (2)
Trách nhiệm sẽ khiến bạn trưởng thành hơn.

Trách nhiệm với công việc là cách họ làm việc. Làm ra làm, chơi ra chơi, không trốn việc, lười biếng.

Ví dụ, nếu bạn giao cho họ một nhiệm vụ, dù khó hay dễ họ sẽ cố gắng hoàn thành trong thời gian mà họ đưa ra. Nếu có trễ họ sẽ báo lại hoặc làm thêm giờ để hoàn thành cho đúng hạn.

Hai nữa họ cũng luôn biết cách nhận trách nhiệm khi những gì họ làm gặp vấn đề, không đùn đẩy, cũng không tìm lý do biện minh.

Với những gì được giao họ luôn tìm cách làm tốt nhất, tối ưu nhất và hoàn thiện nhất để người khác có thể hiểu được, hệ thống vận hành trơn tru và không ảnh hưởng tới những tính năng khác cũng như người khác.

Trách nhiệm với mọi người là không bao giờ “so bì” xem lỗi của ai khi hệ thống gặp lỗi. Ở đây mình để chữ so bì trong ngoặc vì thực tế khi hệ thống lỗi, chúng ta buộc phải tìm xem ai gây ra lỗi.

Nhưng mục đích là để sửa lỗi chứ không phải là để đè đầu người ta ra để chửi. Các lập viên thành công họ luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp khắc phục lỗi. Sẵn sàng giúp đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ khi bị deadline dí.

Nói chung là không chỉ biết lo phần việc của mình, mà còn giúp đỡ cho đồng nghiệp nếu có thể. Sẵn sàng chia sẻ công việc mà không quá là tính toán thiệt hơn.

#5. Khiêm tốn học hỏi

Mình từng gặp nhiều anh dev rất giỏi nhưng tính tình lại không mấy khiên tốn, luôn tỏ ra mình là người giỏi nhất.

Cá nhân mình không thích những người như thế, có thể do tính cách của họ như vậy, nhưng xét cho cùng trong một tập thể chúng ta phải biết cách cư xử sao cho hài hòa.

thai-do-cua-mot-lap-trinh-vien-thanh-cong (1)
Nếu muốn tiến bộ hãy học cách khiêm tốn

Thiếu khiêm tốn cũng là một yếu điểm khiến cho các lập trình viên chỉ đạt được đến một ngưỡng trình độ nhất định vì đâu đó cái “tôi” của họ cũng rất cao.

cái tôi cao thì khó tiếp thu ý kiến cũng như khó nhận sai để sửa. Về lâu dài điều đó là không tốt và cũng sẽ ảnh hưởng đến cả quan hệ với mọi người nữa.

Vì vậy mình nghĩ để trở thành một lập trình thành công thì việc khiêm tốn học hỏi là điều bắt buộc. Chưa cần biết bạn giỏi đến đâu, nhưng trong một tập thể không ai cái gì cũng biết cả và cũng không ai làm việc một mình cả.

Khiêm tốn là chìa khóa giúp bạn đến gần mọi người hơn và cũng là chìa khóa giúp bạn trau dồi, bổ sung kiến thức từ người khác nữa.

#6. Kết luận

Tóm lại, mình nghĩ cần nhiều hơn là 5 thái độ mà mình vừa kể bên trên để có thể trở thành một lập trình viên thành công. Nhưng thành công và hoàn hảo là 2 chuyện khác nhau, bạn hãy trang bị cũng như rèn luyện cho mình những thái độ tốt nha.

Hi vọng bạn sẽ thích bài viết này. Nếu thấy hay thì đừng quên chia sẻ cho anh em, bạn bè của bạn nhé. Chúc các bạn thành công !

CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop