5 bài tập tâm lý giúp bạn giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh

Xã hội ngày càng phức tạp thúc ép con người ta sống hối hả hơn. Sự xoay chuyển của thế giới mang lại không ít những áp lực, làm chúng ta căng thẳng và rối trí.

Vậy làm sao để bình tĩnh hơn trong mọi tình huống, để từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt hơn? Dưới đây là 5 bài tập tâm lý rèn luyện sự bình tâm khi bạn đối mặt với những tình huống khó khăn.

Đọc thêm:

#1. Dừng lại một lúc

Chúng ta có xu hướng phản ứng nhanh ngay sau khi cảm xúc đến. Khi chúng ta giận, ta chiến đấu đáp trả, khi chúng ta sợ, ta chạy trốn.

Đó là một hành động nhanh nhạy của cơ thể, giúp bảo vệ chúng ta trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng trong một số trường hợp, phản ứng nhanh theo cảm xúc là không cần thiết.

Trong trường hợp không khẩn cấp, khi cảm xúc đến, đừng vội phản kháng lại. Bạn hãy thử dừng lại, tự hỏi điều gì đang diễn ra và tâm trí bạn đang như thế nào.

Điều thú vị là, chúng ta có thể thực hành bài tập này mọi nơi mọi lúc. Từ tình huống làm chúng ta phấn khởi đến những tình huống làm chúng ta kích động, chỉ cần dừng lại và cảm nhận trong giây lát.

cach-giu-binh-tinh-trong-moi-tinh-huong (1)

Nếu bạn thất vọng, đừng vội phản ứng theo cảm xúc. Hãy dừng lại và hỏi chính mình: “Bạn đang cảm thấy thế nào? Điều gì đã khiến bạn thất vọng?”

Chẳng hạn, khi bạn chán không muốn làm việc. Thay vì vội đi tìm những thứ khiến bạn vui trở lại, hãy dừng lại và hỏi chính mình:

  • Mình đang cảm thấy thế nào?
  • Điều gì đã diễn ra khiến mình có những cảm xúc đó?
  • Giờ mình nên làm gì để mình thấy tốt hơn?

Hãy sử dụng những cảm xúc như một phương tiện để hiểu hơn về chính mình, hơn là để nó chi phối !

#2. Hít thở sâu

Hơi thở là công cụ mạnh mẽ đẩy lùi căng thẳng và giúp bạn bớt lo lắng hơn. Việc mà chúng ta làm mọi lúc mọi nơi là thở, nhưng có lẽ chẳng mấy khi ta nhận thức được điều đó.

cach-giu-binh-tinh-trong-moi-tinh-huong (2)

Nếu thấy mình có cảm xúc tiêu cực, hãy tập trung nhận biết hơi thở. Lúc đầu hãy hít sâu và thở ra từ từ.

Sau 1 – 2 lần hít thở sâu, không cần thúc ép tốc độ hơi thở của mình nữa, bạn chỉ cần quan sát và nhận thức hơi thở của mình. Lúc đó, cơ thể sẽ tự động được thả lỏng và làm dịu cảm xúc ban đầu.

Bạn có biết, những cảm xúc bị tác động bởi những suy nghĩ, việc cảm nhận hơi thở sẽ giúp ta phân tâm khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Đây chính là cách giúp bạn dừng lại và không để hành động bị cuốn theo cảm xúc.

#3. Kể một câu chuyện mới

Trong nhiều thập kỷ, các nhà tâm lý đã chỉ ra rằng, cảm xúc là kết quả của những gì ta nghĩ và giải thích về thế giới xung quanh.

cach-giu-binh-tinh-trong-moi-tinh-huong (1)

Chúng ta có xu hướng hòa hợp nhận thức và cảm xúc của mình khi nhìn nhận một sự việc. Nói cách khác, chúng ta tự khơi ra cảm xúc tiêu cực từ những câu chuyện mà chính ta tự kể cho mình nghe.

Đó có thể là những phán đoán, niềm tin sai lầm làm ảnh hưởng đến cảm xúc của chính ta. Vì thế, để giúp bản thân bình tĩnh hơn, bạn có thể thay đổi câu chuyện đang kể với chính mình. Có hai cách để giúp bạn thay đổi tâm trạng của mình.

Cách 1: Thay đổi nội dung câu chuyện bạn đang kể:

Khi nóng giận, đừng vội hành động mà hãy lắng nghe câu chuyện bạn đang kể với chính mình. Sau đó, hãy tự hỏi:

  1. Bạn đang có cảm xúc tiêu cực nào?
  2. Chuyện gì đã xảy ra?
  3. Tại sao bạn có cảm xúc tiêu cực đó?
  4. Mình có phán đoán, niềm tin nào gây cảm xúc tiêu cực?
  5. Giả thiết câu chuyện như thế nào sẽ giúp mình trở nên tích cực hơn?

Để tôi kể bạn nghe một câu chuyện này:

“Đôi vợ chồng nọ sau nhiều năm kết hôn mới có một đứa con hiếm muộn. Không may, người vợ sau mấy tháng mất vì ốm yếu, nhà chỉ còn lại hai cha con và một chú chó trung thành.

Trong một ngày trời mưa tuyết giá lạnh, tin tưởng chú chó có thể chăm sóc em bé, người cha một mình đi xin sữa cho con.

Khi về nhà, ông hốt hoảng vì không tìm thấy đứa bé đâu, trong khi sàn nhà đầy vết máu. Chú chó vẫy đuôi chạy ra đón chủ, khóe miệng vẫn còn đầy máu đỏ tươi.

Ông nghĩ rằng, trong lúc ông đi vắng, chú chó đã ăn thịt đứa bé. Quá tức giân, ông rút con dao đâm vào bụng chú chó.

Nhưng lúc này, ông mới để ý đứa bé đang bò từ gầm giường đi ra và xác chết con chó sói nằm trên vũng máu cũng ở ngay gần đó.”

Cách chúng ta nhìn thế giới không phải như nó vốn là. Có khi chúng ta đang tự suy diễn, thêu dệt lên mọi chuyện rồi phản ứng theo suy nghĩ đó.

Nếu biết vận dụng điều này, suy diễn câu chuyện theo hướng tích cực hơn có thể xoay chuyển được cảm xúc và hành vi của chính bạn.

Cho dù có thể những gì bạn đang kể với chính mình không phải là sự thật, nhưng ít nhất nó giúp bạn đánh lạc hướng khỏi cảm xúc không mong muốn.

Cách 2: Thôi không kể nữa

Nếu cảm thấy rối trí, một lựa chọn khác là thoát khỏi những câu chuyện đó. Trong lúc nóng nảy đến đỉnh điểm, cách tốt nhất để giữ điềm tĩnh là dừng suy nghĩ lại.

Cảm xúc tiêu cực xuất hiện khi đầu ta loanh quanh với những ý nghĩ về cách giải quyết, sửa chữa, chiến đấu, phân tích, suy luận, khích bác,…

Quá nhiều suy nghĩ tiêu cực trong đầu có thể không còn chỗ cho những suy nghĩ sáng suốt, vậy tốt nhất là hãy dừng suy nghĩ lại. Đơn giản là bạn không chạy theo những suy nghĩ đó nữa, chỉ dừng lại và quan sát những tiếng nói bên trong bạn.

Nếu bạn thấy quá khó để thoát khỏi tiếng nói hỗn độn, hãy quay lại với hơi thở. Quan sát hơi thở giúp phân tán những suy nghĩ và cảm xúc sẽ nguôi ngoai nhanh hơn bạn tưởng.

#4. Gọi tên cảm xúc

Khi cảm xúc đến, thông thường chúng ta lảng tránh nó hoặc tập trung hành động để quên nó đi.

Nhưng thực ra, ít ai biết cố bỏ qua cảm xúc của mình, vô tình chúng ta đang rèn thói quen kìm nén cảm xúc. Lâu ngày tích tụ, cảm xúc bên trong một ngày sẽ bùng phát và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn.

Vậy cứ để cảm xúc diễn ra và hành động theo cảm xúc ư?

Đúng là cứ để cảm xúc diễn ra nhưng thay vì hành động theo cảm xúc, hãy gọi tên nó. Có nghĩa là chúng ta cần thừa nhận cảm xúc của chính mình. Dù nó gây đau đớn như thế nào, hãy sẵn sàng đón nhận.

Dán nhãn cho cảm xúc mà bạn đang cảm nhận là bước khởi đầu tích cực. Hãy mô tả cảm xúc một cách thật chi tiết, gọi tên cảm xúc càng nhiều càng tốt. Thay vì nói “Tôi đang giận dữ”, hãy mô tả chi tiết thêm rằng: “Tôi đang rất thất vọng, cáu bẳn, phát điên, choáng váng, buồn, giận dữ”.

cach-giu-binh-tinh-trong-moi-tinh-huong (3)

Cách tốt nhất để cân bằng cảm xúc là gọi tên cảm xúc bạn đang có. Thay vì bỏ mặc hoặc chống trả cảm xúc đó, hãy thừa nhận và nhận diện sự có mặt của chúng trong bạn

Phương pháp này thật sự rất hiệu quả với tôi. Sau khi mô tả chi tiết về những cảm xúc của mình, tôi thấy mọi nguồn cơn ban đầu biến đâu mất. Đây là cách tốt nhất để cân bằng cảm xúc lâu dài. Luôn sẵn sàng thừa nhận và để chúng diễn ra hay vì chống trả và kiềm nén.

#5. Nhận thức rõ mục tiêu hành động của mình

Bình tĩnh trước cảm xúc dữ dội không phải là kiểm soát chính mình. Bình tĩnh là để lựa chọn hành động đạt được mục tiêu lâu dài hơn là giải tỏa cảm xúc nhất thời.

Cảm xúc là bản năng của con người. Nó diễn ra nhanh, mạnh mẽ và có khả năng thúc đẩy hành vi. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể làm chủ được hành vi của mình.

Đừng làm nô lệ cho cảm xúc của chính mình !

Cách tốt nhất để hành động khôn ngoan trước giông bão cảm xúc là nghĩ trước kết quả về những hành động của mình.

Khi đang trong cuộc tranh luận căng thẳng, nếu cảm thấy giận dữ vì đối phương, bạn có thể dừng lại một chút để tự hỏi: “Kết quả cuộc tranh luận tôi mong muốn ở đây là gì? Tôi có thể hành động như thế nào để đạt được kết quả đó?”

cach-giu-binh-tinh-trong-moi-tinh-huong (1)

Hãy nhớ, hạnh phúc phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn giá trị vượt qua cảm xúc của bạn.

Bạn có thể trở thành người điềm tĩnh nếu kiên tâm rèn luyện

Tóm lại, cảm xúc có vai trò bảo vệ và giúp chúng ta thích nghi với cuộc sống. Nhưng nếu không bình tĩnh trước cảm xúc dữ dội, ta có thể bị chi phối và hành động thiếu khôn ngoan.

Nhưng chúng ta có thể rèn luyện bộ não bình tĩnh hơn nếu dành thời gian nhận thức về cảm xúc và ý thức hành động theo mục đích.

Hãy kiên nhẫn rèn luyện để trở thành người sử dụng cảm xúc một cách thông minh. Chúc bạn sớm học được cách làm bình tâm trước mọi cảm xúc để thành đạt hơn trong cuộc sống.

__CTV Phạm Thu Linh__Blogchiasekienthuc.com__

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 6 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop