Các hình thức phân tích văn bản tiếng Anh khi dịch thuật

Dịch thuật là một ngành nghề đã có từ lâu nhưng vẫn luôn để lại nhiều cảm giác mới mẻ cho những người đam mê với ngôn ngữ học, cụ thể ở đây là Tiếng Anh.

Vậy nên ở trong bài viết này, mình sẽ cùng với các bạn đi tìm hiểu về các hình thức phân tích văn bản tiếng Anh khi dịch thuật.

Không riêng gì tiếng Anh, bất kể loại ngôn ngữ nào cũng mang tới những khó khăn và rắc rối nhất định cho những nhà dịch thuật.

Chính vì niềm đam mê và mong ước bấy lâu nên họ luôn phải tìm ra cho chính mình những phương pháp riêng, để có thể học từ vựng, học cấu trúc ngữ pháp của câu một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Nhiều khi còn phải dành thời gian mày mò, nghiên cứu tài liệu sao cho ra đời bản dịch chuẩn nhất. Trong quá trình dịch thuật, có một bước rất quan trọng đó là phân tích văn bản tiếng Anh trước khi bắt đầu dịch thuật.

Vậy công việc này được thực hiện ra sao, nếu bạn chưa biết thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé !

#1.Vai trò của việc phân tích văn bản trước khi dịch thuật

Khi bước vào công đoạn dịch thuật cần có thêm một công đoạn nho nhỏ trước đó nữa. Đó là, phân tích văn bản dựa trên các tiêu chí cơ bản. Việc phân tích như vậy sẽ giúp cho việc dịch được nhanh gọn và trôi chảy hơn.

Bạn hãy cứ tưởng tượng việc phân tích văn bản tiếng Anh cũng giống như đang lập dàn ý cho một bài viết có sườn và khung vậy.

Vì lẽ đó nên việc dịch thuật là bước tiếp theo sẽ không làm người dịch cảm thấy bị rối và hay bị “mắc kẹt” về việc dịch các cụm từ, câu chữ.

phan-tich-van-ban-tieng-anh-khi-dich-thuat (2)

Khi phân tích văn bản, dù được thực hiện theo cách nào đi chăng nữa thì cũng phải đi đến những yếu tố cần thiết cho quá trình dịch ở phía sau.

Trước hết là chủ đề đoạn văn, sau đó đến mục đích đoạn văn, thể loại, phong cách và bối cảnh của đoạn văn. Bạn sẽ thấy rõ điều này khi phân tích một văn bản nghệ thuật so với một văn bản về môi trường, từ đó tìm văn phong phù hợp cho bản dịch.

#2. Các hình thức phân tích đoạn văn tiếng Anh

Mình không biết các bạn đã có cách phân tích đoạn văn như thế nào trước khi dịch thuật. Nhưng với mình, mình chỉ “tin dùng” một trong hai mô hình phân tích đoạn văn, ngữ cảnh của Hymes và Haliday.

phan-tich-van-ban-tieng-anh-khi-dich-thuat (1)

Các bạn yên tâm vì mình đã được thầy cô giảng dậy rất kỹ phần này và mình rất tâm đắc khi biết đến hai phương pháp này.

Nhưng nói chung thì mình vẫn thích mô hình phân tích của Haliday vì nó ngắn gọn và súc tích, giúp việc dịch thuật trở nên nhẹ nhõm hơn nhiều. Sau đây mình xin nói tóm gọn hai mô hình này nhé!

2.1. Mô hình phân tích văn bản của Hymes

Mô hình này sẽ tập trung vào mười yếu tố chính là:

  1. Addressor and addressee: Những ai có thể tham gia, người đọc, người nghe có thể là những đối tượng nào.
  2. Audience: Độc giả (bất cứ ai cũng có thể nghe được, đọc được).
  3. Topic: Chủ đề đoạn văn.
  4. Setting: Bối cảnh trong đoạn văn (địa điểm).
  5. Channel: Thể loại đoạn văn là gì, văn nói, văn viết, bằng lời hay không bằng lời.
  6. Code: Ngôn ngữ được sử dụng như thế nào (trang trọng hay không).
  7. Massage-form: Thể loại truyền tải thông điệp của đoạn văn đến với người đọc (là câu chuyện, là một bài giảng hay một bài thuyết trình…).
  8. Event: Sự kiện diễn ra là gì.
  9. Key: Đoạn văn có điều gì ấn tượng, cần chú ý (như cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu…).
  10. Purpose: Mục đích đoạn văn được viết ra để làm gì.

phan-tich-van-ban-tieng-anh-khi-dich-thuat (1)

2.2. Mô hình phân tích văn bản của Haliday

Mô hình này sẽ tập trung vào ba khía cạnh:

  • Field of discourse (trường văn bản): Đề cập tới những gì đang diễn ra, bản chất của những hành động, cử chỉ, câu nói xuất hiện trong đoạn văn.
  • Tenor of discourse (Môi trường văn bản): Đề cập tới những ai đang tham gia, địa vị và vai trò của họ là gì.
  • Mode of discourse (Thức văn bản): Hình thức ngôn ngữ được sử dụng ở đây là gì, có vai trò như thế nào trong việc trở thành thông điệp tới người đọc, người nghe.

#3. Lời kết

Đọc thêm:

Vâng. Như vậy là mình vừa trình bày xong với các bạn về hình thức phân tích văn bản tiếng Anh, một công đoạn không thể thiếu trước khi dịch thuật. Chúc bạn luôn có được những bản dịch tốt nhất nhé !

CTV: Yên Tử – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 4 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Có 1 bình luận

  1. Dạ em đang làm báo cáo thực tập và bị kẹt ở phần phân tích ngôn bản, nhất là phần text analysis. Ở đây em thấy mình có đề cập cách phân tích của Hymes và Haliday nên em có tìm kiếm trên mạng sách của hai nhà ngôn ngữ này nhưng tìm hoài không ra hoặc là phải mua với giá 2-3 triệu, một mức giá khá đắt đỏ so với túi tiền sinh viên ạ. Nên em viết comment mong ad nếu có tài liệu của hai nhà ngôn ngữ trên thì không biết mình có thể chia sẻ với em được không ạ. Nếu được em biết ơn ad rất nhiều ạ. Các thônh tin trong bài đăng của ad rất quý báu đối với em ạ. Mong ad thành công trong con đường mình chọn ạ ❤️


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop