SỨC MẠNH CỦA CHÚ TÂM: Hãy kiểm soát sự chú tâm để sống một cuộc đời bạn thực sự mong muốn !
Trong cuốn sách “Tâm lý căn bản”, William James từng viết “Trải nghiệm của tôi là thứ mà tôi chú tâm vào” (My experience is what I agree to attend to).
Sự chú tâm của bạn quyết định những trải nghiệm mà bạn có, và những trải nghiệm sẽ quyết định cuộc đời bạn. Hay nói cách khác, bạn cần kiểm soát sự chú ý của mình để giữ vững tay lái cuộc đời.
Ngày nay, có quá nhiều trải nghiệm chồng chéo diễn ra cùng lúc. Bạn có thể vừa làm việc tại nhà nhà, vừa trông con. Vừa nấu ăn, vừa cập nhật tình hình thế giới.
Bạn cảm thấy mình thật năng suất khi một lúc làm được nhiều việc, nhưng thực tế có phải như vậy không?
Đọc thêm:
- Bí quyết để giúp bạn làm việc tập trung cao độ hơn !
- 5+ trang web giúp bạn thư giãn và duy trì sự tập trung cao độ
Mục Lục Nội Dung
#1. Quản lý sự tập trung
Năm 2012, nghiên cứu của McKinsey cho biết, những nhân viên văn phòng dùng 60% tuần làm việc để trao đổi và tìm kiếm thông tin trên mạng. Gần 30% thời gian cho việc đọc và trả lời email.
Có thể thấy, họ không dành quá nhiều thời gian cho việc quan trọng. Tuy nhiên, họ không hẳn đã lãng phí thời gian, thậm chí là còn bận rộn vì phải xử lý cùng lúc nhiều việc phát sinh.
Đa nhiệm không năng suất như chúng ta nghĩ. Các nghiên cứu về nhận thức và đa nhiệm cho thấy, những người làm nhiều việc một lúc thường làm ít hơn và hay bỏ sót thông tin.
Họ phải mất một khoảng thời gian (trung bình là 15 phút) để quay lại với công việc chính sau khi bị phân tâm. Vì thế, hiệu quả công việc có thể giảm xuống 40%.
Đó là lý do tại sao, chúng ta cần kiểm soát sự chú tâm để làm việc hiệu quả và kiểm soát căng thẳng tốt hơn. Kiểm soát sự chú tâm là kiểm soát những thứ gây phân tâm, tập trung tối đa vào việc đang làm để phát huy năng lực của mình.
Đó là làm mọi việc có chú đích, ý thức khi bị phân tâm, sau đó tập trung vào hành động bạn muốn. Thay vì để những xao nhãng kéo bạn ra khỏi việc đang làm, bạn điều hướng sự chú ý của mình vào việc quan trọng hơn.
Nâng cao kiểm soát sự chú tâm giúp bạn cải thiện năng suất, giúp bạn dành nhiều thời gian cho những việc có ý nghĩa hơn, cho phép bạn sống theo cách mà bạn mong muốn.
#2. Tại sao chúng ta luôn có những trải nghiệm ngoài ý muốn?
Những nhà lãnh đạo mà tôi từng làm việc tự tin khẳng định:
“Tôi tin vào khả năng huấn luyện và đào tạo các nhân viên trong nhóm tôi. Điều tôi có thể làm là hỗ trợ và thúc đẩy họ phát triển. Đó là cách tôi tạo nên khác biệt và cho tôi cảm giác hài lòng trong công việc”.
Nhưng ngay sau đó, trong cuộc nói chuyện, tôi có nghe những chia sẻ thực tế công việc của họ thế này:
“Tôi dành thời gian chủ yếu cho email và những việc phát sinh. Tôi đã lên kế hoạch đào tạo cả nhóm trong một năm, nhưng nó đã bị gạt đi bởi có nhiều việc phát sinh.
Tôi không thể sắp xếp gặp mặt từng thành viên trong nhóm như kế hoạch. Và có quá nhiều việc trong khi không đủ nhân lực và thời gian để làm”
Kể cả một nhà lãnh đạo tự tin về khả năng đào tạo đến mấy, anh ta sẽ không thể hoàn thành nếu không chú tâm hành động cho việc đó.
Những hành động tạo nên trải nghiệm, những trải nghiệm tạo nên cuộc đời. Như James từng nói, “Trải nghiệm là thứ mà bạn chú tâm vào”.
Nếu sự chú tâm của các nhà lãnh đạo tiếp tục là những email, cuộc họp, xử lý phát sinh,… thời gian trôi qua, cuộc đời anh ấy sẽ đầy ắp những trải nghiệm ngoài ý muốn ấy.
Tôi tin không chỉ các nhà lãnh đạo, chúng ta đều có những trải nghiệm ngoài ý muốn này.
Vậy tại sao chúng ta luôn có những trải nghiệm ngoài ý muốn? Tại sao chúng ta luôn cảm thấy không đủ thời gian làm những việc mà ta thấy có ý nghĩa?
Hãy quay trở lại với ví dụ về đào tạo của những nhà lãnh đạo trên. Họ có thể bắt đầu mỗi ngày với ý định tập trung vào phát triển đội nhóm. Nhưng những ý định đó có thể nhanh chóng bị gạt đi bởi tính chất công việc hàng ngày.
Trong môi trường làm việc đầy phức tạp, hoàn thành những việc quan trọng với chúng ta thật khó. Dù sao, ta cũng không thể vứt bỏ hoàn toàn công việc phát sinh vun vặt để dành thời gian trọn vẹn tập trung vào những việc quan trọng hơn.
#3. Chủ động lựa chọn những việc bạn muốn chú tâm vào
Như đã nói ở trên, chúng ta sẽ giảm năng suất khi làm việc trong môi trường thiếu sự chú tâm. Vì thế, hãy chủ động đưa sự chú tâm của mình vào những việc bạn thực sự muốn làm.
Rèn luyện kiểm soát sự chú tâm là bỏ qua những yếu tố gây xao nhãng, để bạn tập trung thực hiện những việc cần làm.
Trước hết, hãy kiểm soát những yếu tố bên ngoài:
Kiểm soát công nghệ: Đừng quên, công nghệ sinh ra để phục vụ bạn, chứ không phải ngược lại. Tắt những thông báo đánh mất sự tập trung của bạn. Bạn sẽ tập trung hơn trong công việc và không bị phân tâm bởi những tin nhắn.
Kiểm soát môi trường của bạn: Bạn có thể thiết kế thời gian và không gian để tập trung tối đa.
Ví dụ, nút tai nghe nhạc hoặc nhắc mọi người đừng làm phiền trong khoảng thời gian nào đó. Bạn có thể thống nhất với đồng nghiệp thiết kế một khoảng thời gian cụ thể để cùng nhau làm việc.
Nhưng còn một sự thật khác. Sự chú tâm của ta không chỉ phụ thuộc bởi tác động bên ngoài, mà còn bởi bộ não.Những suy nghĩ bất chợt có thể cắt ngang sự chú tâm và dẫn dắt bạn ra khỏi công việc đang làm.
Ví dụ, mỗi lần chờ đợi phản hồi email có thể gây gián đoạn vài phút, điều này mất đi sự chú tâm khi làm việc khác.
Sau đó, ta có xu hướng sợ bị quên mất những việc nhỏ như gửi email nên sẽ vội vàng làm ngay khi nhớ ra. Kết quả là, ta bị lôi cuốn vào danh sách hộp thư email khi nào không hay.
Vậy nên, kiểm soát yếu tố bên trong cũng quan trọng:
Kiểm soát hành vi của bạn: Thay vì bày quá nhiều việc trên máy tính hoặc bàn làm việc, bạn có thể cất hết đi và dồn tâm sức làm một nhiệm vụ duy nhất cho đến khi xong việc.
Bạn cũng đừng quên dành thời gian nghỉ ngơi trong ngày. Hãy chuyển chú tâm của bạn đến chỗ nghỉ ngơi bằng cách rời khỏi chỗ làm việc và thôi dính dáng đến công việc.
Kiểm soát suy nghĩ của mình: Đối với nhiều người, đây là việc khó nhất. Tâm trí ta có thói quen đi lang thang.
Thế nên, bạn cần học cách ý thức được suy nghĩ của mình khi nó chạy tự động, sau đó nhẹ nhàng kéo nó lại về nơi bạn muốn tập trung.
Nếu bạn nhớ ra một số tác vụ nhỏ quan trọng nhưng chưa kịp làm, có thể viết ra giấy nhớ rồi tiếp tục công việc đang làm. Bạn có thể xử lý công việc đó ngay khi hoàn thành.
Học cách kiểm soát sự chú tâm có thể không loại bỏ hoàn toàn những phân tâm nhưng nó giúp cải thiện khả năng tập trung.
Bạn sẽ cảm thấy chiến thắng được mọi thứ gây xao nhãng, làm chủ hành động của mình mọi lúc và cống hiến nhiều hơn cho những việc có ý nghĩa đối với bạn.
Đừng để những thứ gây phân tâm kéo bạn khỏi những trải nghiệm bạn đáng có. Hãy kiểm soát sự chú tâm để sống một cuộc đời bạn thực sự mong muốn.
__CTV Phạm Thu Linh__Blogchiasekienthuc.com__