Tại sao chúng ta lại có suy nghĩ “MÌNH CHƯA ĐỦ TỐT”?

Nhiều lúc nhìn lại, tôi nhận thấy mình vẫn chưa thực sự thỏa mãn với cuộc sống này. Tôi chưa ổn định gia đình trong khi bạn bè đã đề huề chồng con. Tôi chưa có tài chính ổn định trong khi bạn bè trang lứa đã sắm sửa ô tô nhà lầu…

Tôi chưa bước chân ra khỏi Hà Nội, trong khi bạn bè đã check in ở phương trời Tây. Càng nhìn vào những gì tôi chưa có, nó càng dẫn tôi đến kết luận “bởi vì mình chưa đủ tốt”.

Thế nhưng, như thế nào là đủ tốt? – Tôi lại không biết câu trả lời chính xác !

Không biết bạn có niềm tin đó hay không nhưng niềm tin này từng đeo bám tôi suốt một thời gian dài. Đó là khoảng thời gian không hề dễ chịu chút nào, nhưng nó đã giúp tôi hiểu rõ hơn về bản thân mình hơn, về những niềm tin, cảm xúc tôi đang có.

Thế nên, tôi sẽ dịch bài viết dưới đây, mượn lời tác giả để giúp những bạn nào đang có cảm giác giống tôi lập trình lại niềm tin về giá trị bản thân. Chỉ cần bạn hiểu rằng: “Dù bạn đã làm gì, bạn cũng đủ tốt, đủ xứng đáng để nhận lấy những điều tốt đẹp nhất”.

tai-sao-chung-ta-lai-co-suy-nghi-minh-chua-du-tot (1)

Có bao giờ bạn thắc mắc cảm giác “mình chưa đủ tốt” đến từ đâu không? Bạn đã cố gắng, đã chăm chỉ nhưng bạn chưa bao giờ thấy đủ?

Bạn có tự liên tiếp trách mình: “Đáng ra mình sẽ có nhiều hơn thế nếu mình cố gắng hơn”, nhưng cố gắng hơn bao nhiêu thì bạn lại không rõ.

Sau nhiều năm làm việc trong ngành tâm lý trị liệu, tôi đã tìm ra cảm giác “chưa đủ tốt” xuất phát từ đâu.

Mặc dù điều này có vẻ dễ hiểu, nhưng để thấu hiểu được cảm xúc và giải thoát bản thân khỏi niềm tin tiêu cực là một quá trình phục hồi cần nhiều nỗ lực.

Khi hình thành sự thay đổi, chúng ta thường bắt đầu với bước nhảy nhận thức, sau đó, sẽ phải mất một khoảng thời gian để cảm giác đồng điệu với trí óc.

Niềm tin “Mình không đủ tốt” hằn sâu trong tâm trí ta như thế nào? Nó xuất phát từ đâu?

Đọc thêm:

Để giải thích điều này, hãy bắt đầu từ một đứa trẻ. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách chúng học hỏi và thấu hiểu thế giới xung quanh như thế nào.

Điều quan trong nhất đối với những đứa trẻ là cố gắng có tình yêu thương và nhân được tình cảm từ người nuôi dưỡng.

Chúng chưa có trải nghiệm và thấu hiểu về hành vi của mọi người xung quanh. Mong muốn của bọn trẻ là được yêu thương và mỗi đứa trẻ đều xứng đáng có được điều đó.

  • Giờ hãy lấy ví dụ về những gia đình có ông bố bà mẹ nghiện rượu. Một đứa trẻ không thể hiểu được tại sao cha mẹ chúng lại bị phụ thuộc vào những chất gây nghiện như vây.
  • Trong một gia đình có cha mẹ ái kỷ, đứa trẻ không thể hiểu lý do tại sao cha mẹ lại không đồng cảm hay thể hiện tình yêu với mình.
  • Trong gia đình có cha mẹ bạo lực, bọn trẻ không thể hiểu tại sao người lớn hay đánh đập hay quát nạt mình như thế.

Vì thế, mục tiêu của những đứa trẻ chỉ là được yêu thương và quan tâm hơn. Chúng cố gắng “sửa” những vấn đề của người lớn để đạt được mong muốn của mình.

Bọn trẻ không làm điều này một cách có ý thức. Chúng bắt đầu suy nghĩ khi ở độ tuổi rất nhỏ:

“Nếu mình đạt điểm cao hơn, ba mẹ sẽ không đánh mình”; “Nếu mình nghe lời ba mẹ, có lẽ ba mẹ đã không giận”; “Nếu mình vẽ đẹp hơn, mẹ đã khen mình và chơi với mình”;…

Trẻ em ý thức từ rất sớm rằng nếu ba mẹ vui vẻ, chúng cũng sẽ trở nên vui vẻ và có được tình yêu thương: “Khi mẹ vui, mẹ sẽ chơi với mình nhiều hơn”; “Khi bố không nổi giận, bố sẽ yêu thương mình hơn”.

Bọn trẻ chỉ cần bình yên và tình yêu trong đời. Những điều đó giúp chúng phát triển cảm xúc tốt hơn. Nhưng thử đoán xem, chúng sẽ làm gì nếu không có được tình yêu?

tai-sao-chung-ta-lai-co-suy-nghi-minh-chua-du-tot (2)

Chúng sẽ cố thay đổi để trở thành đứa trẻ “tốt hơn” hoặc đứa trẻ “tệ hơn” để thu hút sự chú ý của ba mẹ. Nhưng chúng nhận ra rằng dù làm gì đi chăng nữa, chúng chẳng thể thay đổi được vấn đề từ cha mẹ.

Trẻ con thì không hiểu điều đó, thế nên chúng cứ tiếp tục nỗ lực trong vô vọng. Nhiều cha mẹ sẽ đổ lỗi cho con cái hoặc trút những cảm xúc tiêu cực lên con cái.

Những người ái kỷ* biết rất rõ điều này. Họ có thể rất ghét chính mình, nhưng họ hay đổ những cảm xúc tiêu cực lên con cái hơn là đón nhận và tự giải quyết cảm xúc.

Họ luôn cho rằng người khác có lỗi. Một đứa trẻ cũng thế, chúng tự vơ vào mình: “Đó là lỗi do mình”; “Nếu ba mẹ không yêu mình là do mình”; “Mình không đáng được yêu thương”. Vì thế, đứa trẻ là kẻ cuối cùng mang theo gánh nặng cảm xúc cha mẹ.

(* Người ái kỷ có biểu hiện qua ảo tưởng và hành vi tự cao tự đại, khát vọng được người khác ngưỡng mộ, tham vọng thành công chói sáng trong mọi lãnh vực và thiếu sự đồng cảm với người khác.

Rối loạn nhân cách này gắn liền với tính vị kỷ (Egocentrism). Bệnh còn có tên gọi khác là rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân mãn hay nhân cách yêu mình thái quá)…

Một đứa trẻ lớn lên và nhận thức những ảnh hưởng từ gia đình không có nghĩa là mọi niềm tin xưa cũ sẽ thay đổi. Chúng ta làm cha mẹ của chính mình giống như cách chúng ta đã từng được nuôi dạy.

Vì thế, những niềm tin tiêu cực như “Tôi không thể thay đổi được việc đó, thế nên tôi không đủ tốt” vẫn cứ in sâu vào tâm trí của ta.

Cha mẹ không cần trực tiếp nói ra nhưng bọn trẻ tự tạo ra niềm tin tiêu cực đó. “Tôi sẽ dọn nhà tối nay và ba mẹ sẽ rất vui”.

Nhưng tối đó ba mẹ vẫn mang vẻ mặt giận dữ từ cơ quan về nhà”. Bọn trẻ nghĩ rằng : “Ba mẹ vẫn không vui. Mình vẫn không đủ ngoan, mình không làm được, mình không xứng đáng”….

Trong tâm lý trị liệu, chúng tôi đã khám phá ra những điều ẩn sau những niềm tin “không xứng đáng”. Thông thường chúng bắt nguồn từ gia đình.

Ai bảo nuôi dạy con không phải là trách nhiệm lớn lao? Các niềm tin tiêu cực không thể xóa bỏ bằng những kỹ thuật đơn giản, hay những lời khẳng định sáo rỗng như “Tôi ổn mà”.

Hơn thế nữa, cần phải tìm ra những tổn thương sâu sắc bên trong, sau đó giải phóng nó. Rất cần thiết để giải quyết những vết thương chưa lành bên trong.

Đối với một số người, điều này không dễ dàng, bởi tất cả chúng ta muốn tin rằng mình đã được nuôi dạy tốt. Điều này hoàn toàn bình thường.

Sẽ dễ dàng hơn nếu tin tưởng vào những niềm tin sẵn có hơn là đối mặt với sự thật và giải quyết vấn đề của mình.

Nhưng tôi viết ra để làm chứng cho những trải nghiệm của nhiều người từng dũng cảm đối diện, họ chữa lành và loại bỏ gánh nặng cảm xúc gia đình.

Khi làm điều này, họ nhận ra những niềm tin xưa cũ là không đúng. Tất cả không phải do lỗi của chúng ta. Đó chỉ là một thực tế bị bóp méo mà hồi nhỏ chúng ta tự chuốc vào người để được thích nghi trong cuộc sống gia đình.

Chỉ khi đó, những niềm tin tiêu cực “Tôi không đủ tốt” mới bắt đầu được làm sáng tỏ và được loại bỏ !

Nhưng… bạn đừng giận dữ hoặc đổ lỗi vì hành vi của những người nuôi dạy mình. Bởi vì dù có tức giận thế nào, bạn cũng chẳng thể thay đổi được quá khứ.

Mà thay vào đó, việc của chúng ta cần làm vào lúc này là thấu hiểu những niềm tin tiêu cực và hóa giải nó. Sau đó, chúng ta có thể thay đổi niềm tin về bản thân, thay đổi chính mình và trở thành những ông bố bà mẹ thông thái hơn trong tương lai.

tai-sao-chung-ta-lai-co-suy-nghi-minh-chua-du-tot (3)

Hãy tưởng tượng chính bạn đang đeo trên vai một đống bòng bong không phải của mình. Mỗi khi được chữa lành tổn thương trong quá khứ, bạn đang ném ra khỏi túi một quả bòng, lưng bạn sẽ dần dần nhẹ nhõm hơn.

“Đây không phải vấn đề của tôi, tôi không thể mang theo nỗi buồn của mẹ, sự giận dữ của ba”.

Loại bỏ những quả bòng xưa cũ giúp bạn nhìn thấy sự thật của mình và nhận ra bạn thực sự là ai. Từ sâu thẳm bên trong, bạn biết rằng dù bạn đã tạo ra lỗi lầm nào, bạn vẫn là người tốt. Bạn “đủ tốt”. Bạn xứng đáng tốt hơn thế.

Tôi có thể nói rằng, trong những năm làm nghề tâm lý trị liệu, những đột phá lớn nhất mà tôi đã thấy ở các thân chủ của mình, là khi họ nhận ra mình đang mang theo “hành lý” của người khác.

Khi họ để những “hành lý” của người khác ở lại, họ như mở được cánh cửa tự do. Đó là hy vọng, là chữa lành và thấu hiểu. Càng ngày càng có nhiều cánh cửa mở ra những cơ hội để tạo ra một cuộc sống mà chúng ta xứng đáng.

Nếu bạn đọc bài viết này vì mong muốn thay đổi niềm tin về giá trị bản thân, tôi mong bạn có thể làm được điều đó. Mong bạn có thể loại bỏ những gánh nặng trong quá khứ mà bấy lâu đang ghì bạn xuống.

Hãy bắt đầu loại bỏ những tổn thương tâm lý bằng cách tự nhận thức rằng: “Dù mình đã làm gì đi chăng nữa, mình đủ tốt. Mình xứng đáng để nhận lấy những điều tốt đẹp”. Thế nhé !

__CTV Phạm Thu Linh__Blogchiasekienthuc.com__

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop