Dù bạn là một người hướng nội hay là người hướng ngoại, ngại đám đông hay thích cộng đồng, bạn đều có thể áp dụng những mẹo tâm lý dưới đây.
Những thủ thuật tâm lý này có thể áp dụng trong mọi trường hợp, và có lẽ bạn sẽ bất ngờ về tính hiệu quả mà nó mang lại nữa đấy. Ngay bây giờ, hãy cùng tìm hiểu với mình nhé !
Mục Lục Nội Dung
- #1. Bắt chước tư thế của người khác
- #2. Giả vờ như bạn đang thoải mái
- #3. Để ý đến ngón chân của người khác
- #4. Bạn muốn gây ấn tượng? Hãy trở thành người đầu tiên hoặc người cuối cùng
- #5. Khi ai đó đang tức giận, hãy chọn chỗ ngồi khôn ngoan
- #6. Nhờ người khác làm gì đó cho mình
- #7. Hãy ngáp để phát hiện kẻ đang theo dõi bạn
- #8. Sức mạnh của chữ “bởi vì”
- #9. Đừng hỏi giúp đỡ từ mọi người, hãy hỏi giúp đỡ từ một người
- #10. Chạm nhẹ là cách tạo thiện cảm với người khác
- #11. Hãy quan sát khi đám đông cười
#1. Bắt chước tư thế của người khác
Bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người khác là một cách gây thiện cảm chết người. Không cần bắt chước y hệt mọi điệu bộ, cử chỉ nhưng hãy thay đổi tư thế linh hoạt giống người đối diện.
Bạn có thể quan sát cách đứng và cử chỉ cánh tay của họ để đoán họ đang cảm thấy thế nào. Nếu họ đứng gần lại về phía bạn hơn và mở rộng vòng tay, họ đã cởi mở với câu chuyện của bạn rồi đấy.
#2. Giả vờ như bạn đang thoải mái
Có lẽ không ít lần bạn căng thẳng khi đang nói chuyện trước đám đông? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngôn ngữ cơ thể và cảm xúc con người có tác động hai chiều.
Khi căng thẳng, tim chúng ta đập nhanh hơn, chân tay run rẩy lạnh toát, nói nhanh. Nhưng chúng ta có thể lừa bộ não của mình bằng cách thay đổi tư thế.
Nếu lo lắng vì đang đứng trước nhiều người, hãy nhìn lên phía trên đầu họ để không ý thức về đám đông và giả vờ như bạn đang nói chuyện rất hay, rất thoải mái với những gì bạn đang làm.
#3. Để ý đến ngón chân của người khác
Nếu muốn biết người đối diện có đang hứng thú nói chuyện với bạn không, hãy chú ý đến bàn chân của họ.
Nếu bàn chân của họ đang hướng về phía bạn, như vậy họ đang rất hứng thú với câu chuyện của bạn và muốn tiếp tục lắng nghe.
#4. Bạn muốn gây ấn tượng? Hãy trở thành người đầu tiên hoặc người cuối cùng
Tất cả chúng ta đều muốn được nhớ tới, đặc biệt là khi phỏng vấn xin việc hay ở trong một lớp học.
Mọi người có xu hướng nhớ đến những người bắt đầu và những người cuối cùng. Nếu có cơ hội được giới thiệu trong lớp học, hãy cố gắng là người giới thiệu đầu tiên hoặc giới thiệu cuối cùng.
#5. Khi ai đó đang tức giận, hãy chọn chỗ ngồi khôn ngoan
Nếu đang đôi co với ai đó, hãy lựa chọn cách ngồi bên cạnh họ thay vì ngồi đối diện. Đó là vị trí thích hợp để không gây cảm giác đối đầu, người ngồi cạnh sẽ bớt áp lực hơn.
#6. Nhờ người khác làm gì đó cho mình
Điều này tưởng không hiệu quả mà hiệu quả lại không tưởng. Hiệu ứng này đã được Ben Franklin thí nghiệm và cho ra kết quả không ngờ.
Ông đã biến đối thủ thành người bạn thân bằng cách hỏi mượn cuốn sách hiếm từ người đó. Người đó vô cùng tự hào và gửi ngay cuốn sách cho Ben mượn.
Sau một tuần, ông gửi trả kèm một thư cám ơn. Chính hành động giúp đỡ này đã khiến đối thủ của Ben gây thiện cảm với ông. Từ đó, hai người trở thành bạn tốt cho đến cuối đời.
Bạn sẽ có xu hướng thích người mà bạn đối xử tốt và không ưa những người mà bạn đối xử tệ. Càng đối tốt với ai đó, càng làm mối quan hệ trở nên thân thiết hơn.
Khi tạo điều kiện để mọi người đối xử tử tế với bạn là bạn đang tạo điều kiện để người khác có thiện cảm với bạn đấy.
#7. Hãy ngáp để phát hiện kẻ đang theo dõi bạn
Bạn có biết, ngáp cũng là hiện tượng lan truyền từ người này sang người khác? Nếu thấy người xung quanh ngáp dài, bạn cũng có xu hướng bắt chước theo hành động như vậy.
Đây cũng là mẹo nhỏ để bạn phát hiện ai đang quan sát mình. Hãy nhìn quanh và ngáp. Bạn sẽ phát hiện kẻ đang nhìn theo bạn đang bắt chước bạn đấy.
#8. Sức mạnh của chữ “bởi vì”
Khi yêu cầu ai đó làm điều bạn muốn, hãy thêm một lý do nào đó cho yêu cầu của bạn. “Bởi vì” là từ khóa có ảnh hưởng lớn trong tâm lý, nó đánh lừa bộ não có một lý do chính đáng nào đó để biện minh cho một hành động.
#9. Đừng hỏi giúp đỡ từ mọi người, hãy hỏi giúp đỡ từ một người
Hiệu ứng tâm lý Bystander nói rằng: “Khi kêu cứu đám đông trợ giúp, sẽ không có ai phản ứng. Nhưng nếu kêu cứu một cá nhân trong đám đông đó, người đó sẽ giúp bạn hết mình”.
Đây là hiện tượng tâm lý rất bình thường. Khi bạn cần trợ giúp giữa một đám đông, mỗi người trong đám đông đó đều cho rằng những người còn lại sẽ hành động nên không đến lượt mình.
Vì thế, nếu ra đường bị cướp hay giật túi, hãy chỉ đích danh một người nào đó đang đi trên đường để nhờ trợ giúp nhé.
#10. Chạm nhẹ là cách tạo thiện cảm với người khác
Động chạm nhiều khi là hành động tế nhị, nhưng kết nối người khác bằng cơ thể là mẹo làm thân nhanh chóng.
Chỉ cần chạm nhẹ vào cánh tay, hoặc vai có thể giúp người kia ấm lòng và thấy mến bạn rồi. Đó có thể là cái chạm lúc họ đang vui vẻ, cười đùa, hoặc đang buồn và cần an ủi.
#11. Hãy quan sát khi đám đông cười
Trong một nhóm, khi mọi người cười, họ sẽ thường quay sang nhìn người mà họ thích nhất.
Điều này sẽ cho bạn một thông tin thú vị về người khác trong nhóm mình. Bạn sẽ biết ai đang thích ai, ai thân với ai, thậm chí bạn còn biết ai thích bạn nữa đấy.
Trên đây là 11 mẹo tâm lý để người người khác phải lòng bạn nhanh chóng. Nó có hiệu quả với bạn không? Hãy comment trong bài viết dưới đây về những trải nghiệm của bạn nhé !
Một số bài viết có thể bạn thích:
- Làm thế nào để tự tạo ra may mắn cho chính mình?
- 12 dấu hiệu cho thấy bạn có trí thông minh cảm xúc đỉnh cao
__CTV Phạm Thu Linh__Blogchiasekienthuc.com__