Mậu thân 1968 (P#2): Tài nghi binh của ta khiến địch bái phục

Bài này thuộc phần 2 trong 10 phần của series Sự kiện mậu thân 1968

Vâng, chào mừng anh em đã quay trở lại với Serie về Lịch sử có trên Blog Chia Sẻ Kiến Thức [dot] com !

Ở trong bài viết trước thì chúng ta đã nhìn ra được âm mưu bẩn bựa và xảo quyệt của đế quốc Mỹ, khi họ đã cố tình cài thêm một điều khoản hết sức kỳ lạ vào hiệp định Giơ-ne-vơ.

Không những thế, cuộc bầu cử còn diễn ra một cách nực cười nhất trong lịch sử nhân loại, khi mà Ngô Đình Diệm chiếm tới 98,2% phiếu bầu mà Mỹ đã thực hiện trót lọt.

Với việc đã thành công trong âm mưu ngăn chặn ta triển khai kế hoạch tổng tuyển cử, Mỹ lại tiếp tục đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” do 2 bộ não Eugene Staley – Nhà kinh tế học của viện nghiên cứu Stanford của đại học Stanford và đại tướng Maxwell D.Taylor lãnh đạo.

mau-than-nam1968-p2 (1)

Kế hoạch đã được Mỹ đề ra rõ ràng với phương châm dùng sức mạnh quân sự để chiến thắng chiến tranh.

Với suy nghĩ thắng thua của cuộc chiến được định đoạt bằng súng đạn, thế nên Mỹ đã tăng cường viện trợ vào Việt Nam, mở rộng sức mạnh quân sự: như là tăng cường súng đạn, xe tăng, thiết giáp và nhiều thiết bị hiện đại khác nữa.

Công thức tổng quát, đó là: Quân đội Việt Nam Cộng hòa + Cố vấn Mỹ + Vũ khí Mỹ + Viện trợ kinh tế Mỹ.

Vâng, nhiêu đó thôi để đổi lấy sự bình định Việt Nam trong 18 tháng.

Tuy nhiên thì kế hoạch này đã bị thất bại vì Mỹ muốn lấy các Ấp chiến lược làm xương sống. Mỹ muốn áp dụng mô hình này giống như họ đã làm đối với Philippines để sàng lọc và loại bỏ những người theo Cộng sản.

Kế hoạch này được thực hiện vì Mỹ nghĩ rằng Việt Nam cũng giống như Philippines, thành công ở Philippines thì cũng sẽ thành công ở Việt Nam.

Thế nhưng, suy nghĩ nông cạn ấy đã dẫn đến sai lầm lớn nhất trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt’’. Đơn giản là bởi vì người Việt Nam chúng ta rất yêu nước, chả ai muốn rời bỏ quê hương, bản làng của mình để đi đến một nơi khác để sinh sống cả.

Ý định của Mỹ là đưa ta vào một cái gọi là cái ấp, ra vào thì khó khăn, sinh hoạt không được tự do, đã thế lại còn được bảo vệ kiên cố, chả khác gì nhà tù cả cả.

Không những thế, tất cả các hoạt động như ma chay cưới hỏi đều phải diễn ra trong nhà thờ và được kiểm soát hết sức nghiêm ngặt. Những ai không đến nhà thờ đều bị đưa vào danh sách đen, và có thể bị thủ tiêu bất cứ khi nào.

mau-than-nam1968-p2 (1)

Sự thất bại thảm hại của chiến lược chiến tranh đặc biệt cùng với các ấp chiến lược đã được nhà sử học Randy Robert chỉ ra rằng:

“Cái gọi là ấp chiến lược đó thực chất là lùa nông dân Việt Nam ra khỏi làng quê tổ tiên của họ và nhốt họ trong những khu đất rào quanh chắc chắn. Nó giống như một nhà tù hơn là một cộng đồng thực thụ”

Chiến tranh đặc biệt của Mỹ bị phá sản, nhưng không chịu dừng lại ở đó, bọn chúng lại tiếp tục triển khai một chiến lược mới – có tên là “Chiến tranh Cục bộ”.

Lúc này, thay vì sử dụng quân đội của Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ đã đem thẳng quân đội của mình và các nước đồng minh sang để phục vụ chiến tranh.

Ngày 8-3-1965, quân Mỹ bắt đầu đổ bộ vào Đà Nẵng, và kể từ đó số lượng quân đổ bộ vào nước ta ngày càng tăng lên.

Có những lúc, quân số lên đến 1.000.000 quân (kể cả quân đồng minh). Từ đây ta có thể thấy được rằng Mỹ rất xem trọng chiến lược này, và nó được xem như là một trong những chiến lược chiến tranh chủ chốt của Mỹ ở Việt Nam.

mau-than-nam1968-p2 (2)

Một câu hỏi đặt ra lúc này là: Với chiến lược chiến tranh Cục bộ, cùng với 1 triệu quân địch. Không những thế, quân đội Mỹ còn được trang bị từ đầu tới chân, còn có cả những thiết bị chiến đấu hiện đại bậc nhất thế giới thì ta sẽ phải ứng phó thế nào đây?

Trong khi đó, nhìn lại quân ta lúc này chỉ có  vỏn vẹn 200.000 quân, vũ khí đạn dược thì thiếu thốn, trang thiết bị thì rất thô sơ, sơ sài.

Vậy nên, bằng mắt thường thì ta cũng có thể thấy, nếu đánh trực diện thì với tương quan lực lượng như thế này thì thực sự ta không có cửa thắng.

Vì thế, Tổng bí thư Lê Duẩn đã chỉ đạo rằng phải làm mọi cách, bằng mọi giá, mặc dù biết rằng không “ăn” được chúng – nhưng cũng không thể để cho chúng chiến thắng được, phải kiên cường làm cho nó cảm thấy “nuốt không trôi”.

Bị hóc thì tự khắc sẽ nhả ra mà thôi !

Chúng ta nhận ra rằng, kinh phí để nuôi cũng như chu cấp cho một triệu quân như vậy sẽ rất tốn kém, nên chủ trương của Mỹ là nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong vòng 3-5 năm.

Vậy nên quân ta đã chủ động chuyển sang chiến thuật đánh du kích, đánh lâu dài, bền bỉ, kéo dài chiến tranh lên đến tận 10 năm hoặc có thể là lâu hơn.

Phương châm chiến lược đã có, vậy phải đánh như thế nào và đánh vào đâu mới là bài toán tiếp theo mà ta cần phải giải quyết.

Sau nhiều toan tính kỹ lưỡng, quân ta đã quyết định chọn Khe Sanh làm địa điểm để đánh, và thời gian mà chúng ta ấn định là vào năm 1968 – trận đánh mà cả thế giới phải nín thở.

mau-than-nam1968-p2 (4)

Vậy giữa bao nhiêu địa điểm trọng yếu, tại sao chúng ta không chọn, mà lại chọn Khe Sanh để chiến đấu?

Câu trả lời đơn giản là Khe Sanh được xem như là mắt thần của tuyến hàng rào điện tử Mcnamara – một hàng rào tiên tiến hiện đại nhất, được Mỹ dựng lên để chặn con đường chi viện của ta từ Bắc vào Nam.

Nếu muốn tìm hiểu thêm về hàng rào điện tử này thì các bạn có thể đọc lại bài viết này nhé: Bộ đội Việt Nam đã “xử đẹp” Trinh Sát Mặt Đất của Mỹ như thế nào?

Sau khi đánh được Khe Sanh thì tiếp viện của ta cũng dễ dàng đi từ Bắc vào Nam hơn, từ đó kéo theo nhiều thuận lợi khác nữa.

Và tiếp theo nữa là vấn đề thời gian, tại sao lại là năm 1968 mà không phải sớm hơn hay là muộn hơn?

Tất cả đã có trong tính toán của quân ta hết rồi, bởi vì nếu đánh sớm hơn mà dành chiến thắng thì tướng Mỹ vẫn có thể xin thêm viện trợ và tiếp tục chiến tranh, bởi vì kế hoạch 4 năm của Mỹ đề ra vẫn còn mà.

Ngoài ra, trong năm 1968 là năm chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống Mỹ, nếu như để cho nó bầu cử xong mới đánh thì chẳng còn ý nghĩa gì nữa cả. Chính vì thế, để gây áp lực cho quân đội Mỹ thì năm 1968 là năm được chọn để quân ta tiến hành tấn công.

Với việc 200.000 quân phải đối mặt với 1.000.000 quân của Mỹ thì việc chọn thời điểm và lối đánh thích hợp sẽ là một điều cực kỳ – cực kỳ quan trọng.

Thời điểm ở đây phải là lúc quân Mỹ lỏng lẻo nhất, ít đề phòng nhất. Còn về việc lấy ít địch nhiều thì chắc chắn ta phải chia lẻ quân của chúng ra để tấn công.

Cũng chính vì những điều kiện đó mà Khe Sanh được chọn là nơi để nghi binh địch với mục đích dồn toàn bộ lực lượng chủ chốt của địch tập trung vào Khe Sanh, và rồi thành phố chính là nơi ta chọn để đánh.

Vậy ta phải nghi binh như thế nào khi Mỹ đã bị ta lừa quá nhiều lần rồi, và đã quá hiểu nhau rồi?

Chiến lược mà chúng ta đề ra là phải nghi binh như không nghi binh, đánh như không đánh, giả mà thật, thật mà giả để địch không phát hiện ra. Vâng, nghe khá là hack não đúng không 🙂

Quân trang vẫn được chuẩn bị đầy đủ để đánh Khe Sanh rầm rộ, không những thế ta còn lần đầu mang cả xe tăng ra để đánh với Mỹ nữa. Thế nhưng, bằng cách nào đó ta vẫn thông tin cho Mỹ là ta sẽ đánh vào thành phố.

Và cũng chính những điều đó đã khiến cho tình báo của Mỹ trở nên vô dụng. Lúc này, tướng Mỹ đã bị lừa quá nhiều lần trước đó rồi nên không tin vào tình báo nữa, vẫn một mực khẳng định rằng ta sẽ đánh vào Khe Sanh.

mau-than-nam1968-p2 (3)

Để rồi thời gian ta chọn đánh là vào đúng dịp tết Mậu Thân năm 1968, thời điểm mà không một ai phía địch có thể ngờ tới.

Các tướng Mỹ cũng đã có chuẩn bị kỹ lưỡng rồi, họ chỉ ra rằng có 60% là ta sẽ đánh trước Tết, 40% còn lại là dành cho sau Tết. Nhưng thật tình cờ và bất ngờ chúng ta lại đánh luôn trong Tết 🙂 bố con thằng nào mà nghĩ được  ᵔᴥᵔ

Và rõ ràng rồi, quân Mỹ kháng cự một cánh yếu ớt, Tòa khâm sứ của địch đã bị ta chiếm đóng trong 6h đồng hồ. Để rồi Tổng thống Mỹ thời đó phải thốt lên rằng “Việt Cộng đã đi dạo trong đại sứ quán của ta rồi”  (─‿‿─)

Bạn đang thắc mắc là tại sao quân địch lại kháng cự một cách yếu ớt như vậy ư? hãy chờ tới phần #3 của bài viết nhé 😀 Nhớ chú ý theo dõi để không bỏ lỡ những bài viết hay có trên Blog Chia Sẻ Kiến Thức nha các bạn !

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 5 lượt đánh giá)
Bài viết cùng Serie<< Mậu thân 1968 (P#1): Mỹ tham gia vào chiến tranh Việt NamMậu thân năm 1968 (P#3): Bước ngoặt của cuộc chiến >>
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop