Cách tạo USB Dual Boot [UEFI-Legacy] với WinPE, cực dễ!

Có rất nhiều bài viết mà blogchiasekienthuc.com đã hướng dẫn cho các bạn cách tạo USB Dual Boot để có thể cứu hộ được máy tính trên cả 2 chuẩn (UEFI và Legacy) rồi.

Và trong số đó thì có 2 bài viết mà mình rất tâm đắc đó là cách tạo chiếc usb boot đa năng usb boot uefi 1 click bởi vì nó đơn giản, dễ sử dụng và thực sự hiệu quả.

Nhưng các bạn đấy, kiến thức thì không bao giờ là đủ cả, nó đòi hỏi chúng ta phải không ngừng học hỏi cũng như tìm tòi những cách mới, những phương pháp mới để có thêm nhiều sự lựa chọn hơn cho công việc của mình.

Mình lấy ví dụ đơn giản như, cùng là 1 bệnh nhưng bác sỹ A chỉ có một phương pháp để cứu bệnh nhân, nhưng bác sỹ B lại có đến 3,4 giải pháp để cứu chữa cho bệnh nhân đó.

Mặc dù kết quả là như nhau, cả 2 bác sỹ đều chữa bệnh thành công cho bệnh nhân đó, nhưng chúng ta có thể thấy được đẳng cấp nó khác nhau như thế nào 😛

Chính vì vậy mà mình không ngừng cập nhật những bài viết về cứu hộ máy tính cho các bạn, với hi vọng là ai cũng có thể tự chữa bệnh cho máy tính của mình được và hơn nữa, có thể chữa linh hoạt bằng nhiều cách khác nhau.

Và một điều nữa là mỗi người lại có một sở thích khác nhau, nhiều người thì thích sự đơn giản, càng dễ làm càng tốt và nói chuẩn hơn là thích làm theo kiểu mì ăn liền 😀

Nhưng có nhiều người lại thích tự khám phá, tự thêm bớt, tự chỉnh sửa, tự thiết kết, tự chọn lọc các công cụ mà họ cho là cần thiết vào chiếc USB BOOT của mình, nói chung là họ thích tự tự tạo ra một sản phẩm cho riêng mình….

Nói chung là bài viết này mình chỉ viết thêm cho ai có nhu cầu thôi, chứ thực ra 2 bài hướng dẫn mình chia sẻ trước đó đã rất tuyệt vời rồi.

Nội dung chính trong bài viết ngày hôm nay đó là mình sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách tạo usb dual boot bằng cách sử dụng WinPE.

Mình đảm bảo thành công 100% nếu như bạn làm đúng như mình hướng dẫn, và vẫn như thường lệ, cách làm cũng đơn giản không kém 2 cách trên 😛

#1. Cần chuẩn bị những gì?

Nội dung này đã bị khoá vì một số lý do, vui lòng mở khóa để xem nội dung
  • Một chiếc USB, tất nhiên rồi 😛 . Nhưng các bạn lưu ý là USB có dung lượng > 1GB nhé.
  • Link tải các công cụ cần thiết: Tải về máy / Link dự phòng

Note:
Bạn chỉ cần tải những file cần thiết thôi nhé, đọc hết bài viết một lượt để xác định cần tải những file nào nhé!

Tips: Bộ công cụ cứu hộ máy tính đầy đủ nhất trên Win PêE

#2. Hướng dẫn tạo usb Dual Boot 

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy tiến hành Format USB theo chuẩn FAT32, bạn có thể Format theo kiểu Quick Format (Format nhanh) cũng được.

Hoặc nếu có thời gian và chắc ăn hơn thì bỏ tích ở dòng Quick Format rồi mới Format (Đây là kiểu Format chậm, cách này sẽ hơi mất thời gian một chút đó).

usb-dual-boot-uefi-lagacy-1

Bước 2: Nhấn chuột phải vào file BOOTICE.exe và chọn Run as adminstrator để chạy dưới quyền quản trị. Tiếp theo bạn hãy nhấn vào Parts Manage như hình bên dưới.

usb-dual-boot-uefi-lagacy-2

Bước 3: Tiến hành Activate USB, do ở đây USB của mình đã được Activate rồi nên nó sẽ mờ đi như thế này.

usb-dual-boot-uefi-lagacy-3

Bước 4: Tạo khả năng BOOT cho USB

+ Bạn hãy nhấn vào Process MBR để nạp MBR cho USB

usb-dual-boot-uefi-lagacy-4

Tiếp theo tích vào dòng Windows NT 5.x/ 6.x MBR => nhấn vào Install/ Config => chọn phiên bản mới nhất Windows NT 6.x MBR để cài đặt. Sau đó bạn nhấn Close để đóng lại.

usb-dual-boot-uefi-lagacy-5

+ Tương tự, chúng ta tiến hành nạp PBR cho USB

Bạn hãy nhấn vào Process PBR như hình dưới.

usb-dual-boot-uefi-lagacy-6

Tiếp theo bạn tích vào lựa chọn BOOTMGR boot record (FAT/FAT32/NTFS) > tiếp theo bạn chọn Install/ Config > và nhấn vào OK để thực hiện.

usb-dual-boot-uefi-lagacy-7

Bước 5: Bạn hãy tải file Dual Boot.iso (Link tải ở bên trên nhé) về, sau đó giải nén nó ra USB. Bạn có thể sử dụng UltraISO hoặc Winrar để giải nén nhé, miễn sao giải nén nó ra USB là được.

Như trong hình là mình sử dụng UltraISO để giải nén đó.

usb-dual-boot-uefi-lagacy-8

Lựa chọn nơi giải nén là USB.

usb-dual-boot-uefi-lagacy-9

OK, sau khi giải nén xong thì USB của bạn sẽ có những thư mục và file như thế này.

usb-dual-boot-uefi-lagacy-13

#3. Test USB xem đã Boot được chưa?

Sau khi giải nén xong thì lúc này USB của bạn đã có khả năng BOOT rồi đó, bạn có thể sử dụng phần mềm MobaLiveCD hoặc UltimateBootUSB để test khả năng boot của USB bạn vừa làm nhé.

Note: Đây là menu boot khi bạn cứu hộ máy tính ở chuẩn Legacy nhé.

usb-dual-boot-uefi-lagacy-10

#4. Download và copy những file cần thiết vào USB BOOT

Rồi! bây giờ công việc của các bạn rất đơn giản đó là download những file cần thiết sau đó copy vào các thư mục tương ứng của USB là xong. Một công việc không thể đơn giản hơn 😛

– Thực hiện: Bạn cần download  những file sau: Apps.wim, w7pe32.wim, w8pe32.wim, w8pe64.wim, CongCu.rar, Dual Boot.iso, BOOTIEC.exe

– Tiếp theo bạn copy vào các Folder tương ứng như sau:

  • Copy file Apps.wim vào thư mục Apps của USB.
  • Copy file w7pe32.wim, w8pe32.wim, w8pe64.wim vào thư mục Boot của USB.
  • Giải nén file CongCu.rar, sau đó copy hết các file trong đó vào thư mục grub của USB.

Done! Như vậy là bạn vừa tạo thành công một chiếc USB DUAL BOOT theo 2 chuẩn UEFI và LEGACY rồi đó, rất đơn giản đúng không 😛

Và đây là kết quả mình đã test trực tiếp trên máy tính laptop DELL của mình, đang ở chuẩn UEFI nhé!

usb-dual-boot-uefi-lagacy-11

Đây là giao diện khi vào WinPE 8 😀

usb-dual-boot-uefi-lagacy-12

Hiện tại mình đã mở cửa Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store ! – bán phần mềm trả phí với mức giá siêu rẻ – chỉ từ 180.000đ (bản quyền vĩnh viễn Windows 10/11, Office 365, 2021, 2016… và nhiều phần mềm bản quyền khác). Bảo hành full thời gian sử dụng nhé !

#5. Lời kết

Như vậy là các bạn lại có thêm 1 cách rất dễ dàng để có thể tạo ra chiếc usb boot theo 2 chuẩn UEFI và Legacy rồi nhé 😀 , và mình có thể đảm bảo là bạn sẽ làm thành công 100% với cách này nếu như bạn đã thiết lập được chuẩn UEFI trong BIOS rồi.

Còn một vài trường hợp chưa BOOT vào được máy tính theo chuẩn UEFI thì hãy tham khảo bài viết này nhé: “Hướng dẫn cách thiết lập, cài đặt chuẩn UEFI trong BIOS“. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.4/5 sao - (Có 10 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

106 comments

  1. Chào bạn, cảm ơn về bài chia sẽ rất chi tiếết này.

    Mình có hiện theo bài viêt của bạn, nhưng khi vào menu boot mình chọn WinPe 8 thì hệ tháong báo lỗi 0xc0000098 không tìm thấy file amdsbs.sys, “the operating system couldn’t be loaded because a critical system drive is missing or contains errors”.

    Lđ m nghĩ lê thiếu driver, nhưng trong bài viết bạn không đề cập đến copy driver, mình đã down 2 file Drv8x32.wim và Drv8x64.wim về và bỏ vào thư mục App, nhưng khi load hệ thống vẫn báo lỗi như trên.

    Trờng hợp này thì sao bạn? các file driver câ cếtn thi khng? và mòn còn sai bước nào?

  2. file Dual Boot.iso dau ad

  3. Chào bạn. Mình mới mua máy tính Dell DNS 14 3476, xài Win10. Hôm qua nghịch dại lỡ xóa cả 3 phân vùng trên EFI MSR, Recovery. Rồi khởi động lại thì máy tính báo lỗi không vào được Win. MÌnh đã thử cài lại Win mà không được. Rất mong được sự giúp đỡ của bạn.

  4. BÙI VĂN LÂM

    của em xuất hiện no bootable device thì bị sao vậy a


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop