Bụi mịn là gì? Bụi mịn ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người

Có lẽ là bạn đã nghe đâu đó về Bụi mịn rồi đúng không?

Vâng, mình tin chắc là bạn đã nghe rồi, vì báo đài vẫn nói ra rả suốt ngày mà 😀 Vậy bạn hiểu như thế nào về Bụi mịn rồi? Tại sao bụi mịn lại được mọi người đề cập đến nhiều như vậy, tại sao bụi mịn được xem là nguy hiểm hơn cả căn  bệnh HIV?

Vậy nên ở trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về bụi mịn, để xem cụ thể thì nó nguy hiểm như thế nào nhé. Let’s gooo…

I. Bụi mịn là gì?

Bụi mịn (hay bụi PM 1.0) là những hạt dạng lỏng hoặc rắn trôi nổi trong 1m3 không khí.

PM là viết tắt của cụm từ Particulate Matter, còn ký hiệu 1.0 là kích thước các hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1 μm (micromet), tức là 1 phần triệu của mét.

Hay nói cách khác, bụi mịn là những hạt bụi có kích thước siêu nhỏ mà gần như mắt người không thể nhìn thấy được. Chúng ta hãy tưởng tượng xem đối với những sợi lông trên cơ thể, các bạn có biết đường kính của những sợi lông này là bao nhiêu không?

Vâng. Những sợi lông có đường kính cực kì bé chỉ từ 40-120 μm mà trung bình là 60 với một người trưởng thành.

tim-hieu-ve-bui-min (2)

Từ sợi lông chúng ta hãy so sánh với bụi mịn, bụi mịn là những hạt bé hơn có kích thước bé hơn 10 μm, như vậy là phải  chia sợi lông thành 6 phần nhưng đó mới chỉ là loại bụi mịn lớn nhất mà thôi.

Ngoài bụi mịn PM 1.0 ra thì chúng ta thường thấy người ta nhắc tới bụi mịn PM 2.5, PM 10 μm. Còn bé nhất thì chúng ta có bụi mịn nano. Như vậy thì các bạn có thể thấy, kích cỡ của hạt bụi mịn nó bé đến mức nào rồi đó.

tim-hieu-ve-bui-min (3)

Và rõ ràng rồi, hạt bụi càng nhỏ thì càng dễ đi sâu vào hệ hô hấp và ảnh hưởng càng nhiều đến cấu trúc của DNA bởi sự mất cân bằng oxy khiến các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa các chất hữu cơ của DNA.

Hàng ngày chúng ta vẫn phải tuân thủ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không được sử dụng các loại thực phẩm bẩn, hay không được ăn, sử dụng những thứ không rõ nguồn gốc xuất xứ và có hại cho sức khỏe.

Tại sao lại phải như vậy?

Tất nhiên là vì một cuộc sống khỏe mạnh và không bị “nghẻo” sớm rồi ^^.

Tuy nhiên có một thứ vô cùng độc hại vẫn tồn tại thường trực xung quanh chúng ta (nhất là ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp chế tác) – đó chính là bụi mịn. Vậy bụi mịn nguy hiểm thế nào?

tim-hieu-ve-bui-min (1)

Theo thống kê, mỗi năm chúng ta có khoảng hơn 40.000 người chết do đột quỵ, 3.500 người chết do HIV, 7000 – 14000 người chết do tai nạn giao thông… Thế nhưng, những con số này vẫn là muỗi, vẫn thấp hơn rất nhiều so với con số 52.323 người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí.

tim-hieu-ve-bui-min (1)

Bạn đang thắc mắc là những người đó chết do ô nhiễm không khí, chứ có liên quan gì đến bụi mịn mà ad đang nói đâu đúng không ^^. Thì có liên quan đó:

Theo WHO thì bụi mịn và No2 là hai nguyên nhân chính phổ biến nhất gây ra những ca tử vong do ô nhiễm không khí, như vậy chính xác là chúng ta đang phải đối đầu với một kẻ thù vô hình và vô cùng nguy hiểm mà chúng ta không hề hay biết.

II. Bụi mịn nguy hiểm như thế nào?

Thông thường, các hạt bụi lớn sẽ được cơ thể chúng ta tự đào thải ra ngoài qua các cơ chế tự bảo vệ. Tuy nhiên, cơ chế này sẽ không có tác dụng đối với các loại bụi có kích thước nhỏ. Giống như kiểu mắt lưới thưa thì không thể bắt được cá nhỏ vậy đó.

tim-hieu-ve-bui-min (4)

Mà một khi cơ thể đã không thể tự đào thải được thì các hạt bụi này sẽ đi sâu vào trong phổi. Để rồi từ đây, nó sẽ gây ra rất nhiều phiền toái và hiểm họa đáng sợ với cơ thể chúng ta.

Nếu nhẹ thì nó sẽ đọng lại ở các phế nang và khiến hệ hô hấp của cơ thể làm việc kém hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là thứ đáng sợ nhất đâu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nếu các hạt bụi có kích thước PM 2.5 μm trở xuống thì nó có thể chui qua các vách ngăn giữa khí và máu để trực tiếp đi vào mạch máu.

Một khi đã “thông chốt” được rồi thì nó sẽ gây ra các bệnh cực kỳ nguy hiểm. Cụ thể là:

#1. Gây ra các bệnh về hô hấp

Đầu tiên sẽ là các bệnh về đường hô hấp, bụi mịn khi kết hợp với CO/SO2/NO2 sẽ gây cản trở máu trong việc lấy oxy. Từ đó dẫn đến các cơ quan trong cơ thể bị thiếu O2, từ đó sẽ kéo theo rất nhiều bệnh nguy hiểm.

tim-hieu-ve-bui-min (5)

Không những thế, chất độc trong bụi mịn một khi đi vào cơ thể con người có thể sẽ gây ra bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính.

#2. Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Không chỉ riêng hệ hô hấp thôi đâu, mà hệ tim mạch cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Trong khi chúng ta đang được khuyến cáo ăn dầu thực vật để tốt cho hệ tim mạch thì bụi mịn là một trong số tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ tim mạch.

tim-hieu-ve-bui-min (6)

Chất độc có trong bụi mịn sẽ làm tăng khả năng bị vỡ các mạch máu do bị tắc, gây ra những bệnh cực kỳ nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim… khiến cho người bệnh có khả năng rất cao bị tử vong.

#3. Ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ

Cũng là vấn đề bụi mịn “thông chốt” và đi thẳng vào mạch máu. Và khi máu được truyền lên não thì chất độc có trong máu sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Đơn giản bởi vì não là trung tâm điều khiển của cơ, vậy nên việc não bộ không hoạt động bình thường là điều rất nguy hiểm.

tim-hieu-ve-bui-min (7)

Từ đó sẽ dẫn đến các bệnh  như tâm thần, thần kinh, mất trí nhớ và thậm chí là xơ vỡ mạch máu não và gây ra đột quỵ.

#4. Các bệnh nguy hiểm khác

Ngoài ảnh hưởng đến não bộ và các hệ quan trọng trong cơ thể như mình đã nói ở trên thì bụi mịn còn là tác nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như:

– Ung thư phổi: Chất độc trong bụi mịn có thể làm thay đổi ADN và dẫn đến các căn bệnh ung thư quái ác.

tim-hieu-ve-bui-min (8)

– Rối loạn chức năng gan khi bắt gan phải “khổ sở” hơn trong việc lọc máu. Một khi gan hoạt động quá mức, chất độc sẽ không được đào thải hết thì sẽ gây ra các bệnh khác nguy hiểm cho cơ thể.

– Tiểu đường khi chất độc trong bụi mịn có thể tác động đến Insulin.

=> Chỉ như thế thôi ta cũng có thể thấy được, bụi mịn độc hại không thua kém gì so với các tác nhân như rượu bia, thuốc lá hay các nhân tố khác mà chúng ta vẫn thường truyền tai nhau rằng phải kiêng, phải cẩn thận để bảo vệ sức khỏe.

III. Bảo vệ bản thân trước nhân tố chết người có tên BỤI MỊN

Vậy làm thế nào để ta có thể bảo vệ bản thân tránh xa khỏi những căn bệnh mà bụi mịn gây ra? Vâng, có một vài cách rất hiệu quả sau đây:

#1. Tránh xa các tác nhân gây bụi mịn

Việc này thì khá là khoai, đặc biệt là đối với một đất nước đang trong quá trình phát triển như Việt Nam. Ở Việt Nam chúng ta thì dù đi đâu (trong thành phố hay nông thôn) thì ta cũng có thể hít phải bụi mịn.

tim-hieu-ve-bui-min (2)

Bụi mịn xuất phát từ các ống khói của nhà máy, từ các phương tiện tham gia giao thông từ việc đốt rơm rạ hay hàn cắt kim loại. Tuy nhiên, việc tránh xa các tác nhân này gần như là điều không thể, vì nó luôn hiện hữu trong cuộc sống thường nhật.

Nghĩ lại hồi bé sao mà dại quá, cứ thích ngửi mùi khói từ các xe công nông hay các xe ben mà đi theo sau nó. Đúng là tuổi thơ dữ dội quá ^^

#2. Tránh không cho bụi mịn đi vào mũi

Nếu như không thể tránh được nó thì điều duy nhất ta có thể làm là không cho nó chui vào cơ thể ta.

Nếu như các bạn đang nghĩ đến việc đeo khẩu trang thì xin chúc mừng, các bạn đã đưa ra giải pháp đúng rồi đấy. Tuy nhiên các loại khẩu trang y tế hay khẩu trang thông thường mà chúng ta thường đeo chỉ có thể ngăn được các hạt bụi lớn mà thôi.

tim-hieu-ve-bui-min (3)

Còn đối với bụi mịn, chúng ta phải sử dụng đến khẩu trang chuyên dụng, ví dụ như N90, N955 hay N99, N100.

Theo viện Sức khỏe và An toàn lao động Mỹ đưa ra rằng:

Khẩu trang N90 có thể chống lại 90% các loại bụi mịn, N95 thì cao hơn lên đến 95% còn N99 thì cao hơn là 99% còn loại 100% thì gần như là tuyệt đối với con số từ 99,97% trở lên.

tim-hieu-ve-bui-min (4)

Tuy nhiên, các loại khẩu trang chuyên dụng này cũng chỉ ngăn chặn được các loại bụi có kích thước từ 0,3 micromets trở lên.

=> Như vậy, đeo khẩu trang không chỉ giúp chúng ta an toàn trong thời buổi dịch bệnh Covid-19 mà nó còn khó thể giúp ta ngăn chặn các hạt bụi cực kỳ nguy hiểm đi vào cơ thể. Vì vậy, hãy nhớ là phải đeo khẩu trang khi đi ra đường để bảo vệ bản thân nhé. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt !

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop