Overthinking là gì? Cách để vượt qua Overthinking

Có bao giờ bạn thử tính xem một ngày mình suy nghĩ bao nhiêu tiếng chưa?

Hầu như lúc nào chúng ta cũng suy nghĩ, nhưng không phải lúc nào cũng nhận ra là mình đang suy nghĩ.

Và khi nhắc đến việc suy nghĩ thì có một cụm từ khá phổ biến đó là “overthinking”. Vậy bạn đã biết đến khái niệm này chưa?

Nếu bạn chưa biết thì hãy cùng mình tìm hiểu thử xem overthinking là gì và cách để “giải quyết” với vấn đề overthinking này như thế nào nhé.

cach-de-vuot-qua-overthinking (1)

I. Overthinking là gì?

Khi nghe đến những từ như “over” và “thinking” thì chắc có lẽ bạn cũng đã phần nào hình dung ra được rồi đúng không?

Giải thích ngắn gọn thì overthinking là việc suy nghĩ quá độ, dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về một vấn đề nào đó, hay thậm chí là suy diễn về những sự việc không xảy ra.

Đó là cách hiểu của mình về overthinking.

Nghe qua thì chắc hẳn các bạn cũng nhận thấy rằng, đây là một việc không tốt cho sức khỏe tinh thần của chúng ta.

Và việc bị overthinking thì không phải ai cũng có thể tự nhận ra để có thể tìm cách hạn chế và cải thiện.

cach-de-vuot-qua-overthinking (2)

Chẳng hạn như khi bạn ăn quá nhiều, có thể bạn sẽ cảm thấy bản thân cần hạn chế hoặc dừng việc ăn lại.

Hay khi bạn dùng máy tính, điện thoại quá nhiều thì sẽ có lúc bạn muốn ngừng lại để nghỉ ngơi.

Nhưng đối với việc suy nghĩ thì khác, chúng ta lại không nhận ra là mình đang nghĩ quá nhiều và cần phải dừng lại.

Ngoài ra, việc overthinking về lâu về dài có thể gây ra nhiều vấn đề, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và thậm chí là kéo theo sức khỏe thể chất bị giảm sút nghiệm trọng.

Vậy thì, làm thế nào để chúng ta có thể hạn chế, giảm dần và vượt qua overthinking?

II. Chia sẻ 4 cách để vượt qua overthinking

cach-de-vuot-qua-overthinking (3)

#1. Hãy giải tỏa những suy nghĩ

Việc suy nghĩ quá nhiều một phần là do bạn “cất giữ” những suy nghĩ đó trong đầu, và đôi khi nó cứ lộn xộn, chồng chéo lên nhau một cách rối loạn.

Lúc này, bạn nên tìm cách để giải tỏa chúng ra ngoài.

Có nhiều cách để giải phóng những suy nghĩ của bản thân như tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân.

Hay việc bạn viết ra những suy nghĩ đó xuống giấy cũng là một cách hiệu quả lắm đó.

Ngoài ra, bạn còn có thể cho các cảm xúc được “tuôn ra” thông qua các hoạt động nghệ thuật, sáng tạo như vẽ tranh, đàn, hát,…

Bằng những cách trên, những suy nghĩ của chúng ta sẽ được giải phóng nhiều hơn, từ đó cũng khiến tâm trí, tinh thần nhẹ nhõm và thoải mái hơn rất nhiều..

Cá nhân mình cũng từng ôm những suy nghĩ, trăn trở trong lòng, và thời gian này mình luôn suy nghĩ về chúng.

Chỉ trừ lúc ngủ, cứ mở mắt ra thì mình lại nghĩ ngay đến sự việc mình đang bận tâm.

Và tất nhiên, mình cảm thấy rất nặng nhọc, trì trệ và mệt mỏi.

Nhưng khi mình quyết định chia sẻ, kể với những người xung quanh và nhận được lời khuyên, an ủi từ mọi người thì mình cảm thấy bản thân thật sự tốt hơn hẳn, tinh thần cũng cảm thấy thỏa mái hơn.

Vậy nên, dù cho việc giải tỏa những suy nghĩ ra ngoài chưa chắc có thể giúp bạn tìm ra cách giải quyết, nhưng chắc chắn sẽ khiến bạn nhẹ nhõm hơn, ngoài ra còn tránh dẫn đến stress hay các triệu chứng tiêu cực khác.

#2. Giới hạn thời gian suy nghĩ

cach-de-vuot-qua-overthinking (4)

Nếu như chúng ta đang suy nghĩ quá nhiều thì tại sao không thử đặt ra và giới hạn thời gian dành cho việc này đúng không nè?

Ví dụ như bạn đang cần suy nghĩ về một vấn đề cá nhân, nhưng không muốn ảnh hưởng đến học tập hay công việc chẳng hạn.

Thì bạn có thể đặt ra một khung giờ cụ thể cho việc suy nghĩ đó.

Cụ thể là bạn sẽ tập trung để hoàn thành việc học tập, làm việc… sau đó sẽ dành ra 30 phút cuối ngày để tập trung nghĩ về vấn đề này chẳng hạn.

Nếu như bạn có thói quen đặt thời gian cho các công việc trong ngày, vậy thì bạn cũng thử đặt thời gian cho việc suy nghĩ xem sao nhé, biết đâu bạn sẽ quản lí thời gian và suy nghĩ của mình tốt hơn thì sao? ^^

#3. Tập thể dục, hay các hoạt động thể thao, vận động

cach-de-vuot-qua-overthinking (1)

Có bao giờ bạn trải qua những vấn đề rất tiêu cực, khiến bạn không thể nào ngừng suy nghĩ về nó chưa?

Bản thân mình cũng có những lần như vậy, và chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua.

Sẽ có thời điểm mà có những điều khiến chúng ta không thể tập trung làm gì khác ngoại trừ việc nghĩ về nó.

Những lúc như vậy thì việc tập thể dục hay làm các hoạt động chân tay có thể giúp đỡ cho bạn phần nào đó.

Ví dụ như bạn có thể chạy bộ, nhảy dây, hay bơi lợi… những lúc này khi bạn chạy nhanh hơn, hay nhảy dây nhanh hơn, hay bơi nhanh hơn mọi khi một chút thì sẽ phần nào giúp bạn quên đi chúng (những suy nghĩ trong đầu), hoặc ít nhất cũng cảm thấy thoải mái hơn. Đây là trải nghiệm của cá nhân mình thôi nha. ^^

Ngoài ra, bạn hãy khiến bản thân bận rộn hơn với các hoạt động chân tay để tạm thời quên đi những vấn đề mà bạn đang suy nghĩ quá nhiều, ví dụ như dọn dẹp nhà cửa, lắp ráp các vật dụng trong nhà, hay làm những việc cần nhiều sức, sự tập trung như sửa chữa đồ dùng, vận chuyển các thùng đồ nặng,…

Với cá nhân mình thì đây là một cách rất hiệu quả, tóm lại là bạn hãy tìm việc gì đó mà làm để có thể phân tán suy nghĩ của mình, cũng như việc khiến bản thân bận rộn sẽ giảm bớt thời gian suy nghĩ linh tinh hơn đó.

#4. Tận hưởng những điều yêu thích

cach-de-vuot-qua-overthinking (5)

Đối với mình, đây là một cách rất hiệu quả để giảm thiểu việc suy nghĩ lại, hơn nữa nó cũng rất thú vị và khiến mình hào hứng hơn..

Nếu như quá mệt mỏi với những suy nghĩ rối loạn trong đầu thì bạn có thể dừng lại và cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi, giải trí chất lượng.

Bạn có thể xem phim, chơi game hay thực hiện một vài sở thích nào đó của bản thân như trồng cây, chụp ảnh, làm bánh,…

Bằng cách này bạn có thể chuyển dời sự tập trung của mình sang việc khác, và tận hưởng những phút giây thoải mái, thư giãn mà không cần phải đau đầu suy nghĩ nữa đó. Thử cách này liền nha các bạn !

Okay, trên đây là khái niệm về overthinking cũng như vài cách để có thể vượt qua nó.

Đây đều là những quan điểm, cũng như kinh nghiệm của cá nhân mình, nhưng mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc đến đây nha. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Đọc thêm:

 CTV: Vũ Nam Phương – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop