Tâm sự chuyện rớt Đại học: TRƯỢT ĐẠI HỌC thì phải làm gì?

“Trượt Đại Học” – Một cụm từ không mấy dễ chịu khi nghe qua, nhưng mình tin là mọi thứ sẽ thoải mái và dễ dàng hơn sau khi bạn đọc được bài viết này.

Với kinh nghiệm thi Đại Học đến 3 lần thì mình tin chắc một điều là bạn sẽ rất muốn biết về những tháng ngày sau khi biết tin không đậu Đại Học của mình và mình đã trải qua như thế nào !

Bởi mình biết, khi trượt Đại học thì các bạn thường có xu hướng đi tìm sự chia sẻ, tìm những người đang trong hoàn cảnh giống như bạn để giảm bớt nỗi buồn, giảm bớt sự cô đơn…

Đây là những tips mà mình muốn chia sẻ rất thật lòng với các bạn, để một thế hệ tương lai không vì hai chữ ĐẠI HỌC mà tự hủy hoại mình, ít nhất là trong suy nghĩ.

Okay, ngay bây giờ chúng ta hãy cùng theo dõi xem 6 điều cần làm sau khi trượt Đại Học là gì nhé !

#1. Hãy cho phép bản thân được buồn

nen-lam-gi-khi-truot-dai-hoc (5)

Nếu khuyên các bạn đừng buồn là sai lắm và nghe có vẻ hơi sáo rỗng.

Bởi bao nhiêu công sức ôn tập, bao nhiêu tâm huyết cùng với sự cố gắng.. mà kết quả cuối cùng lại không đạt được như mong đợi thì tất nhiên phải buồn rồi.

Việc của bạn là cứ nhìn thẳng vào sự thật và đối mặt với cảm xúc hiện tại là được. Hãy cho phép bản thân bạn buồn, chấp nhận sự thật là mình đã toạch Đại học rồi, như vậy thì bạn mới sớm vạch ra được kế hoạch tiếp theo.

Nhưng ĐỪNG ĐỂ BẢN THÂN BUỒN QUÁ LÂU, vì cả cuộc đời đến 60 năm có lẻ, không có một cuộc thi nào mà quyết định ai thắng ai thua cả cuộc đời đâu bạn ạ, bạn vẫn còn nhiều “cuộc thi” khác lắm.

Còn rất nhiều điều đang đợi bạn làm, đang thử thách bạn phía trước, chẳng sao cả, lần này thua thì ta sẽ có lần khác, còn thở là còn gỡ mà 😀

#2. Làm điều gì đó bạn thích, tạo cho mình niềm vui trong thời gian này

nen-lam-gi-khi-truot-dai-hoc (6)

Bạn có thể đi về quê hay đi đâu đó cho thoải mái, bạn có thể tập vẽ hay đọc sách hoặc làm những thứ hay ho khác, nói chung là bạn hãy làm những gì mà mình cảm thấy thoải mái nhất là được.

Nhưng, tuyệt đối tránh xa các chất kích thích, tránh rơi vào các tệ nạn hoặc nghiện game lúc này nhé, đời bạn đi luôn thật đấy. Bởi khi tâm trạng đang buồn và thất vọng thì sẽ rất dễ dính vào mấy tệ nạn này !

Làm cái gì đó lành mạnh thôi, viết lách cũng là một ý hay cho bạn.

Bạn đừng coi thường việc viết lách nhé, viết những suy nghĩ hiện tại trong đầu của bạn ra, kể cả là những thứ tiêu cực nhất cũng được, điều này sẽ giúp bạn thỏa mái hơn rất nhiều, như kiểu bạn vừa tâm sự với người bạn tâm giao vậy !

#3. Định hướng về kế hoạch tương lai

nen-lam-gi-khi-truot-dai-hoc (2)

Lúc này, sau khi đã phần nào ổn định về mặt tinh thần thì đã đến lúc bạn phải bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ đến 3 việc như sau:

Có nên Thi Lại Đại học?

Đây là trường hợp dành cho những bạn chỉ thiếu một xíu may mắn và các bạn chỉ muốn học trường đó, nguyện vọng đó mà thôi.

Còn nếu các bạn không thiết tha với việc thi lại thì đừng cố, chỉ mất thời gian và thanh xuân của bạn mà thôi.

Học Cao đẳng, Trung cấp hay học Nghề?

Định hướng nghề nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng nếu bạn đã không đậu Đại học và hiểu rõ khả năng, cũng như thực lực của mình là có thi cũng không đậu thì nên tìm một trường học khác phù hợp hơn để học.

Học Đại học, Cao đẳng, Trung Cấp hay là học Nghề cũng chỉ là một bước đệm, sau này bạn còn cần phải học rất nhiều các kỹ năng khác để củng cố cho việc ra trường đi làm và thời gian sẽ giúp bạn rèn luyện điều này.

Lưu ý: Hãy tìm ngành học mà bạn yêu thích, ngành học rất quan trọng cho công việc sau này của bạn. Đừng học đại chỉ là để cho có, điều này thực sự sẽ rất lãng phí thời gian và tiền bạc của gia đình bạn.

Bằng chứng thực tế nhất là rất nhiều người tốt nhiều Đại học loại Khá nhưng ra trường vẫn thất nghiệp cả núi, vẫn chạy xe ôm công nghệ đều đều…

Đi làm !

Mình biết, có một số bạn sau khi trượt Đại học, vì một số lý do nào đó (đa số là liên quan đến gia đình) nên sẽ chuyển sang đi làm luôn.

Không sao cả, nếu bạn thật sự nghĩ việc đó là cần thiết vào lúc này, bởi học chưa bao giờ là đủ, học là cả cuộc đời mà.

Vậy nên, nếu bạn muốn có một công việc tốt, lương cao, môi trường lành mạnh thì tốt nhất là hãy tranh thủ học và tự học.

Nếu không thể học ban ngày thì bạn có thể chọn những khóa vừa học vừa làm để bổ sung thêm kiến thức và có thêm kinh nghiệm thực chiến.

Chắc chắn là sẽ hơi cực rồi, nhưng bù lại bạn sẽ học được rất nhiều thứ, cả trên giảng đường lẫn lớp học trường đời !

Bởi suy cho cùng, học Đại học hay là đi làm thì mục đích cuối cùng vẫn là để kiếm tiền và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vậy nên, bạn hãy kiên định đi theo con đường mà bạn đã chọn, một bài toán có nhiều cách giải mà, miễn sao có kết quả đúng là được.

#4. Chuẩn bị bước đầu cho kế hoạch

nen-lam-gi-khi-truot-dai-hoc (4)

Sau khi bạn đã chọn được hướng đi cho mình rồi thì bước tiếp theo, bạn hãy lên kế hoạch rõ ràng cho thời gian sắp tới.

Nộp nguyện vọng vào trường A thì cần có những gì, ngành B thì cần bao nhiêu điểm, chi phí cho một năm học Đại học như thế nào, nếu gia đình không đủ điều kiện thì bạn có thể làm thêm những gì để giảm tải cho gia đình…

Viết tất cả những thứ này ra giấy, bạn sẽ sáng tỏ được đường đi ngay !

#5. Trò chuyện thẳng thắng với gia đình về định hướng sắp tới

Đây là việc rất khó khăn, mình biết chứ !

Trò chuyện với phụ huynh chưa bao giờ là dễ dàng ở cái tuổi này, nhưng các bạn hãy thử bày tỏ nguyện vọng và kèm theo lời xin lỗi chân thành rằng mình đã khiến gia đình thất vọng.

Nhưng đồng thời, bạn hãy nói lên kế hoạch tương lai cho bản thân và xin phép được bắt đầu chứng minh cho cả nhà thấy bằng sự nỗ lực mỗi ngày của bạn.

Mình tin chắc là nếu bạn có thể vạch ra được con đường sắp tới mà bạn sẽ đi thì không khí trong gia đình sẽ bớt ngột ngạt hơn rất nhiều. Và bạn cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn !

#6. Thể hiện quyết tâm

nen-lam-gi-khi-truot-dai-hoc (7)

Bạn nên nhớ, bạn sẽ không thể làm thành công được điều gì nếu bạn không đủ QUYẾT TÂM và DŨNG KHÍ. Hãy luôn nghĩ trong đầu rằng: TÔI SẼ LÀM ĐƯỢC và TÔI SẼ LÀM TỐT !

Cuộc đời là những cú té, cứ té rồi đứng – rồi lại té – rồi lại đứng, nhưng ai lì hơn thì người ấy sẽ là người chiến thắng.

Hãy vận dụng sự “lỳ đòn” của mình vào cuộc sống để khi nhìn lại, bạn sẽ mỉm cười và tự hào rằng: Năm ấy tui đã không vì cú ngã đầu đời mà bị trượt dài cuộc đời !

Hôm nay, có thể bạn thất bại nhưng ngày mai, ngày kia bạn đã là một người mạnh mẽ hơn rất nhiều rồi. Cố lên nhé các bạn !

CTV: Cao Trần Mỹ Dung (CAD 1992) – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

2 comments

  1. tôi cũng đã trượt như bạn. Nhưng trượt rồi phí 3 năm. đừng đăng comment này lên nhé. Ông có fb hay gmail hay gì ko

  2. bây giờ trượt đại học không còn là vấn đề nữa vì có rát nhiều trường tư lấy điểm chỉ từ 16
    tôi cũng đã trượt đại học tôi cho là học phí ổn áp và chất lượng đào tạo tốt chỉ vì thiếu 1d nữa thôi
    bây giờ tôi đã học 1 trường đh tư với học phí 10tr5 ở Đà Nẵng, gán mác trường tốt nhất Châu Á nhưng tôi vào học mới thấy đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài thôi


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop