Đa nhân cách, rối loạn nhân cách: Đọc xem bạn có bị không?

Nhân cách là một phần không thể thiếu của mỗi con người và nó luôn đi đôi với cảm xúc bên trong tâm trí của mỗi chúng ta.

Nói một cách đơn giản thì, nhân cách là một khái niệm liên quan đến lĩnh vực tâm lý học và nó được hình thành trong xuyên suốt quá trình tồn tại của một con người thông qua những ảnh hưởng từ hoàn cảnh sống.

Từ những yếu tố đó, ta có thể rút ra được rằng mỗi một con người thường chỉ tồn tại một nhân cách duy nhất, bởi nó được phát triển trong một khoảng thời gian rất rất dài và không phải sinh ra là đã có ngay.

Vậy sẽ ra sao nếu như một người có rất nhiều nhân cách khác nhau và cùng tồn tại trong tâm trí? Bạn có tin vào những điều như vậy hay không?

Mình tin là bạn sẽ có được câu trả lời sau khi cùng mình tìm hiểu về hội chứng đa nhân cách ở trong bài viết này – một căn bệnh nghe có vẻ đơn giản nhưng cực kỳ đáng sợ.

#1. Đa nhân cách là gì?

Đa nhân cách, Rối loạn đa nhân cách (Multiple Personality Disorder) hay còn được biến đến rộng rãi hơn với cái tên “Rối loạn nhân cách”.

Đây là một dạng bệnh liên quan đến rối loạn tâm thần khi mà người mắc bệnh sở hữu ít nhất hai nhân cách khác biệt nhau hoàn toàn và mỗi một nhân cách đều đã tồn tại trong một khoảng thời gian khá dài rồi.

hoi-chung-roi-loan-nhan-cach (1)

Với những ai mắc phải căn bệnh này, họ sẽ thường có những hành vi, thái độ và lời nói cực kỳ thất thường, bởi những nhân cách khác nhau bên trong cơ thể họ sẽ hoán đổi luân phiên liên tục.

Không những thế, người bệnh thường có lối suy nghĩ, hoạt động và hành vi rất là cứng nhắc và thiếu lành mạnh.

Điều này sẽ khiến cho người bệnh rất khó giao tiếp với người khác khi chính bản thân họ gần như không thể phân biệt nổi đâu mới là hành vi bình thường hay bất thường.

Họ có khi đang vui lại trở nên buồn bã ngay lập tức, hoặc đang khóc thì lại quay ra cười, hoặc đang giận giữ lại trở nên vui vẻ…

#2. Có những loại rối loạn nhân cách nào?

Rối loạn nhân cách là một loại bệnh cực kỳ phức tạp, bởi nó tập hợp đủ mọi thể loại tính cách trên đời.

Chính vì điều đó nên người ta phân loại rối loạn nhân cách làm 3 nhóm khác nhau và thậm chí, mỗi nhóm lại gồm nhiều thể loại nhỏ hơn, cụ thể như sau:

Nhóm A: Thể hiện một lối sống, một đặc tính kỳ quặc và quái dị

+) Rối loạn nhân cách hoang tưởng: Bao gồm việc mất niềm tin vào người khác, miễn cưỡng khi phải nói chuyện và thường xuyên có xu hướng lo lắng, thậm chí là hận thù.

+) Rối loạn nhân cách phân liệt: Dấu hiệu nhận biết những người này là việc tránh né tiếp xúc xã hội, thích cô lập mình với thế giới bên ngoài.

+) Rối loạn nhân cách phân lập: Tính cách bất thường, ảo tưởng về bản thân, cảm thấy như luôn có giọng nói kẻ khác điều khiển trong đầu.

Nhóm B: Rối loạn nhân cách chống đối xã hội, ranh giới, nhân cách ái kỉ và nó luôn được thể hiện bởi những cảm xúc quá khích khó lường.

hoi-chung-roi-loan-nhan-cach (2)

+) Rối loạn nhân cách chống đối xã hội: Luôn có những hành vi xấu, tiêu cực với xã hội. Không quan tâm đến nhu cầu và cảm xúc của người khác, sống vô trách nhiệm và không hối hận về những hành vi xấu mà họ đã làm.

+) Rối loạn nhân cách ranh giới: Không thể kiểm soát nổi cảm xúc cá nhân và luôn cảm thấy cô độc, họ sợ hãi khi ở một mình, sợ bị bỏ rơi hay thậm chí tệ hơn là họ có thể tự sát hoặc có những hành vi gây thương tích cho chính mình.

+) Rối loạn nhân cách kịch tính: Luôn cố gắng thu hút sự chú ý của người khác, thể hiện cảm xúc quá mức, dễ bị chi phối bởi kẻ khác. Họ quan tâm đến ngoài hình quá mức, cảm xúc của họ thường rất nông cạn và thay đổi nhanh chóng.

+) Rối loạn nhân cách ái kỷ: Kiêu căng, tự đánh giá quá cao về bản thân, dễ tự ái và hay gen tị với người khác.

Nhóm C: Thể hiện bởi sự lo lắng, sợ hãi.

+) Rối loạn nhân cách tránh né: Luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm với bản thân, hay là quá nhạy cảm với những lời chỉ trích và từ chối. Họ là những người rụt rè và cô lập, luôn tìm cách tránh né các hoạt động mới hoặc không muốn gặp gỡ người lạ.

+) Rối loạn nhân cách phụ thuộc: Hành vi phục tùng hay đeo bám người khác, luôn cần được chăm sóc và có cảm giác sợ phải tự chăm sóc mình. Khả năng chịu đựng kém..

+) Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế: Luôn để tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt không đáng có, luôn muốn kiểm soát mọi thứ theo ý mình. Những người này sống theo chủ nghĩa hoàn hảo quá mức.

Không những thế, họ thường xuyên bỏ bê bạn bè và các hoạt động thú vị chỉ vì công việc hoặc dự án chưa được như họ mong muốn. Rất cứng nhắc và bướng bỉnh..

#3. Nguyên nhân của căn bệnh rối loạn đa nhân cách

Theo các nhà khoa học và các nhà tâm lý học thì căn bệnh đa nhân cách được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, trạng thái mất cân bằng các hóa chất trong não bộ, ….

Tuy vậy, tác nhân điển hình gây ra căn bệnh này chính là những tổn thương tâm lý trong quá khứ (bị bạo hành hay bắt nạt thời thơ ấu, gồng gánh quá nhiều kỳ vọng từ cha mẹ, áp lực cuộc sống, …).

#4. Làm thế nào để biết bạn có bị đa nhân cách hay không?

Thông thường thì người ngoài mới nhận ra được những thay đổi bất thường trong hành vi của bạn, còn bản thân bạn khó mà tự nhận ra được. Một số dấu hiệu như:

Quên thông tin cá nhân: Có bao giờ mà bạn tự nhiên lại quên mất tên của mình, quên địa chỉ nhà, quên số điện thoại, quên công việc mình đang làm… nói chung là quên những thứ rất quen thuộc với bạn thường ngày hay không?

Nhớ nhớ quên quên về những ký ức quan trọng trong quá khứ.

Bạn có bao giờ cảm thấy mình bị thay đổi cảm xúc một cách liên tục không? Hoặc một số dấu hiệu như: Trầm cảm, muốn tự tử, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, bị ảo giác về thính giác và thị giác, luôn cảm thấy lo lắng và hoảng loạn, ám ảnh…

#5. Rối loạn nhân cách có nguy hiểm hay không?

hoi-chung-roi-loan-nhan-cach (3)

Các chuyên gia cho biết, rối loạn nhân cách có thể gây ra vô số những hệ lụy và vấn đề phức tạp cho chính bản thân người bệnh hay cả xã hội.

Nếu nhẹ thì chỉ là những lần bộc lộ cảm xúc thái quá hay chỉ lo lắng đơn thuần, tuy nhiên nếu nặng thì sẽ có thể gây ra những điều vô cùng khủng khiếp và khó lường như bạo lực, vi phạm pháp luật, tự tử, …

Trên thực tế, rất nhiều vụ án mạng, tội ác có liên quan đến chứng rối loạn đa nhân cách đã làm rúng động cả thế giới và tiêu biểu nhất chính là Billy Milligan – tên tội phạm có quá khứ bi kịch sở hữu những 24 nhân cách khác nhau.

Chính bởi thế, đây thực sự là một căn bệnh cực kỳ khủng khiếp mà chắc chắn những người bệnh trải qua chúng không khác gì phải chịu một cực hình.

Hi vọng là những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn !

CTV: Trần Quang Minh – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop