Bóng đè là gì? Làm thế nào để không bị bóng đè?

Bạn nghe qua hiện tượng bóng đè rồi chứ? mình nghĩ chắc chắn là như vậy rồi, thậm chí nhiều bạn ở đây đã từng trải qua cảm giác bị bóng đè rồi ấy. Bởi vì hiện tượng này không phải là hiếm gặp.

Có nhiều người cho rằng, tác nhân gây ra hiện tượng bóng đè chính là các yếu tố tâm linh. Vậy sự thật thì thế nào? liệu có phải như vậy không? Hãy cùng mình đi tìm câu trả lời chính xác trong bài viết này nhé.

#1. Bóng đè là gì?

tim-hieu-ve-hien-tuong-bong-de (3)

Bóng đè là cách gọi từ lâu của các cụ, và nó vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến thời điểm hiện tại, đơn giản là vì khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết ý như từ “bóng đè”

Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi là chứng tê liệt giấc ngủ (Sleep Paralysis). Nó thường xảy ra khi ta bắt đầu bước vào giấc ngủ hoặc khi sắp tỉnh giấc.

Theo đó, người bị bóng đè sẽ cảm thấy như bị tê liệt toàn thân mặc dù ý thức thì đã tỉnh, có nghĩa là bạn vẫn suy nghĩ được như lúc tỉnh táo nhưng không thể cử động được các cơ chân tay, giống như bị một vật nặng đè lên vậy.

Có lẽ chính vì lẽ đó nên các cụ mới gọi tên của hiện tượng này là bóng đè.

Mình cũng đã từng 1 lần bị bóng đè, chắc khoảng 2, 3 phút. Thật sự rất bất lực, tâm trí thì luôn có gắng để dùng tay vung lên nhưng không tài nào điều khiển được. Thậm chí mình không thể mở mắt ra được. Cảm giác nó lạ lắm 😀

Không những thế, trong lúc hiện tượng này xảy ra, người bị bóng đè còn không thể nói hay phát ra âm thanh vì vậy sẽ rất khó để có người giúp bạn nếu bạn bị bóng đè.

Ngoài ra, người bị bóng đè có thể nhìn thấy, nghe thấy, thậm chí là cảm thấy ảo giác – những thứ vốn dĩ không tồn tại ở đó, gây ra cảm giác hoảng loạn và sợ hãi tột cùng.

Thông thường, hiện tượng bóng đè chỉ kéo dài trong đôi ba phút, và một người có thể gặp nhiều cơn hay nhiều hồi bóng đè trong một giấc ngủ.

Bóng đè có 2 dạng:

  • Một là mơ thấy mình tỉnh dậy và cố gắng cử động nhưng không được (đây là dạng mọi người đều biết).
  • Còn 1 dạng nữa là chúng ta bị mắc kẹt vào một vòng lặp tỉnh dậy. Tức là ta mơ ta tỉnh dậy rồi đi vòng vòng trong nhà, chợt nhận ra đây chỉ là giấc mơ và cố gắng tỉnh dậy thêm một lần nữa nhưng vẫn tỉnh dậy trong mơ. Tức là mơ trong mơ !

Theo thống kê của các nhà khoa học thì có từ 8-50% dân số thế giới từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời và 5% trong số đó gặp hiện tượng này thường xuyên như cơm bữa.

#2. Tại sao lại xảy ra hiện tượng bóng đè?

Về cơ bản thì, khi bạn chìm vào giấc ngủ, não bộ của bạn sẽ tự động làm tệ liệt cơ thể từ lúc bắt đầu đi vào giấc ngủ cho đến khi bạn tỉnh giấc.

Mục đích của việc này là để ngăn cản những va chạm không đáng có trong khi ngủ, hay là những tai nạn xảy ra khi tay chân ta khua khoắng nhặng xị trong những giấc mơ.

Tuy nhiên, đôi khi não bộ “đã thức giấc” nhưng nó lại quên mất nhiệm vụ giải phóng các cơ trong cơ thể khỏi tình trạng tê liệt, khiến cho bạn dù đã nhận thức được mọi thứ xung quanh nhưng lại không cách nào cử động được, thậm chí là cả việc mở mắt dù bạn đã cố gắng như thế nào đi chăng nữa.

Để hiểu một cách rõ ràng hơn về hiện tượng bóng đè thì bây giờ chúng ta sẽ hiểu về chu kỳ của giấc ngủ.

Một giấc ngủ bình thường được chia thành 2 chu kỳ:

  • NREM (Non Rapid Eye Movement) tạm dịch là giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh. Trong giai đoạn NREM sẽ có 4 giai đoạn ngủ nữa nhưng mình không bàn sâu thêm, sẽ làm loãng bài viết.
  • REM (Rapid Eye Movement) là giấc ngủ có mắt chuyển động nhanh.

Nếu bạn đang sử dụng các thiết bị sức khỏe như vòng đeo tay thông minh của Xiaomi, Huawei hay Apple Watch thì những thuật ngữ này bạn thừa biết rồi đúng không 🙂

Hiện tượng bóng đè khi ngủ liên quan tới chu kỳ REM, khi chu kỳ này vì một lý do nào đó bị gián đoạn hay phân mảnh.

Cụ thể, một chu kỳ REN-NREM diễn ra trong khoảng 90 phút với phần lớn thời gian ngủ thuộc về chu kỳ NREM – chu kỳ mà cơ thể cũng như não bộ của bạn được hoàn toàn thư giãn và nghỉ ngơi.

Khác một chút tại chu kỳ REM, dù cơ thể của bạn đang được thả lỏng nhưng mắt bạn sẽ di chuyển nhanh – đây là chu kỳ thường xảy ra những giấc mơ.

Hiện tượng bóng đè có thể nói có nét tương đồng với tình trạng cơ thể bạn trong chu kỳ REM, nhưng trái với việc cơ thể bất động và nhận thức bị gói trọn trong giấc mơ thì não bộ của bạn lại tỉnh giấc.

Điều này khiến bạn vừa có nhận thức về không gian xung quanh, vừa có thể cảm nhận được những ảo giác giống như trong những giấc mơ vậy.

#3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bóng đè?

tim-hieu-ve-hien-tuong-bong-de (1)

Hiện tượng bóng đè nhìn chung là không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc, nhưng nó có thể để lại những ảnh hưởng xấu đến tâm lí, ví dụ như lo lắng, hoảng sợ, rối loạn tâm thần. Và khi thức dậy thì cảm giác rất mệt.

Ngoài ra, bóng đè còn có thể đi kèm với các hội chứng liên quan đến giấc ngủ khác như chứng ngủ rũ hay các chứng mất ngủ.

Theo các nhà khoa học, dưới đây là những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng bóng đè:

  • Stress, căng thẳng tâm lý… được cho là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng bóng đè, nó làm nhiễu loạn chu kỳ giấc ngủ, gây sức ép lên thần kinh, từ đó gây ra hiện tượng bóng đè.
  • Tư thế ngủ sai cũng có thể tạo sức ép lên cơ thể, từ đó dẫn đến những vấn đề khó chịu, khó thở khi ngủ…
  • Phòng ngủ bí bách, thiếu oxy. Hoặc phòng cắm nhiều hoa tươi quá => thiếu dưỡng khí.
  • Bị mắc phải một số bệnh nền như trầm cảm, rối loạn căng thẳng, mất ngủ hay ngủ rũ.
  • Sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu bia, các loại thuốc ngủ, …
  • Một yếu tố khác nữa là do di truyền: Một thống kê cho thấy, nếu bố mẹ thường xuyên gặp hiện tượng bóng đè thì con của họ cũng sẽ có tỉ lệ bị bóng đè cao hơn rất nhiều.

Bên cạnh những nguyên nhân được khoa học chứng minh ra thì yếu tố tâm linh cũng được rất nhiều người tin tưởng, họ cho rằng đó là do vong theo, hoặc do ma quỷ, hay các thế lực tâm linh đeo bám.

Họ cho rằng những người bị bóng đè thường là những người yếu bóng vía, do đó dễ bị đè bởi các “vong”, hay thậm chí có người còn cho là do người ngoài hành tinh gây ra.

Và theo kinh nghiệm dân gian thì những người bị bóng đè thường để con dao hoặc nhánh tỏi ở đầu giường hoặc tâm linh hơn thì làm lễ cúng….. Nhưng theo các nhà khoa học thì đó là cách chữa bệnh tâm lý chứ không có tâm linh gì ở đây cả.

#4. Làm thế nào để không bị bóng đè?

tim-hieu-ve-hien-tuong-bong-de (2)

Để tránh bị bóng đè, một hiện tượng gây rất nhiều khó chịu cho người mắc phải thì các bạn chỉ cần thực hiện những việc hết sức đơn giản như:

  • Ngủ ở phòng thông thoáng, có đủ oxy, không đóng quá kín cửa khi ngủ.
  • Thay đổi hướng ngủ.
  • Không để các vật nặng lên ngực trái, gây ép tim…
  • Giữ một tâm trạng thật tốt, một tinh thần thoải mái mỗi ngày, nghỉ ngơi thư giãn để tránh bị stress kéo dài.
  • Tạo một thói quen ngủ tốt như ngủ đủ giấc, ngủ đúng tư thế, ngủ trong không gian yên tĩnh và thoải mái nhất.
  • Tránh lạm dụng các chất kích thích cũng như các loại thuốc gây áp lực lên thần kinh.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau xanh và hoa quả.

#5. Lời kết

Okay, qua bài viết này thì mình tin là bạn đã có một cái nhìn rõ nét nhất về hiện tượng bóng đè rồi đúng không? Và thông qua bài viết này thì bạn cũng biết được nguyên nhân gây nên hiện tượng bóng đècách để không bị bóng đè rồi.

Hi vọng bài viết có những thông tin mà bạn cần. Đừng quên đánh giá 5* cho bài viết và chia sẻ nó đến rộng rãi mọi người nếu bạn thấy nó thực sự hữu ích nhé >.<

Đọc thêm:

CTV: Trần Quang Phú – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop