Clean Code là gì? Tại sao phải CLEAN CODE trong lập trình?

Nếu anh em học và làm về lập trình thì chắc đã từng ít nhiều nghe về khái niệm “Clean Code” rồi phải không nhỉ. Nhưng mình tin chắc là số lượng anh em hiểu rõ về “clean code” là không nhiều.

Vậy tại sao phải “clean code” trong lập trình? nếu anh em đã từng thắc mắc như vậy thì hãy để mình giải thích kỹ hơn cho anh em trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Nhưng trong khuôn khổ của bài viết này, mình sẽ chỉ đề cập đến các lý do để anh em nên viết code sao cho sạch, sao cho đẹp, gọn gàng… chứ không nói về cách làm như thế nào nhé.

Nội dung đó thì mình sẽ cùng anh em tìm hiểu ở trong các bài viết tiếp theo nhé (>‿♥)

Đọc thêm:

#1. “Clean code” là gì?

ly-do-phai-clean-code-trong-lap-trinh (1)

Trước khi trả lời cho câu hỏi tại sao thì chúng ta cần phải hiểu như thế nào là clean code trước, vì chỉ khi hiểu được khái niệm thì chúng ta mới biết tại sao nó quan trọng.

Clean code nếu dịch ra thì có nghĩa là “mã nguồn sạch”, nhưng hiểu một cách đơn giản thì clean code bao gồm: cách tổ chức mã nguồn, cách triển khai mã nguồn sao cho khoa học, dễ hiểu và đem lại hiệu năng cao cho chương trình.

Việc áp dụng clean code không khó, nhưng áp dụng làm sao cho đúng và chuẩn thì lại là một câu chuyện khác. Chính vì vậy mà việc nắm được, hiểu và biết cách áp dụng clean code sẽ khiến cho mã nguồn tốt hơn rất nhiều.

#2. “Clean code” giúp code dễ bảo trì hơn

Bảo trì gần như là khâu bắt buộc của rất nhiều sản phẩm phần mềm nói riêng và sản phẩm kỹ thuật nói chung.

ly-do-phai-clean-code-trong-lap-trinh (2)

Nếu trong quá trình phát triển phần mềm chúng ta làm không tốt thì khâu bảo trì sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.

Và một trong những điều quan trọng mà đội ngũ phát triển có thể làm đó là đảm bảo chất lượng source code ngay từ đầu.

Để làm được điều này không phải không phải là dễ, vì bản chất của dự án là sẽ nhiều người làm cùng nhau. Nếu không có một quy chuẩn chung thì chắc chắn có người code hay có người code dở.

Khi bảo trì code, nếu người trước biết clean code thì người sau vào làm sẽ dễ dàng mở rộng chương trình, phát triển thêm tính năng mà không phải sửa đổi mã nguồn cũ.

Ngược lại, nếu không clean code thì sau này bảo trì và phát triển lên sẽ rất khó trong việc mở rộng mã nguồn. Thậm chí, trường hợp tệ nhất có khi còn phải đập đi xây lại toàn bộ nữa, gây lãng phí nguồn lực.

#3. “Clean code” giúp người khác đọc code dễ hơn

ly-do-phai-clean-code-trong-lap-trinh (3)

Như mình đã nói bên trên, bình thường thì một dự án sẽ do nhiều người cùng làm với nhau, chứ không phải chỉ có một người làm (thực tế thì cũng có, nhưng rất ít).

Vậy một bài toán đặt ra là mỗi ông code một kiểu thì làm sao để đọc code của nhau mà vẫn hiểu được người kia đang viết gì?

Mình đã từng trong hoàn cảnh này nên mình rất hiểu cái cảm giác “ức chế” khi phải đọc những dòng “xấu, bẩn, cẩu thả” của người khác.

Nếu một lập trình viên biết clean code thì họ sẽ không bao giờ viết code để cho mỗi mình anh ta đọc hiểu. Họ sẽ luôn nghĩ đến việc làm sao viết code để cả người khác khi đọc vẫn có thể hiểu được.

Tất nhiên, để làm được điều đó không phải là dễ, vì bản chất mỗi người sẽ có một phong cách lập trình trình khác nhau. Nhưng bạn phải chấp nhận thôi, muốn trở nên chuyên nghiệp bạn buộc phải nắm được những quy tắc chung.

#4. “Clean code” thể hiện trình độ của lập trình viên

Tại sao clean code lại thể hiện trình độ của lập trình viên?

ly-do-phai-clean-code-trong-lap-trinh (4)

Thực ra, để đánh giá thì trình độ của một lập trình viên sẽ phải dựa trên rất nhiều khía cạnh khác nhau.

Nhưng nếu gói gọn lại trong khía cạnh kỹ thuật thì việc nắm được, hiểu được và áp dụng được clean code sẽ thể hiện phần nào trình độ kỹ thuật của một lập trình viên.

Đôi khi clean code còn thể hiện kinh nghiệm của một lập trình viên ra sao. Việc code nhiều, gặp nhiều lỗi sẽ giúp họ tích lũy kinh nghiệm theo năm tháng.

Và họ biết khi gặp một vấn đề, họ nên bắt đầu từ đâu và xử lý nó như thế nào cho hợp lý nhất.

Ngoài ra, việc làm qua nhiều dự án, tiếp xúc với nhiều loại mã nguồn (được viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau) thì lập trình viên cũng “lĩnh ngộ” được nhiều cách tổ chức, triển khai mã nguồn.

Từ đó đúc rút ra những kinh nghiệm riêng để hoàn thiện và nâng cao khả năng kỹ thuật của mình (bạn có thể nhận thấy rõ khi làm việc với những DEV Lead từng làm nhiều dự án)

#5. “Clean code” giúp mọi người hình thành một quy tắc chung

“Quy tắc” gần như là điều bắt buộc nếu một doanh nghiệp muốn trở nên chuyên nghiệp, uy tín hơn.

ly-do-phai-clean-code-trong-lap-trinh (5)

Đối với các công ty phần mềm thì điều này càng chính xác hơn, đặc biệt là trong khâu phát triển sản phẩm (xây dựng mã nguồn chương trình)

Nếu tất cả thành viên của dự án đều code theo một chuẩn chung thì dự án sẽ phát triển rất nhanh, ít xảy ra lỗi, dễ bảo trì sau này và chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn.

Ngược lại, nếu đội ngũ phát triển làm việc không có quy tắc (thường xảy ra ở các công ty nhỏ, mới thành lập chưa có kinh nghiệm và quy trình) thì mình tin chắc sản phẩm thường có nhiều nhiều lỗi, hoạt động không ổn định và đặc biệt chất lượng mã nguồn (source code) cực kỳ thấp.

Thực tế là không phải lập trình viên nào trong cùng dự án cũng có khả năng tương đương nhau, nhưng chỉ cần có 1-2 người có kỹ năng clean code thì họ sẽ “uốn” cả team theo chuẩn.

#6. “Clean code” thể hiện sự chuyên nghiệp của đội ngũ phát triển

ly-do-phai-clean-code-trong-lap-trinh (6)

“Chuyên nghiệp” là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào đều muốn hướng đến, đặc biệt là các doanh nghiệp làm phần mềm.

Chuyên nghiệp ở đây phải là trên mọi khía cạnh: từ quản lý con người, phát triển sản phẩm cho đến việc marketing để bán sản phẩm…

Nếu xét riêng về khía cạnh kỹ thuật thì đội ngũ phát triển phần mềm được gọi là chuyên nghiệp khi nào?

Điều này rõ nhất là khi chúng ta nhìn vào mã nguồn (source code) của họ. Source code có theo chuẩn, có theo quy tắc chung không, hay mỗi ông code một kiểu chẳng theo quy chuẩn gì hết.

Tổ chức mã nguồn ra sao, cách quản lý mã nguồn đó như thế nào, có đảm bảo về an toàn thông tin không?

Nói chung là câu chuyện về “chuyên nghiệp hóa” đội ngũ phát triển phần mềm thực sự không phải là dễ.

Nó đòi hỏi sự chuyên nghiệp từ các bộ phận khác của doanh nghiệp, từ những con người trong chính đội ngũ đó cho đến những người trưởng nhóm, người lãnh đạo.

#7. Lời Kết

Okay, vậy là qua bài viết này thì mình tin là bạn đã hiểu hơn về khái niệm Clean code rồi đúng không? và lý do tại sao cần phải Clean code.

Clean code thực sự là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp.

Có hai cuốn sách rất hay về chủ đề này bạn có thể tham khảo đó là:

  1. Clean Code: A Handbook of Agile Software Craftsmanship
  2. The Clean Coder: A Code of Conduct for Professional Programmers: Nếu thích bạn có thể mua trên Tiki !

Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết theo nha !

CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop