Bộ đội ta đã làm gì để dấu tuyến đường Trường Sơn suốt 10 năm mà địch không hề hay biết?
Xin chào tất cả anh chị em cô gì chú bác đã quay trở lại Series lịch sử của Blog Chia sẻ kiến thức [dot] com. Ở bài viết trước thì ta đã thấy được tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại rồi phải không ạ!
Để bảo vệ được tuyến đường này, bảo vệ cho những đoàn xe vận chuyển đạn dược thì chúng ta đã phải hy sinh rất nhiều. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã nói rằng:
“Một khi cắt đứt được đường Trường Sơn thì người Mỹ đã có thể đạt được thành công lớn hơn”
Từ đó thì chúng ta có thể thấy được rằng tuyến đường Trường Sơn góp một phần rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cuộc chiến ở chiến trường Miền Nam, và ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của nước nhà.
Và đương nhiên, Mỹ cũng biết điều đó, họ cũng đã tuyên đó sẽ xé toạc con đường này. Nhưng nói thì dễ, làm được thì mới khó.
Cho dù Mỹ có cả một hệ thống công nghệ, những trang thiết bị điện tử hiện đại vô cùng nhưng cũng chẳng thể nắm rõ được đường Trường Sơn, huống hồ gì nói đến chuyện cắt đứt được tuyến đường này.
Hơn 10 năm chiến tranh nhưng vũ khí, đạn dược vẫn ào ào chảy từ Bắc vào Nam – cũng đủ thấy được rằng sự thông minh, tài trí của bộ đội ta khi đã dấu được con đường máu này.
Vậy một câu hỏi đặt ra là bộ đội ta đã làm như thế nào để dấu được con đường này?
Vâng, với phương châm “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” thì bộ đội Việt Nam đã tìm ra và thực hiện đủ mọi cách để có thể vận chuyển được đạn dược, lương thực một cách bí mật, dù cho Mỹ có công nghệ hiện đại như thế nào đi nữa.
Những ngày đầu thực hiện phương châm đề ra là hết sức khó khăn và gian khổ. Lúc đó, bộ đội ta vừa phải vận chuyển vừa phải mở đường, nên đi bộ được xem như là phương án tối ưu nhất lúc bấy giờ.
Phương án giấu đường khi đi bộ hành quân….
Vì là đi bộ hành quân nên việc đi không dấu là điều bắt buộc mà ai cũng phải thực hiện, vì nếu để lại dấu vết mà lính Mỹ phát hiện được, thì nó sẽ cho máy bay ném bom ngay, và thiệt hại sẽ hết sức nặng nề.
Để thực hiện được điều đó, nhiều phương án đã được đề xuất thực hiện. Lúc đầu, mỗi người sẽ mang một tấm ván gỗ để dưới chân nhằm mục đích không để lại dấu vết. Có khi lại mang theo một bao ni lông và người cuối cùng có nhiệm vụ phải xóa dấu vết.
Đặc biệt khó khăn hơn, những nơi có địa hình dễ bị phát hiện, khó xóa dấu vết như những con đường lầy lội, ẩm ướt thì bắt buộc cả đoàn phải đi theo dấu chân của người dẫn đầu, để nếu địch có biết thì nó cũng sẽ nghĩ là chỉ có một người đi qua đây mà thôi, không đáng quan ngại.
Còn những lúc đi qua suối hoặc men theo đường rừng thì vai trò của người dẫn đường là hết sức quan trọng. Những người dẫn đầu của từng đoàn kết nối, dẫn đường cho nhau chỉ bằng kí hiệu mà chỉ những người đó mới có thể biết.
Những kí hiệu đó tự nhiên đến mức chỉ cần nhìn vào các hòn đá xếp không bình thường hoặc là những cành cây thì họ sẽ biết đi về phía nào, và đi như thế nào.
Phương án giấu đường khi đi xe hành quân….
Đó là cách dấu đường khi chúng ta đi bộ, nhưng sau khi con đường đã hoàn thành, chúng ta chuyển từ đi bộ sang đi xe nên các biện pháp cũ không còn được thực hiện nữa.
Hơn nữa, việc chạy xe cũng gây ra tiếng ồn, và đặc biệt cũng không thể xóa được dấu vết. Đứng trước tình hình đó, giải pháp chia nhỏ đoạn đường đã được bộ đội ta thực hiện. Mỗi lái xe được cắt cử lái một cung đường nhất định, dài từ 30-40 km.
Và để đảm bảo bí mật thì những đoàn xe sẽ di chuyển vào buổi tối. Những hôm có trăng sáng soi đường thì dễ đi hơn, còn những lúc không có trăng, lái xe bắt buộc phải đi bằng cảm giác của mình.
Vì thế nên lái xe bắt buộc phải thuộc lòng những cung đường mà mình sẽ vận chuyển. Điều đó cũng làm cho chúng ta yên tâm hơn, vì nếu một lái xe có bị bắt thì họ cũng không thể biết cả cung đường nó như thế nào để mà khai cả.
Nhưng cũng chẳng đáng quan ngại vì địch sẽ chẳng bao giờ bắt được lái xe của ta mà lấy lời khai đâu ٩(͡๏̮͡๏)۶ Đơn giản là vì mỗi lái xe, mỗi cung đường đều có một ám hiệu riêng mà chỉ những người trong tổ đội mới biết được.
Cụ thể thì mỗi lái xe sẽ được phát cho một tấm khăn trắng và mỗi đêm hành quân sẽ được đeo ở một vị trí nhất định. Khi thì đeo ở tay trái, khi thì đeo ở tay phải, có khi lại quấn trên đầu. Tùy vào từng ngày, và những ám hiệu này được bảo vệ một cách bí mật tuyệt đối.
Hơn nữa, cứ đi qua một chặng đường thì sẽ đổi vị trí đeo, và điều đó được quy định riêng, chỉ những người trong đoàn mới biết được. Nếu thấy bất kỳ trường hợp nào đeo sai khăn hoặc không đúng vị trí thì đều bị xử. Nếu ta không giết thì nó sẽ giết ta mà thôi.
Không dừng lại ở đó, trong quá trình xây dựng, những cây cầu nào bắc cho xe đi qua đều được xây chìm dưới mặt nước, để khi địch trinh sát từ trên cao sẽ không thấy được cây cầu đi qua sông, vì mặt nước phản chiếu.
Hơn nữa khi mở đường, bộ đội công binh cũng không quên đào các hố bom to bên đường để đánh lừa địch rằng đây là đoạn đường đã bị ném bom rồi nên nó sẽ không quay lại nữa.
Và những ngõ ngách dù là nhỏ nhất thì cũng chỉ có các chỉ huy bên ta biết nên địch sẽ không bao giờ biết để mà đánh phá.
Ngoài ra còn có ông Nguyễn Lương Cảnh cũng được biết vì ông chính là người đã vẽ ra tấm bản đồ Trường Sơn mà. Nhưng tất nhiên, điều này cũng được giữ bí mật đến tuyệt đối, đến cả người nhà cũng không biết ông vào quân ngũ để làm gì, huống chi là lính Mỹ.
Nếu như tấm bản đồ mà rơi vào tay địch thì nó cũng chẳng thể nào đánh phá được, bởi vì độ sai lệch của bản đồ lên tới 10km. Mà chỉ có những chỉ huy của ta mới biết được các căn cứ đó lệch 10km về hướng nào mà thôi.
Cứ như thế, đến khi cuộc chiến tranh kết thúc, con đường máu Trường Sơn vẫn không bị bại lộ. Để rồi khi đến lúc lâm thời, vị đại tướng 4 sao của Mỹ, ông William Westmoreland
vẫn không thể tin rằng mình đã từng thất bại ở Việt Nam.
Và phải thán phục trước Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông là người hội tụ đủ 4 phẩm chất làm nên một nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại:
- Khả năng đưa ra quyết định.
- Sức mạnh tinh thần.
- Khả năng tập trung.
- Và bộ não hội tụ được những phẩm chất này.
Vâng, đó là cách mà bộ đội ta đã lừa quân địch và giấu kín tuyến đường Trường Sơn trong suốt 10 năm mà không hề bị phát hiện.
Nếu thấy hay thì đừng quên chia sẻ lên các MXH nha các bạn. Và cũng đừng quên truy cập vào blogchiasekienthuc.com mỗi ngày để khám phá thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé !
CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com