Bộ đội Việt Nam đã khắc chế “bóng ma” AC-130 của Mỹ thế nào?

Bài này thuộc phần 3 trong 7 phần của series Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

Nhắc đến kháng chiến chống Mỹ, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ nhớ đến con đường Trường Sơn huyền thoại, hay còn được gọi với cái tên thân thuộc là Đường mòn Hồ Chí Minh.

Đây được xem như là tuyến giao thông quan trọng giúp bộ đội ta có thể vận chuyển, cung cấp binh lực, lương thực, đạn dược và các vật phẩm thiết yếu khác cho chiến trường Miền Nam trong suốt 16 năm kháng chiến, từ năm 1959 đến năm 1975.

Hiểu rõ được tầm quan trọng của tuyến đường này nên quân đội Mỹ đã ra sức đánh phá, hòng ngăn chặn bằng được tuyến chi viện dành cho chiến trường Miền Nam.

Như trong bài viết trước thì các bạn cũng đã biết, Mỹ đã sử dụng Trinh sát mặt đất để phát hiện và đánh phá các chuyến xe vận tải của chúng ta – nhưng bất thành. Ngược lại, nó đã bị bộ đội ta dùng chính sản phẩm của người Mỹ để đánh lại họ.

Tuy nhiên, với quyết tâm phải ngăn chặn bằng được tuyến chi viện này, Đế quốc Mỹ đã sử dụng nhiều cách khác nữa, ví dụ như là tạo các cơn mưa nhân tạo lớn để gây ra sạt lở đất – nhưng cũng bất thành nốt.

Cuối cùng, Mỹ đã phải đưa ra con quái vật bóng đêm được mệnh danh là “Bóng ma trên đỉnh Trường Sơn” (máy bay AC – 130) để chặn đứt tuyến đường này.

bo-doi-viet-nam-da-khac-che-bong-ma-ac-130-cua-my-the-nao (1)

Với trang bị hết sức tối tân, con quái vật này có khả năng nhìn đêm hồng ngoại, khuếch đại hình ảnh tĩnh lên đến 40.000 lần.

Hơn nữa, AC 130 còn có khả năng nhận thấy được tia lửa điện phát ra bên trong động cơ đốt trong. Để rồi công việc còn lại là của những khẩu súng được gắn trên máy bay, bắn ra với tỉ lệ chính xác là cực kỳ cao.

Điều này khiến cho những đoàn xe viện trợ của ta gặp rất nhiều khó khăn, số lượng xe bị phá hủy trong giai đoạn này cũng nhiều đáng kể.

Hơn nữa, việc đường Trường Sơn nhỏ hẹp, hiểm trở càng gây khó khăn cho những đoàn xe của ta, khi một chiếc xe nào bị bắn thì sẽ gây cản trở cho những chiếc xe phía sau, và khi máy bay Mỹ ném bom thì sẽ không thể thoát đi đâu được.

Vì thế giải pháp tạm thời của bộ đội ta là đao đường xương cá dọc tuyến đường. Để xe nào bị bắn hỏng thì sẽ cho ra các nhánh để các xe sau tiếp tục băng băng chảy trên các trục đường chính.

Nhưng giải pháp này cũng chỉ mang tính tạm thời và không thể kéo dài mãi như thế mãi được, chính vì thế mà bộ đội ta đã phải tìm một cách khác để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả hơn. Nghe có vẻ khoai nhỉ 🙂

Với phương châm: thiết bị có hiện đại thế nào đi chăng nữa thì cũng phải có điểm yếu, thế nên bằng mọi cách chúng ta phải tìm ra được điểm yếu của con quái vật này.

Và sau nhiều ngày đêm nghiên cứu thì bộ đội ta cũng đã tìm ra được điểm yếu đó. Hiện đại là vậy, nhưng AC – 130 lại mang một thân hình nặng nề, cùng với tầm bay thấp (dưới 3km).

Cũng chính vì sự bất tiện này nên máy bay AC – 130 không dám bay vào ban ngày vì sợ pháo của bộ độ ta bắn hạ. Điều này cũng giúp cho bộ đội ta dễ dàng hơn phần nào trong việc giải bài toán khó này.

Phương án…

Nếu như mình vận chuyển vào ban đêm bị Mỹ đánh ác kiệt như vậy thì ta lại chuyển sang phương án vận chuyển vào ban ngày.

Bởi vì, việc vận chuyển ban đêm cũng nguy hiểm một cái nữa là đường sá hiểm trở, nên tốc độ cũng bị giảm xuống. Vậy nên phương án chạy bạn ngày có vẻ hợp lý trong hoàn cảnh này, chạy ban ngày thì ta có thể đi nhanh hơn nhiều.

Vì thế nên chả tội gì mà ta phải chạy ban đêm cả. Nhưng nói là  ban ngày cho oai vậy thôi chứ chả ai dám đi đúng giờ công chức nhà nước cả, giờ chạy xe cũng du di trong khoảng gần gần 5h sáng và 5h chiều.

Vì nếu như chạy ban ngày thì các máy bay trinh sát của Mỹ sẽ phát hiện ra và thả bom khói gọi đồng đội đến rải thảm ngay.

bo-doi-viet-nam-da-khac-che-bong-ma-ac-130-cua-my-the-nao (2)

Đứng trước tình hình Miền Nam đang cần số lượng lớn hàng hóa để tiếp tục kháng chiến, bộ đội Công Binh của ta đã nghĩ ra cách lợp những tán cây để tạo thành trục đường kín cho xe chạy vào ban ngày.

Được rừng che chở, những đoàn xe vận tại của ta cứ bon bon chạy trên những tuyến đường kín này, vì thế nên năng suất cũng cao hơn mọi hôm.

Từ năm 1971, bộ đội ta đã xây dựng được tuyến đường kín từ Bắc Lùm Bùm đến Hạ Lào, dài 1000km.

Nhưng các bạn biết đấy, những bộ não đứng đầu của nước Mỹ cũng không phải dạng vừa, vậy một câu hỏi đặt ra là: làm thếnào để bộ đội ta có thể bảo vệ được tuyến đường này, và làm thế nào để địch không phát hiện ra được thì lại là một bài toán khó cần phải giải.

Phương án…

Để làm được điều này, bộ đội Công Binh của ta đã xây dựng hàng trăm trận địa giả, kho giả với xe giả trên các tuyến đường cũ để lừa địch đánh bom vào đó.

Không dừng lại ở đó, vào ban đêm chúng ta vẫn phải cho ô tô bật đèn sáng rực trên những tuyến đường cũ để địch bắn phá.

Những lô hàng nào bị hỏng thì lôi ra đốt giữa đường để giặc nghĩ rằng chúng đã hạ được rất nhiều xe của ta và đang đánh phá đúng tuyến đường chính.

Hơn nữa, ta còn dùng cả trận địa pháo thật để bảo vệ tuyến đường giả. Như thế này không trúng kế làm sao được nhỉ 🙂

Để rồi từng tấn hàng hóa, đạn dược, thuốc men cứ ào ào chảy từ Bắc vào Nam để phục vụ cho kháng chiến. Cứ như thế, nóng lòng vì không đánh chặn được tuyến chi viện này, bộ chỉ huy của Mỹ phải đưa con quái vật AC – 130 ra ban ngày mà đâu biết rằng đây cũng là kết cục thê thảm của con quái vật này.

Ta chỉ sợ AC – 130 trong bóng tối, chứ ra ban ngày thì bố của AC – 130 ta cũng không sợ ᵔᴥᵔ. Nó chả khác gì một đống sắt vụn to lớn biết bay, đã thế lại còn bay chậm, bay thấp.. Vâng, một miếng mồi ngon cho pháo ta liên tục bắn phá.

Hơn nữa, vào thời gian tờ mờ sáng và xế chiều, máy bay trinh sát của địch không thể nào hoạt động được nên cũng không biết pháo ta ở đâu mà gọi đồng đội bắn phá.

Để rồi vào ngày 29 và 30 tháng 3 năm 1972, hai chiếc AC – 130 đã bị bắn hạ, buộc Mỹ phải rút con “phế vật” này về nước vào năm 1973, vì họ biết rằng nếu cứ tiếp tục đánh nữa sẽ càng thê thảm hơn mà thôi.

Để rồi sau khi giải phóng miền Nam, Trung Tướng Đồng Sỹ Nguyên có thấy một tấm bản đồ Trường Sơn tại tổng hành dinh của quân đội Sài Gòn và mỉm cười ✌

Hóa ra quân Mỹ đã biết về đường Trường Sơn nhưng cũng chỉ là biết cho vui thôi, chứ không có tác dụng gì về mặt chiến thuật.

Vậy bộ đội ta đã làm những gì để dấu nhẹm đi những tuyến đường đó, xin mời các bạn theo dõi tiếp trong bài viết tiếp theo của Series này nhé !

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.8/5 sao - (Có 5 lượt đánh giá)
Bài viết cùng Serie<< Bộ đội Việt Nam đã “xử đẹp” Trinh Sát Mặt Đất của Mỹ như thế nào?Bộ đội ta đã giấu kín tuyến đường Trường Sơn như thế nào? >>
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop