Cung đường vận chuyển xăng dầu “Huyền Thoại” xuyên Trường Sơn

Bài này thuộc phần 1 trong 7 phần của series Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

Báo Mỹ nói rằng Việt Nam là quốc gia khó chinh phục nhất trên thế giới – câu nói này quả không sai chút nào cả. Tuy là một đất nước nhỏ bé nhưng Việt Nam đã dạy cho các đế chế, những cường quốc nhiều nhiều bài học thực sự đắt giá.

Tiêu biểu như là: 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, hay là giành lại độc lập từ tay của Đế Quốc Mỹ.

Và một bài học đắt giá nhất có lẽ là dành cho Đế quốc Mỹ, để rồi cho đến ngày nay, người Mỹ vẫn cảm thấy e thẹn và xấu hổ mỗi khi nhắc đến những lần thất bại trước Việt Nam.

Và tất nhiên, để chiến thắng và đánh đuổi được đế quốc Mỹ hùng mạnh bậc nhất thời bấy giờ, để giành lại độc lập cho dân tộc thì chúng ta cũng đã phải đánh đổi rất nhiều.

Có rất nhiều những nguyên nhân mang lại chiến thắng cho dân tộc Việt Nam. Đó cũng là những minh lịch sử chứng rõ ràng nhất về một dân tộc mưu trí và anh hùng trước những kẻ thù mạnh nhất thời bấy giờ.

Một trong số các nguyên nhân đó là 2 con đường được gọi là “huyền thoại”, 1 là đường Trường Sơn – đã quá nổi tiếng rồi, còn con đường còn lại thì ít người có thể biết được.

Một con đường mà sau này khi hòa bình lập lại, khi nhìn vào bản đồ, các kỹ sư người Nga, Trung Quốc, Mỹ đều không khỏi thán phục.

Đó chính là con đường dẫn ống xăng dầu xẻ dọc Trường Sơn để vận chuyển xăng dầu vào chiến trường Miền Nam – điều mà Mỹ không bao giờ ngờ đến.

Và trong các chiến dịch Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng và sau đó là chiến dịch Hồ Chí Minh thì chúng ta đã huy động rất nhiều đại đội với hàng nghìn chiếc xe, pháo… nhưng lực lượng hậu cần vẫn đảm bảo được lượng xăng dầu đầy đủ cho xe chạy, máy bay bay.

=> Tất cả điều đó đều là nhờ đường ống dẫn xăng dầu huyền thoại này.

cung-duong-van-chuyen-xang-dau-xuyen-truong-son (2)

Trong 6 năm kể từ năm Mậu Thân 1968 đến năm 1974, Bộ đội Việt Nam đã xây dựng thành công con đường dẫn ống xăng dầu huyền thoại với kỷ lục dài nhất thế giới – với 5000km.

Và mãi đến tận 10 năm sau thì kỷ lục này mới bị Trung Quốc xô đổ. Nói là kỷ lục vậy thôi nhưng thực ra chả có giấy bút nào của thế giới ghi lại cả, vì nếu có thì đường ống xăng dầu này sẽ bị bại lộ và bị Mỹ đánh cho tơi bời rồi.

Thực tế đã đặt ra cho bộ đội Việt Nam một vấn đề rằng, nếu không có xăng thì xe lấy gì để chạy, máy bay lấy gì để bay.

Nếu là như vậy, chúng ta sẽ nắm chắc 70% thất bại trên chiến trường. Để giải quyết được vấn đề nan giải đó, Bộ đội Cụ Hồ đã nghĩ ra rất nhiều cách để vận chuyển xăng dầu vào tiếp tế cho chiến trường Miền Nam.

Đầu tiên, ý tưởng cho xăng vào túi ni lông rồi để vào ba lô hành quân rồi đi vào tiếp tế đã được thực hiện. Nhưng cứ như vậy thì chỉ phục vụ được trong thời gian ngắn thôi, và thời gian vận chuyển thì dài mà vào đến đó rồi thì lượng xăng ít ỏi đó chỉ sử dụng được trong 2 ngày là hết.

Hơn nữa, nhiều đồng chí bị say xăng, ngộ độc chì rất nguy hiểm, điều đó có thể dẫn đến sự hi sinh của nhiều đồng chí trên đường vận chuyển xăng. Vì vậy nên phương án này đã bị loại bỏ ngay sau đó.

cung-duong-van-chuyen-xang-dau-xuyen-truong-son (3)

“Ba lô con cóc, D905, Binh trạm 12 Đoàn 500 đã dùng chuyển các túi ni lông chứa xăng qua các trọng điểm đường 12, 15A năm 1968”

Sau khi phương án 1 không khả thi, chúng ta lập tức chuyển sang phương án 2, đó là cho xăng vào các thùng phi rồi vần qua khe suối. Nhưng đây cũng là phương án tạm thời, chỉ thực hiện được ngắn ngày.

Thực tế là, tuy bộ đội có vận chuyển được xăng dầu với số lượng lớn hơn so với phương án 1, nhưng việc vần những thùng phi to nặng này tốn rất nhiều thời gian và rất khó khăn – mà hiệu quả cũng không cao.

=> Thế nên phương án này cùng không thể thực hiện được lâu dài.

cung-duong-van-chuyen-xang-dau-xuyen-truong-son (4)

Và sau khi 2 phương án trên không đáp ứng được, chúng ta bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng một đường ống dẫn dầu chạy từ Bắc vào Nam.

Lúc đầu thì bộ đội chúng ta gom hết tất cả những gì hình trụ rỗng bên trong,, nối chúng lại với nhau để tạo thành một đường ống dài, trong đó có cả ống của cây tre Lồ Ô.

cung-duong-van-chuyen-xang-dau-xuyen-truong-son (5)

Nhung sau khi tiến hành được một thời gian thì có một vấn đề phát sinh là cây tre lồ ô bị thấm, và xăng dầu sẽ thấm hết ra bên ngoài.

Nếu dùng trong một đoạn ngắn thì được, nhưng nếu dùng trên cả con đường dài cả nghìn cây số thì không thể được – vì lượng xăng hao hụt sẽ rất lớn, điều đó là rất lãng phí.

Và sau nhiều lần thất bại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người đã đưa ra ý tưởng về việc xây dựng đường dẫn ống dẫn dầu) đã được Liên Xô tài trợ 2 bộ ống dẫn xăng dầu dã chiến trong chuyến đi thực nghiệm ở chiến trường Liên Xô trước đó, loại phi 10cm, mỗi bộ dài 100km.

Và khi ông đưa ra vấn đề thì nhiều người chỉ biết im lặng, không đồng tình vì 2 nguyên do như sau:

  • Đầu tiên là việc xây dựng đường ống dẫn dầu rất khó khăn, Mỹ là một cường quốc chuyên mua bán vũ khí trong chiến tranh thế giới thứ I, nên tầm quan trọng của xăng dầu thì Mỹ chính là người hiểu rõ hơn ai cả. Vậy nên nếu dùng ống dẫn dầu bằng kim loại sẽ rất lộ và sẽ bị đánh phá nặng nề. Và ta sẽ cần phải có một lực lượng phòng không cực tốt.
  • Thứ 2 nữa là Việt Nam khác Liên Xô ở chỗ, Liên Xô chỉ dùng đường ống này trong một thời gian ngắn, hết chiến dịch là họ sẽ cất đi nhưng còn Việt Nam thì không, chúng ta phải sử dụng nó trong cả một cuộc trường kỳ kháng chiến. Điều đó sẽ hết sức khó khăn.

Tuy nhiên, chỉ có Trung tướng Trung Đức Thiện là hưởng ứng ngay, và hứa sẽ thực hiện thành công đường dẫn ống này.

Phương án đã được chốt, nhưng việc thực hiện lại gặp vô vàn trắc trở, ngoài những điều kiện đảm bảo về chất lượng thì còn có một điều kiện bắt buộc nữa đó là phải tuyệt đối bí mật.

Phải bí mật thì mới được làm, không bí mật thì không được làm – đó là điều kiện bắt buộc. Để đảm bảo được yếu tố đó, chúng ta đã làm như sau.

Đoạn ống nào đi trên đất bằng phẳng thì phải đào thật sâu rồi chôn xuống phía dưới. Phía trên vẫn cho người dân cày cấy bình thường.

Còn những đoạn ống dẫn qua sông thì cho chìm hẳn xuống đáy, làm thế nào để mưa lũ không bị trôi và địch không thể nào phát hiện được.

cung-duong-van-chuyen-xang-dau-xuyen-truong-son (8)

Vậy còn đối với địa hình chính của Trường Sơn là đồi núi thì sao? Nếu lắp ngang như bình thường thì việc địch phát hiện được và đánh bom là điều tất yếu.

Còn trường hợp lắp đường ống vượt qua đỉnh đồi nếu không cẩn thận thì áp lực rất lớn của chất lỏng bên trong sẽ làm vỡ ống. Lắp như này không được, như kia cũng không xong, vậy thì bộ đội ta đã làm gì tiếp theo?

Nếu không lợi dụng được địa hình khiến cho xăng dầu chảy trên cao xuống thì bắt buộc phải dùng máy bơm.

Nếu một máy bơm không đủ để bơm qua đèo khi áp lực lớn thì ta sẽ dùng nhiều máy bơm, bơm từng tí một rồi dần dần xăng dầu sẽ qua được đèo mà không ảnh hưởng gì tới ống cả.

Hơn nữa, điều này cũng làm cho Mỹ không thể nghĩ tới. Thời buổi đó, chỉ có điên mới dám nghĩ tới việc bơm xăng qua các con đèo cao hàng nghìn mét, nhưng vì tổ quốc, một lòng hướng về Miền Nam thân yêu, bộ đội Cụ hồ đã làm được.

cung-duong-van-chuyen-xang-dau-xuyen-truong-son (6)

“Đoạn ống dẫn xăng dầu đầu tiên do cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công trường 18 thi công, lắp đặt qua “tam giác lửa” Vinh – Nam Đàn – Linh Cảm”.

Để các bạn hiểu rõ hơn về đường ống này thì chúng ta hãy cùng ngược dòng thời gian để xem quá trình nó được hình thành nhé.

Con đường huyền thoại này được khởi công xây dựng từ tháng 4 năm 1968 với mật danh là “Công trường Thủy lợi 01”.

Và lộ trình bắt đầu khởi công là từ Nghệ An do đồng chí Trung tá Mai Trọng Phước, thuộc Cục Xăng dầu, Tổng cục Hậu cần chỉ huy.

cung-duong-van-chuyen-xang-dau-xuyen-truong-son (1)

Và sau 4 năm kể từ khi xây dựng, đến năm 1972 đoạn đường đã dài lên đến 700 km. Và có khối lượng dự trữ xăng dầu lên đến 12.800 m3.

Sau khi xây dựng xong thì đoạn đường đã có 316 trạm bơm, 101 kho chứa với dung tích trên 300 nghìn mét khối, và tổng chiều dài của đoạn đường này lên đến 5000 Km – một con số thật đáng khâm phục.

Đáng khâm phục hơn nữa, năm 1972 Mỹ lại quay trở lại đánh phá Hà Nội, dẫn đến việc chúng ta không thể nhận được xăng dầu từ Liên Xô ở cảng Hải Phòng, mà buộc phải mở đường ống vượt núi đèo Tây Bắc lên đến tận Lạng Sơn để nhận xăng dầu.

cung-duong-van-chuyen-xang-dau-xuyen-truong-son (7)

Qua bài viết này thì mình tin là bạn đã hiểu rõ hơn về đường ống dẫn xăng dầu huyền thoại của Việt Nam chúng ta rồi phải không ạ.

Thật là đáng khâm phục bộ đội Cụ HồCách Mạng Việt Nam phải không ạ. Các bạn đừng quên ghé thăm Blog mỗi ngày để đón đọc các bài viết tiếp theo về lịch sử Việt Nam khác nhé !

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 8 lượt đánh giá)
Bài viết cùng SerieBộ đội Việt Nam đã “xử đẹp” Trinh Sát Mặt Đất của Mỹ như thế nào? >>
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop