TOP 10 món ăn đặc sản ở Nam Định nhất định bạn phải thử

Nam Định là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa với nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc. Bên cạnh đó, những món ăn nơi đây cũng để lại ấn tượng sâu sắc và gây thương nhớ đặc biệt đối với với du khách trong và ngoài nước, cũng như là những người con xa quê.

Và dưới đây là TOP 10 món ăn đặc sản ở Nam Định để các bạn có thể tham khảo và hiểu rõ hơn về ẩm thực Nam Định.

#1. Phở bò Nam Định

Nói đến ẩm thực Nam Định thì chúng ta không thể không nhắc đến món phở bò Nam Định được.

Bởi món phở bò này đã được mang đến rất nhiều tỉnh thành khác trên cả nước, nhưng có lẽ chỉ khi thưởng thức phở bò ở nơi đây thì người ta mới có thể cảm nhận hết được vị ngon của món ăn này.

 

mon-an-dac-san-o-nam-dinh (8)

Nguyên liệu làm món phở bò Nam Định này cũng không quá phức tạp. Trước tiên là phải có xương ống bò, thịt bò, hành tây, rau mùi, hành lá, quế, hồi, thảo quả, muối, hạt tiêu, nước mắm, hạt tiêu và tất nhiên không thể thiếu bánh phở.

Đối với phở thì nước dùng là quan trọng nhất, nó quyết rất nhiều định đến mùi vị và sức hấp dẫn của món phở.

Phở bò Nam Định cũng vậy, xương bò sau khi xơ chế và làm sạch thì sẽ được ninh khoảng 4-5 tiếng đồng hồ để lấy nước ngọt. Đồng thời, quế, hồi, hành tây, thảo quả được nướng thơm và cho vào nồi xương đang ninh, cho thêm muối, hạt nêm, nước mắm với tỉ lệ thích hợp để tạo nên một thứ nước dùng hấp dẫn đặc trưng.

Phần thịt bò được thái lát mỏng và trụng qua nước sôi, bánh phở cũng thế, cũng được trụng qua nước sôi.

Bước cuối cùng trước khi có được món phở bò Nam Định thơm ngon hấp dẫn là xếp bánh phở, thịt bò ra bát tô và chan nước dùng vào bát, hành lá, rau mùi, hạt tiêu là những nguyên liệu cuối cùng được thêm vào.

Khi ăn thì bạn có thể vắt thêm chút chanh để phở bò thêm hấp dẫn. Phở bò Nam Định đậm đà hương vị, bánh phở dai dai, kết hợp cùng với nước dùng rất đặc trưng tạo nên một hương vị thực sự tuyệt hảo. Phải trực tiếp thưởng thức thì bạn mới có thể cảm nhận hết được vị ngon của món phở bò Nam Định này.

#2. Bánh gai bà Thi

mon-an-dac-san-o-nam-dinh (3)

Bánh gai bà Thi là một món bánh truyền thống của Nam Định, rất thích hợp để mua làm quà cho bạn bè, người thân khi có dịp đến với vùng đất Nam Định.

Nguyên liệu làm bánh gai là những thứ rất quen thuộc: Lá gai, bột nếp, đường vàng, đỗ xanh, mỡ lợn, hạt sen, cùi dừa, vừng, lá chối ngự khô và sợi đay hoặc cói để buộc bánh.

Lá gai được rửa sạch, phơi khô, tước gân và nghiền nhỏ thành bột và hầm hay ninh trong khoảng 3 – 5 giờ đồng hồ. Bột gai sau đó được nhào với đường đã đun sôi chảy ra và đem giã nhuyễn tạo nên khối bột mịn và dẻo.

Phần nhân bánh với đỗ xanh hấp chín, say nhuyễn trộn với mỡ lợn luộc chín thái nhỏ, hạt sen, cùi dừa. Bánh được gói trong lá chuối ngự khô và hấp trong khoảng 30 đến 40 phút.

Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận rõ hương vị của lá chuối hòa quyện vào miếng bánh dẻo thơm truyền thống, mang lại cảm giác khó quyên, lưu luyến cho những người đã thưởng thức. Bạn hãy tìm cho mình cơ hội để thưởng thức món bánh gai bà Thi này nhé, bạn sẽ không phải thất vọng đâu 😀

#3. Kẹo dồi

mon-an-dac-san-o-nam-dinh (1)

Giống như bánh gai, kẹo dồi cũng là một thứ quà phù hợp để mang về cho bạn bè, người thân khi du khách trở về từ Nam Định.

Kẹo dồi Nam Định được làm từ những nguyên liệu đơn giản: Đường, mạch nha, lạc, vani. Nguyên liệu thì đơn giản như vậy, nhưng cách làm thì không đơn giản lắm đâu nhé, nó đòi hỏi cả sức khỏe và sự khéo léo của người thợ làm bánh.

Mạch nha và đường được đun nhỏ đến khi đạt độ dẻo quánh nhất định nào đó mà chỉ có kinh nghiệm của người thợ mới biết được.

Khối kẹo được dàn mỏng rồi cho phần nhân lạc đã nhào với đường, mạch nha, vani vào giữa và cuốn lại. Tiếp đến là công đoạn quan trọng đòi hòi sự khéo léo, đó là khâu rút kẹo.

Người thợ phải rút kẹo sao cho phần nhân được đều và phần vỏ không bị vỡ và cuối cùng thái vát kẹo và lăn qua một lớp bột trắng là xong.

Món ăn với những nguyên liệu đơn giản nhưng chế biến công phu này có sức hấp dẫn rất lớn, vỏ ngoài giòn, ngọt cùng nhân lạc bùi, ngậy, thơm hòa vào với nhau. Đến Nam Định mà không thử kẹo dồi thì thật đáng tiếc nha các bạn.

#4. Bánh xíu páo

mon-an-dac-san-o-nam-dinh (1)

Nguồn gốc bánh xíu páo là từ ẩm thực Trung Hoa với phần nhân giống bánh bao và phần vỏ lại có màu giống với bánh pía, làm nên nét đặc sắc riêng của xíu páo.

Xíu páo được làm từ bột mì, bột bắp, dầu thực vật, dầu gấc, đường rây mịn, muối tinh, trứng gà, thịt heo thăn, tỏi, hành khô, dầu hào, mật ong, ngũ vị hương, tiêu.

Phần vỏ ngoài của bánh được làm bằng cách hòa nước với dầu ăn rồi cho hỗn hợp bột mì, bột bắp, đường, muối vào và nhồi đều tay rồi ủ bột 30 đến 60 phút.

Phần vỏ trong là phần bột bắp, bột mì cho vào dầu ăn và trộn đều. Các nguyên liệu còn lại sau khi được sơ chế sẽ được trộn đều với nhau, cho chút dầu thực vật và xào qua một lượt. Bước cuối là làm bánh và đem nướng là xong.

Sau khi nướng xong, vỏ bánh giòn, có màu vàng rất bắt mắt, phần nhân có sự hòa quyện hương vị, mùi vị của nhiều nguyên liệu làm nên món bánh vô cùng hấp dẫn, ngậy thơm. Đến với Nam Định thì đừng bỏ qua bánh xíu páo này nhé.

#5. Nem nắm Giao Thủy

mon-an-dac-san-o-nam-dinh (6)

Một đặc sản nữa của Nam Định cũng được biết đến một cách rộng rãi đó là nem nắm Giao Thủy. Để làm ra được món nem ngon nức tiếng này, người làm nem phải khéo lẻo, tỉ mỉ ở từng khâu làm nem.

Nguyên liệu làm nem nắm bao gồm: Thịt heo, bì heo, tỏi, nước mắm, thính gạo, bột ngọt, là sung, lá đinh lăng, lá chanh.

Sau khi sơ chế các nguyên liệu thành phần, thịt heo, bì heo được cho vào một tô lớn cùng nước mắm, bột ngọt, tỏi băm nhuyễn và bóp thật đều, sau đó là thính, lá chanh thái sợi được thêm vào bóp chung đến khi thính bám đều vào thịt..

Bước bóp nem không chỉ cần đến sức mạnh của đôi tay, mà còn phải có kinh nghiệm để cho ra được món nem nắm hoàn hảo nhất. Cuối cùng là vo nem thành nắm và đặt lên đĩa có lá sung, lá đinh lăng ở dưới là xong.

Khi ăn, nem được cuộn trong lá sung, lá đinh lăng rồi chấm với nước mắm. Hương vị đậm đà của nước mắm, bùi bùi của thính, ngọt ngọt của thịt, cay cay của ớt tỏi, hòa với một chút chan chát của lá sung, lá đinh lăng tạo nên một món ăn đặc sản nức tiếng gần xa.

Nói đến thôi đã thấy thèm rồi, làm thêm lon bia nữa thì đúng là ngất ngây luôn các bạn ạ ^^

#6. Xôi xíu

mon-an-dac-san-o-nam-dinh (9)

Xôi xíu hay còn gọi là xôi xá xíu, vì xôi được ăn kèm với thịt xá xíu. Món đặc sản này từ lâu đã là món ăn ngon nổi tiếng của Nam Định rồi.

Xôi xíu có người làm với nước sốt, có người không làm nước sốt. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn về món xôi xá xíu có nước sốt.

Thịt sau khi sơ chế sẽ được tẩm ướp gia vị và rim trong lửa lớn đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa và rim tiếp khoảng 20 phút sẽ cho nước sốt sền sệt.

Phần xôi thì được hấp như cách làm thông thường. Phần nước sốt rim thịt được đun sôi sau khi trộn với bột năng, nước, dầu ăn, tỏi băm, hành lá, dầu hào, nước tương.

Tất cả hòa vào làm một, cho ra một thứ nước dùng rất đặc trưng của xôi xá xíu, làm nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn của món ăn này.

Xôi dẻo thơm, ăn kèm với thịt xá xíu ngon ngọt, nước sốt hấp dẫn đã để lại cho thực khách ấn tượng sâu sắc và làm nên tên tuổi của món ăn này.

#7. Bánh cuốn Làng Kênh

mon-an-dac-san-o-nam-dinh (2)

“Chổi Vĩnh Trường, bánh cuốn Kênh, tương Tức Mặc, rau muống Thượng Lỗi” là một câu vè nổi tiếng về đặc sản Thành Nam, điều đó đã phần nào khẳng định được sức hấp dẫn của món bánh cuốn làng Kênh.

Điểm đặc biệt của bánh cuốn làng Kênh, khác với các loại bánh cuốn ở những nơi khác đó là xay bột bằng cối xay đá thủ công thay vì xay bằng máy như nhiều nơi hiện nay vẫn làm.

Nhờ việc xay bột bằng cối xay đá mà bột mịn và không bị vón cục. Công đoạn tráng bánh cần sự kiên nhẫn, nhanh nhẹn mà chính xác của người làm bánh.

Sau mỗi lớp bánh được tráng, người làm bánh nhanh tay rắc lên một lớp hành phi thơm bóng mỡ rất bắt mắt. Khi ăn thì có thể ăn kèm với giò chả, rau thơm và chấm nước mắm thanh thanh, không quá mặn.

Bánh cuốn làng Kênh đơn giản nhưng cũng khá kì công, vị ngon thì khỏi bàn cãi làm gì. Ăn một lần, bạn sẽ muốn có những lần tiếp theo, vì mình tin là bạn sẽ không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của món ăn này đâu.

#8. Chè kho

mon-an-dac-san-o-nam-dinh (5)

Nhắc đến đặc sản dân dã ở Nam Định thì cũng không thể không kể đến món Chè kho. Cái tên mang đến sự tò mò cho thực khách, và cả hình thức cũng khác lạ mắt. Gọi là chè nhưng không lỏng mà nó ở dạng khô như một miếng bánh vậy.

Chè kho không cầu kì, không yêu cầu nhiều nguyên liệu mà đơn giản chỉ gồm đậu xanh và đường. Những hạt đậu xanh sau khi được rang lên thì được đem xay thành bột mịn, trộn đều với nước đường và đun nhỏ lửa.

Đun đến khi chè đạt độ vàng sánh mịn, thoang thoảng hương đậu xanh là xong. Món ăn trông rất đơn giản phải không các bạn. Chè kho thơm dẻo, thanh mát, rất đáng để thử và có thể dễ dàng tự làm ở nhà.

#9. Kẹo sìu châu (kẹo lạc)

mon-an-dac-san-o-nam-dinh (7)

Kẹo sìu châu hay còn gọi là Kẹo lạc, nhiều du khách đến với Nam Định ấn tượng trước những thanh kẹo thơm ngon này.

Kẹo sìu châu được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như: Lạc, đường, mạch nha, bột nếp, vừng trắng. Lạc và vừng đều được rang đến khi có mùi thơm. Đường được đun chảy, khuấy đều đến khi có màu vàng trong thì cho mạch nha vào và đảo đều.

Rồi nhanh tay cho ra mâm với lớp bột nếp đã rắc ở dưới giúp chống dính, rồi rắc thêm một lớp vừng nữa và cắt thành hình dạng thích hợp là xong.

Ăn một miếng kẹo sìu châu, nhấp một hụm trà thì thật tuyệt vời. Kẹo ngọt thanh, bùi bùi cùng với chút đắng và chát của trà tạo thành một vị ngon khó tả, rất hấp dẫn.

#10. Bánh nhãn Hải Hậu

mon-an-dac-san-o-nam-dinh (4)

Món bánh nhãn Hải Hậu từ lâu đã được xem như là một đặc sản ở Nam Định. Chỉ cần một lần thưởng thức thôi thì sẽ nhớ mãi vị thơm ngon của nó. Món bánh này sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho các du khách để mua về làm quà cho bạn bè và người thân.

Phần bột bánh được làm từ bột nếp, bột nở, đường, muối, lòng đỏ trứng gà trộn vào nhau và nhào đều bột. Phần bột được chia nhỏ, vo thành viên tròn nhỏ bằng đầu ngón tay.

Hỗn hợp bột bánh sau khi vo xong được chiên ngập dầu đến khi bánh cho ra màu vàng nhạt và nổi lên mặt dầu là được. Cuối cùng, phủ cho bánh một lớp đường là có thể thưởng thức được rồi.

Bánh nhãn giòn tan, ngọt nhẹ, mùi vị đọng lại ở đầu lưỡi sau khi ăn là rất khó diễn tả hết. Ăn một lần, bạn khó có thể quên được mùi vị mà nó mang lại. Có cơ hội đến với Nam Định thì đừng quên tìm mua cho mình một túi bánh nhãn hấp dẫn này nhé.

Lời kết: Trên đây là TOP 10 món ăn đặc sản ở Nam Định mà mình đã tổng hợp được. Hi vọng những món ăn này sẽ là những gợi ý hữu ích cho bạn khi đến với Nam Định, không chỉ là để thỏa thú vui ăn uống mà còn là để tận hưởng cuộc sống này nữa. Chúc các bạn một ngày thật vui vẻ ha (>‿♥)

Đọc thêm:

CTV: Đào Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Có 1 bình luận

  1. Chào bạn.
    Kẹo Dồi phải đi với tách nước Vối.
    Kẹo Lạc thì phải có ấm Trà bên cạnh thì mới đúng bài.
    Chúc cả nhà ngon mồm. Hahaha


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop