TOP 10 món ăn đặc sản ở Yên Bái nhất định bạn phải thử

Yên Bái là một vùng đất yên bình với thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ. Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực ở nói đây cũng rất đặc sắc, đa dạng và thú vị với điểm nhấn là ẩm thực của người Thái.

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn TOP 10 món ăn ngon đáng để thưởng thức khi đến với Yên Bái, đảm bảo sẽ có nhiều món thú vị lắm đấy ◉◡◉

#1. Bánh chưng đen Mường Lò

Bánh chưng là một món ăn truyền thống không thể thiệu trong những ngày Tết Nguyên Đán của người Việt Nam chúng ta.

dac-san-o-yen-bai (2)

Với các dân tộc miền núi thì họ đã biến tấu đi một chút để tạo ra món bánh chưng đen, và người Thái ở Yên Bái đã cho ra thành phẩm là bánh chưng đen Mường Lò.

Khác với những chiếc bánh chưng thông thường, bánh chưng đen Mường Lò có hình dạng giống với bánh tét hơn và có màu đen đặc trưng ở lớp ngoài của bánh.

Cách làm bánh chưng đen thì khá đơn giản nhưng đòi hỏi thời gian và tính kiên nhẫn của người làm bánh. Gạo nếp để làm bánh chưng đen là loại nếp Tú Lệ thơm ngon.

Màu đen của bánh được tạo nên từ thân cây núc nác tước vỏ hoặc là hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột đôi (hoặc xay nguyễn) rồi trộn lẫn với gạo nếp.

Phần nhân được làm từ đỗ xanh hoặc đỗ nho nhe cùng với thịt ba chỉ thái mỏng, ướp  vị, hạt tiêu, hành củ. Bánh chưng đen được gói bằng lá dong tạo thành hình trụ và đun khoảng 7, 8 tiếng là bánh chín nhừ.

Khi thưởng thức, bánh chưng đen được cắt thành những miếng hình trụ với độ dày vừa đủ.

Bánh chưng đen đem lại một hương vị đặc biệt thơm ngon cho thực khách, vị thơm của nếp Tú Lệ hòa với vị béo của thịt lợn, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị đặc trưng của bột núc nác, vị mát của lá dong.

Bánh chưng đen thực sự đem lại sự mới lạ cho những ai thưởng thức lần đầu. Đến với Yên Bái thì đừng bỏ qua món đặc sản này nhé các bạn 🙂

#2. Dế mèn chiên

dac-san-o-yen-bai (4)

Nghe tên món này thì nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm và cảm thấy kinh sợ khi nghĩ đến việc ăn dế mèn.

Nhưng với người Thái ở Yên Bái thì dế mèn là một nguyên liệu quen thuộc để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phổ biến là dế mèn chiên.

Dế mèn chiên đòi hỏi người làm phải thật khéo léo để không làm nát dế. Dế được ngâm qua nước muối loãng để làm dế chết và khử sạch bùn đất, rồi khử sạch mùi bằng nước sôi hoặc nước măng chua.

Dế được ướp với bột ngọt, bột nêm, dầu hào, giấm, đường khoảng 3 – 5 rồi đem chiên đến khi dế giòn ngậy vừa độ là có thể cho ra bát đã có sẵn gừng, tỏi, sả băm nhỏ và lá chanh thai chỉ, trộn đều các nguyên liệu vào với nhau là hoàn thành căn bản món ăn.

Một phần quan trọng của món ăn này là phần nước chấm được pha chế từ tỏi, sả, ớt băm nhỏ, bột ngọt, đường, nước mắm và tương ớt trộn đều với nhau.

Dế mèn chiên thường ăn kèm với lá thơm, lá chanh, dưa leo,… Dế mèn giòn tan, béo ngậy kết hợp với mùi vị của các nguyên liệu đã ướp được chấm với nước chấm chua chua, cay cay, thơm thơm tạo nên một món ngon nức tiếng.

Đến với Yên Bái thì bạn hãy tìm và thưởng thức món dế mèn chiên này nhé, bạn sẽ không phải thất vọng về mùi vị của món này đâu.

#3. Pà mẳm

dac-san-o-yen-bai (6)

Pà mẳm là gọi theo tiếng của người dân tộc Thái, có nghĩa là mắm cá. Đây là một món ăn độc đáo và đã trở thành đặc sản của vùng đất Yên Bái. Pà mẳm có nhiều loại khác nhau nhưng ngon nhất phải kể đến pà mẳm cá chép.

Pà mẳm cá chép không cầu kì nhưng đòi hỏi người làm phải có tay nghề, phải có kinh nghiệm thì mới đảm bảo được những nguyên tắc chế biến riêng của món ăn.

Cá bắt về có thể là cá chép ruộng hay cá chép ao, được thả trong bể từ 3 đến 4 ngày cho nhả hết bùn đất, rồi vớt ra chậu khô, đổ rượu ngon cùng muối đã rang chín vào và đậy chặt lại.

Tiếp đến là quá trình giẫy, muối và rượu sẽ được đưa vào bụng cá. Cá được ướp trong vại với rất nhiều gia vị: thính gạo nếp, hạt sen, ớt băm nhỏ, sả, riềng, quế chi,… Các gia vị đã được xào thơm trước khi tẩm ướp với cá.

Trong 3 ngày đầu, mỗi ngày một lần, nước trong vại được chắt ra, đun sôi để nguội rồi lại đổ vào vại. Sau 3 ngày này, miệng vại được bịt kín lại rồi đem chôn sâu ở nói khô thoáng và đợi khoảng 3 năm là có thể sử dụng.

Pà mẳm thường được ăn kèm với lá sung, cơm nếp xôi và rượu trắng của dân tộc Thái. Pà mẳm được nhiều gia đình sử dụng trong những bữa cơm đón khách, với hương vị đậm đà, thom ngon, cay nồng, pà mẳm khiến ai từng thưởng thức cũng phải xuýt xoa.

#4. Bọ xít chiên giòn

dac-san-o-yen-bai (3)

Nhắc đến bọ xít, nhiều người không khỏi sợ hãi và thắc mắc tại sao lại lấy loài côn trùng này để làm thành món ăn. Có đúng không ạ ᵔᴥᵔ

Nhưng với người dân tộc Thái ở Yên Bái thì bọ xít lại là một nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn.

Theo quan niệm của người dân nơi đây, bọ xít nhãn (của cây nhãn nhé các bạn) là một loại côn trùng không độc hại, không những thế nó còn tốt cho sức khỏe, vì vậy bọ xít được tận dụng để chế biến thành các món ăn hằng ngày.

Cách sơ chế bọ xít rất đơn giản, để bọ xít không còn mùi hôi, người ta đem ngâm bọ xít xuống nước cho đến khi bọ xít chết, bọt khí từ bọ xít nổi lên phủ kín mặt nước thì vớt ra và rửa sạch để ráo.

Tiếp theo, bọ xít được sao vàng để không còn mùi hăng hắc đặc trưng nữa thì vặt bỏ đầu, cánh, rút ruột rồi đem đi chiên giòn. Điểm đặc biệt ở đây là bọ xít không cần ướp với gia vị nào cả, vì bọ xít đã có mùi vị cay, mặn, ngọt, bùi riêng của nó rồi 😀

Bọ xít được ăn với chút lá chanh thái chỉ và nước cốt chanh. Hết sức đơn giản phải không nào. Món này có vị ngọt, ngậy ngậy, giòn tan và rất thơm, thích hợp làm mồi nhắm trong các bữa ăn. Nếu có cơ hội đến với Yên Bái vào mùa nhãn thì đừng quên thử món bọ xít chiên giòn này nhé.

#5. Muồm muỗm rang Mường Lò

dac-san-o-yen-bai (7)

Muồm muỗm rang Mường Lò là một đặc sản ngon nức tiếng ở Yên Bái. Muồm muỗm là một loài côn trùng có hình dáng khá giống với cào cào, châu chấu..

Muồm muỗm được sơ chế theo các bước: vặt cánh, bẻ chân, ngắt đầu, rút ruột, rồi om với măng chua đến khi cạn nước thì cho mỡ hoặc dầu ăn vào đảo đều tay.

Nghe thấy được những tiếng nổ lách tách là muồm muỗm đã chín giòn, lúc này, bột canh, mì chính và chút ớt tươi được cho vào và đảo nhanh tay. Cuối cùng, lá chanh thái chỉ nhỏ vừa, đảo thêm một chút là được.

Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, rất thơm, nhìn đã muốn được thưởng thức ngay mặc dù có chút sợ sệt.

Món ăn này rất thích hợp để làm đồ nhắm trong những bữa ăn, giòn giòn, ngọt thơm, bùi bùi khiến ai cũng phải cảm thán khi được thưởng thức.

#6. Xôi ngũ sắc

dac-san-o-yen-bai (9)

Nhắc đến ẩm thực vùng núi Tây Bắc thì không thể không nhắc đến món ăn quen thuộc và đã trở thành truyền thống ở nơi đây, đó là xôi ngũ sắc.

Đặc biệt, xôi ngũ sắc ở đồng bào dân tộc Thái ở Mường Lò, Yên Bái thì hết sức hấp dẫn.

Xôi ngũ sắc được làm từ gạo Tú Lệ thơm ngon và màu của xôi được tạo ra từ những lá và củ của cây rừng nên món ăn này toát lên vẻ dân dã. 5 màu đặc trưng của xôi ngũ sắc là: Trắng, đỏ, xanh, tím, vàng.

Xôi ngũ sắc được chế biến khá cầu kì và tỉ mỉ, vì vậy mà không phải ai muốn làm là cũng có thể làm được. Các loại lá, củ của cây rừng để tạo màu thì được chế biến để có nước màu.

Gạo nếp, phải là loại gạo Tú Lệ, được ngâm trong nước màu đó khoảng 10 tiếng rồi vớt ra và để ráo nước.

Khi ngâm với thời gian như vậy thì xôi mới có được màu như mong muốn. Sau khi nhuộm màu cho gạo nếp thì bước cuối cùng là xôi xôi, công đoạn xôi xôi thì cũng không khác nhiều so với xôi xôi bình thường.

Món xôi ngũ sắc khi ăn sẽ gợi cho người ta nghĩ đến ý nghĩa của màu sắc chứa đựng trong món ăn này.

Ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), đồng thời cũng thể hiện ước mong có được cuộc sống no đủ, ấm êm, quốc thái dân an của đồng bào dân tộc Thái.

Xôi ngũ sắc có vị dịu thơm, ăn rất dễ chịu, xôi rất dẻo và có độ dính kết với nhau. Có cơ hội đến Yên Bái thì hãy thưởng thức đặc sản xôi ngũ sắc này nhé các bạn.

#7. Xôi trứng kiến

dac-san-o-yen-bai (5)

Yên Bái có rất nhiều món ăn thú vị và độc đáo, một trong số đó là món xôi trứng kiến với sự kết hợp của xôi với trứng kiến. Món này gây ra sự tò mò với thực khách và khi được thưởng thức thì ai cũng thấy ngon, ăn một lần là nhớ mãi.

Linh hồn của xôi trứng kiến chính là trứng kiến đen và gạo nếp nương, đặc biệt là gạo nếp của Mù Cang Chải.

Món này không phải muốn ăn lúc nào cũng được mà phải chờ đến thời điểm tháng hai, tháng ba âm lịch hàng năm thì trứng kiến mới có nhiều. Gạo nếp được ngâm từ 3 đến 4 giờ rồi vớt ra và đem đồ.

Trứng kiến sau khi sơ chế được ngâm vào nước ấm rồi quấy nhẹ và để ráo nước. Trứng kiến được ướp gia vị rồi xào cùng với củ liệu đã được phi hành thật thơm. Trứng kiến đặt trong một lớp lá chuối và cho vào chõ xôi đã đồ.

Xôi dẻo thơm kết hợp với vị béo ngậy của trứng kiến kèm theo mỡ hành phi thơm đặt lên trên đĩa xôi cũng đủ tại nên một món xôi vừa độc, vừa lạ mà lại còn ngon.

Sức hấp dẫn của món xôi trứng kiến là không thể chối cãi, có có hội thì hãy thử món này một lần nha các bạn, bạn sẽ không phải thất vọng về hương vị của món này đâu. Thề ᵔᴥᵔ

#8. Lạp xưởng

dac-san-o-yen-bai (1)

Lạp xưởng là món ngon quen thuộc ở nhiều tỉnh miền núi Bắc Bộ và Yên Bái cũng không ngoại lệ. Lạp xưởng thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của người dân nơi đây.

Cách chế biến lạp xưởng Yên Bái thì không khác nhiều so với lạp xưởng ở các tỉnh khác. Thịt được tẩm ướp các loại gia vị: đường cát, xì dầu, rượu mai quế lộ, muối diêm, hạt tiêu và bột canh ròi trộn đều lên, ướp khoảng 3 giờ đồng hồ.

Sau khi ướp, thịt được nhồi vào ruột lợn rồi phơi khoảng 3 – 4 nắng sẽ cho ra sản phẩm là lạp xưởng đỏ màu và săn lại.

Như thế là đã hoàn thành cơ bản món lạp xưởng, công đoạn còn lại thì tùy thuộc vào các món ăn mà có thể chế biến khác nhau, có thể luộc qua lạp xưởng rồi đem chiên hoặc nướng tùy thích.

Lạp xưởng Yên Bái thơm ngon, nướng lên ăn dai dai, sừn sựt ăn rất thích. Các gia vị tẩm ướp đã hòa quyện vào thịt, tạo nên món lạp xưởng đậm vị, dư vị của nó còn lưu lại trên đầu lưỡi của mộ thực khách sau khi được thưởng thức món ăn dân dã này.

#9. Thịt trâu gác bếp

dac-san-o-yen-bai (8)

Thịt trâu gác bếp, một món ăn quen thuộc với người dân ở vùng núi Tây Bắc, món ăn này có từ rất lâu rồi và tất nhiên nó đã trở thành một món ăn đặc trưng cho hương vị Tây Bắc – một hương vị của núi rừng, của thiên nhiên không lẫn vào đâu được.

Hương vị núi rừng, hương vị thiên nhiên ấy có được là do hạt mắc khén có trong món ăn này. Ớt khô được nướng thơm rồi cho vào cối với tỏi, gừng, sả, mắc khén, muối, đường giã nhuyễn với nhau và trộn đều thành hỗn hợp gia vị sền sệt.

Thịt trâu được ướp với hỗn hợp gia vị này và thêm một ít muối, đường, bột ngọt đã trộn đều với nhau, để khoảng 1 – 2 tiếng cho thịt trâu ngấm đều gia vị.

Tiếp đến là công đoạn sấy thịt, người ta dùng que tre xiên thịt lại rồi gác lên bếp hun khói đến khi thịt thật khô là được. Trung bình, thời gian sấy thịt trâu là khoảng 13 – 15 tiếng, thực sự là người làm phải rất kiên nhẫn đấy.

Thịt trâu gác bếp có vị ngọt thanh, thịt trâu dai dai, cùng với chút cay nồng của tỏi, ớt, cộng với vị đặc trưng của hạt mắc khén và vị chua chua của nước cốt chanh được chắt thêm vào trước khi thưởng thức…

Vâng, tất cả tạo nên một món ăn thơm ngon, hấp dẫn khiến mọi thực khách phải hết lời khen ngợi dù mới thưởng thức lần đầu.

#10. Cốm Tú L

dac-san-o-yen-bai (1)

Nếp Tú Lệ là thứ nếp thơm ngon rất nổi tiếng, thứ nếp ấy được người dân tận dụng để chế biến ra rất nhiều món ăn ngon khác nhau. Một trong số đó, không thể không kể đến món cốm Tú Lệ.

Để tạo ra được những hạt cốm dẻo thơm là không hề đơn giản. Người dân phải ra ruộng từ sáng sớm để hái được những bông lúa còn đẫm sương đêm. Lúa khi được tuốt xong thì sẽ được rang ngay để đảm bảo chất lượng cốm tốt nhất.

Khi rang cần để lửa nhỏ và đảo liên tục để nếp được nóng đều. Khi đã rang đủ độ thì đợi cho nếp nguội thì từng mẻ sẽ được cho vào cối giã là hoàn tất mẻ cốm.

Cốm giã xong được gói trong lá dong xanh để lưu giữ được mùi thơm của cốm. Điều quan trọng để cho ra một mẻ cốm thơm ngon đó là kĩ thuật rang cốm của người làm cốm. Việc này đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm và tay nghề cao mới cho ra được mẻ cốm như ý.

Cốm Tú Lệ có hương vị đặc biệt thơm ngon, ăn mãi không ngán. Chính vì vậy mà nó đã trở thành đặc sản có một không hai của Yên Bái mà đâu đâu cũng biết đến.

Nếu bạn có cơ hội đến với Yên Bái thì đừng quên thưởng thức món cốm Tú Lệ này và nó cũng là một món đặc sản để mang về làm quà cho gia đình, người thân và bạn bè.

Lời kết: Trên đây là TOP 10 món đặc sản ở Yên Bái rất đáng để thưởng thức khi có cơ hội đến nơi đây. Bạn thấy các món đặc sản ở Yên Bái thếnào? bạn đã thưởng thức món đặc sản nào rồi 🙂

Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên đánh giá 5* cho bài viết và comment ở bên dưới phần bình luận nhé.

Đọc thêm:

CTV: Đào Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

2 comments

  1. Chào bạn.
    Uống Bia với món “8” và “9” là ngon rồi. Ha ha ha.


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop