Bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm “FOMO” trong thị trường chứng khoán chưa? Nếu chưa thì hãy cùng mình tìm hiểu xem bạn có đang đầu tư theo kiểu FOMO không nhé?
Mục Lục Nội Dung
#1. FOMO là gì?
Theo góc độ cá nhân, cũng như là kinh nghiệm đầu tư của mình thì FOMO (Fear Of Missing Out) là một “căn bệnh” của các nhà đầu tư. Nhất là với các bạn mới tham gia thị trường này.
Tại sao mình lại gọi đây là một căn bệnh?
Vâng! Đó là vì FOMO đại diện cho triệu chứng tâm lý: SỢ BỎ LỠ CƠ HỘI KHI MỘT MÃ CỔ PHIẾU NÀO ĐÓ ĐANG TĂNG GIÁ LIÊN TỤC.
Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị mắc hội chứng FOMO là bạn đầu tư theo phong trào, đầu tư theo số đông vì sợ mình đứng ngoài cuộc chơi, sợ sẽ bỏ lỡ một khoảng lợi nhuận lớn trong tương lai!
Đó là khái niệm Fomo trong chứng khoán, còn hội cứng FOMO nói chung là SỢ BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU, SỢ BỊ BỎ RƠI, MẤT CƠ HỘI, SỢ BỎ LỠ CƠ HỘI KHI ĐỨNG NGOÀI TRÀO LƯU CỦA ĐÁM ĐÔNG…
Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội thì hội chứng tâm lý FOMO này còn mạnh mẽ và lan rộng hơn nữa, bởi sự tương tác và kết nối với nhau và dễ quá mà.
Một người mắc phải hội chứng FoMo thường đưa ra những quyết định theo cảm tính chứ không phải dựa trên nhu cầu thực tế. Những người mắc hội chứng Fomo thường lo sợ rằng người khác luôn đầy đủ, vui vẻ và có cuộc sống tốt hơn mình…
Một ví dụ thực tế nhất là khi bạn lướt facebook, bạn nhìn thấy bạn bè mình đang check in ở những nơi rất sang chảnh, vậy là bạn cũng muốn thực hiện một chuyến đi đây đó cho bằng được. Hoặc là việc bạn lướt Facebook liên tục để cập nhật tin tức cũng vậy, bạn sợ mình là người “tối cổ” khi nói chuyện với bạn bè.
#2. Những dấu hiệu tâm lý FOMO trong đầu tư
– Bạn cảm thấy bức rứt, khó chịu khi phải đứng ngoài thị trường.
– Bạn nghe nhiều người bàn tán về một mã, mã cổ phiếu này đang tăng nhanh và bạn quyết định mua theo dù không biết mã cp này của công ty nào, hay thậm chí là trong quá khứ có từng bị Úp Bô hay chưa?!
– Bạn hoảng loạn bán tháo khi lỡ đu đỉnh mà ngay sau đó giá cổ phiếu bạn mua giảm, dẫn đến hiện tượng bán tháo rồi chửi rủa thị trường trong bực tức.
– Bạn mua mà không cần quan tâm nhiều về giá của cố phiếu ấy so với giá trị thật của chúng.
– Bạn quá kỳ vọng vào thị trường và mong muốn sớm có được những chiến thắng lớn.
#3. Cách hạn chế FOMO trong đầu tư chứng khoán
Mình nói ở đây là hạn chế vì trong thời gian bạn tham gia thị trường này thì ít nhiều gì cũng dính phải.
Không tránh được, vì đây thuộc về tâm lý khi đầu tư, lúc giá tăng các bạn sẽ hưng phấn, lúc giá giảm các bạn sẽ lo lắng và xu hướng đi theo số đông, đó luôn là đặc trưng của xã hội loài người.
Vì thế chúng ta không thể tránh hoàn toàn 100% được, nhưng chúng ta có thể hạn chế đến mức thấp nhất nếu áp dụng một số phương pháp dưới đây:
– Hãy tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn muốn mua mã cổ phiếu. Việc xem lãnh đạo là ai, có tầm nhìn như thế nào? Trong quá khứ có những thành tựu gì chưa, tương lai có dự án gì? Cách thức hoạt động có minh bạch hay không, sản phẩm chủ lực của công ty là gì…
=> Nói chung hiểu càng rõ về công ty bạn đầu tư thì càng khó bị tâm lý Fomo.
– Học cách đọc báo cáo tài chính để xem tình hình kinh doanh của công ty là một điều rất cần thiết và hữu ích cho các bạn mới tham gia thị trường.
– Xem giá cổ phiếu trong quá khứ thông qua biểu đồ nến nhật. Mình đã thành công và may mắn thoát khỏi tâm lý Fomo hai lần bởi hai mã LDG và FLC trong thời gian gần đây là nhờ vào việc tìm hiểu cách đọc nến.
– Vững tâm lý khi giao dịch là điều mà bạn cần rèn luyện và học tập. Cảm xúc thì thường rất khó khống chế.
Không phải tự nhiên mà câu nói: “Hãy tham lam khi người khác hoảng loạn” lại trở thành câu nói truyền cảm hứng trong đầu tư. Sẽ có thời điểm bạn cần phải đi ngược lại với số đông trên thị trường. Thỉnh thoảng thôi nhé, chứ không hẳn lúc nào cũng vậy đâu.
– Chốt lãi không bao giờ sai. Lãi non lãi già gì cũng là lãi. Hãy nhớ như vậy. Đừng tham quá kẻo mất trắng. Hãy biết đủ !
– Chấp nhận cắt lỗ khi đến giới hạn để bảo toàn một phần vốn của bạn.
Trên đây là một số cách mà mình đã áp dụng để kìm hãm tâm lý FOMO trong đầu tư và mình nghĩ là nó sẽ có ích cho những bạn mới tham gia thị trường đầu tư này. Còn kinh nghiệm của bạn là gì? Hãy chia sẻ những trải nghiệm của bạn tại phần bình luận nhé. Cám ơn bạn !
CTV: Cao Trần Mỹ Dung – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn
Cám ơn anh, bài viết phân tích rất hay ạ