Tại sao các mạng xã hội Việt Nam thường thất bại?

Thời đại công nghệ số lên ngôi, mạng xã hội phát triển vượt bậc, từ người già cho đến người trẻ, từ người khỏe cho đến người yếu, từ người thiếu cân cho đến người thừa cân… người người và nhà nhà – ai ai cũng sử dụng MXH.

Vậy nên các MXH mọc lên như nấm sau mưa và Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ.

Như các bạn biết rồi đó, trong những năm gần đây, các công ty ở Việt Nam chúng ta đã cố gắng phát triển một số mạng xã hội với kì vọng là sẽ thu hút được một lượng lớn người dùng.

Trước tiên là thị trường trong nước, sau đó sẽ “đánh chiếm” sang các thị trường nước ngoài. Gần đây nhất chúng ta có Gapo Lotus ! Trước đó thì có Zing Me, Mocha, Tầm Tay…

Tuy nhiên, kết quả thì lại không được như kỳ vọng, chúng ta đều chứng kiến cảnh sống thoi thóp của các MXH này, chỉ cần rút bình oxy ra phát là toi ngay. Vậy lý do là gì? Chúng ta hãy cùng phân tích qua bài viết bên dưới nhé!

#1. Về công nghệ

tai-sao-cac-mang-xa-hoi-viet-nam-thuong-that-bai (1)

Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành bại của một Mạng Xã Hội.

Nếu để ý, các bạn sẽ thấy rất nhiều mạng xã hội mới của Việt Nam có giao diện khá giống với Facebook nhưng lại không mượt mà và ổn định bằng.

Đơn giản là vì các lập trình viên của chúng ta vẫn chưa đủ khả năng để tối ưu giao diện, cũng như khả năng vận hành. Có thể không phải thua kém về trình độ mà họ thua kém về kinh nghiệm.

Điều này cũng khó trách các nhà phát triển được, bởi trên thực tế, nếu ai đã xài Facebook lâu năm thì đều đã không ít lần gặp lỗi khi sử dụng Facebook như: nhắn tin không gửi được, hình ảnh hiển thị không hết, video play không được, nhiều lỗi linh tinh lắm……

Nhưng qua các lần cập nhật, sửa đổi thì mới được tốt như ngày hôm nay chứ chưa dám nói là hoàn thiện.

Nhưng đặc quyền của người đi trước là họ có nhiều thời gian hơn để hoàn thiện. Và người dùng cũng có thời gian từ từ thích nghi điều đó.

Vâng, khi người dùng đã quen với việc sử dụng mượt mà rồi thì khi chuyển sang một nền tảng MXH mới, họ sẽ so sánh là điều đương nhiên. Mà MXH mới thì làm sao mà ổn định được ngay, có đúng không ạ !

Ngoài vấn đề về lập trình web, một vấn đề cũng vô cùng quan trọng khác nữa đó chính là khả năng xử lý và vận hành máy chủ vẫn chưa đủ tốt.

Mình lấy ví dụ như mạng xã hội Lotus chẳng hạn, nhiều người phản ánh lại rằng rất lag, vào chậm, thậm chí không load được… những vấn đề này đều liên quan nhiều đến hệ thống máy chủ.

#2. Không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về người dùng

tai-sao-cac-mang-xa-hoi-viet-nam-thuong-that-bai (1)

Mọi mạng xã hội sinh ra là để phục vụ nhu cầu giải trí, tìm hiểu thông tin … của người dùng.

Các công ty đã phải bỏ ra rất rất nhiều tiền để nghiên cứu hành vi sử dụng, những thứ mà người dùng làm trên Internet để có thể mang tới một mạng xã hội mà người dùng cảm thất thích thú.

Rõ ràng là các mạng xã hội Việt không có được điều này.

Nhìn qua những ông lớn như Facebook, Youtube, hay là Twitter…. chúng ta đều thấy sự tiện dụng và gần gũi khi sử dụng. Cảm giác như ứng dụng rất hiểu chúng ta vậy !

Kể cả đó là lần đầu sử dụng đi chăng nữa, tất nhiên không phải tất cả đều tiện nhưng rõ ràng là nó tạo niềm hứng thú khi sử dụng chúng.

Hay gần nhất là TikTok, thật khó có thể hình dung ra được có một ngày mạng xã hội này lại hùng mạnh đến như vậy. Đến Facebook cũng phải dè chừng.

Một trong các lý do thành công của họ là công ty phát triển đã tạo nên sự hứng thú có thể nói là vô tận đối với người dùng khi sử dụng mạng xã hội này.

Điều này không phải tự nhiên mà có, mà nó là một núi tiền bạc để nghiên cứu hành vi sử dụng Internet của họ.

Hơn nữa, họ cũng khác biệt hoàn toàn so với các mạng xã hội lúc bấy giờ, họ tạo nên trào lưu video ngắn, rất thích hợp với xu hướng “thích nhanh” của giới trẻ hiện nay.

#3. Chúng ta đã bị đi trước quá nhiều

Nói đi thì cũng phải nói lại, thực tế chúng ta dù có ra mắt một mạng xã hội có thể nói là ổn đi chăng nữa thì vẫn còn đó là sự cạnh trạnh từ những ông lớn khác đã ở thị trường Việt ít cũng gần chục năm rồi.

Thứ gì mà kéo dài đến mức này thì không còn là một mạng xã hội bình thường nữa, nó còn là thói quen – thậm chí là công việc của họ. Mà đã là thói quen thì khó bỏ lắm !

Điển hình là có những người một ngày mà không lướt Facebook hay Tiktok là cảm thấy khó chịu, bứt rút, bồn chồn, cảm giác thiếu thốn.. Nghiện nặng vậy đấy ◔◡◔

Hay những người sử dụng cho mục đích công việc cũng vậy, nó chứa rất nhiều thông tin liên lạc với đối tác, ví dụ như hình ảnh, video, giấy tờ…. hay các vấn đề khác. Rất nhiều thông tin liên quan đến mạng xã hội.

#4. Cơ hội nào cho các mạng xã hội Việt?

tai-sao-cac-mang-xa-hoi-viet-nam-thuong-that-bai (2)

Hãy nhìn qua Zalo, nói đây là một mạng xã hội đúng nghĩa thì không phải, nhưng từ khi ra đời thì nó đã hướng tới là một mạng xã hội.

Tuy rằng hiện nay, người dùng Zalo sử dụng nhiều nhất là tính năng nhắn tin và gọi video nhưng rõ ràng là nó đã cạnh tranh được với các ứng dụng khác từ nước ngoài.

Bài học rút ra là phải hiểu được nhu cầu thực sự của người dùng và đánh thật mạnh, khoan thật sâu…. phải làm người dùng “sướng” thì lúc đó chúng ta mới có hi vọng có một mạng xã hội của riêng mình.

Zalo đã nắm bắt được nhu cầu nhắn tin và gọi video của người dùng nên họ đã khai thác và phát triển rất mạnh tính năng này ở thời kỳ đầu.

Trước đây việc nhắn tin SMS là rất tốn tiền, lúc đó thì Zalo xuất hiện như một vị thần với thông điệp “Zalo – Nhắn gửi yêu thương” – mọi thứ đều miễn phí thì tội gì mà không dùng, trong khi đó ứng dụng có giao diện Tiếng Việt lúc bấy giờ cũng chưa phải là nhiều.

Chỉ cần một đường truyền mạng Internet ổn định là bạn đã được sử dụng mọi thứ Free rồi. Mặc dù khi đó Facebook cũng có những tính năng tương tự nhưng vấn đề là phương pháp đăng kí và cách thức sử dụng không tiện như Zalo.

Việc có một mạng xã hội nội địa, ngoài vấn đề kinh tế ra thì nó còn có lợi ích không hề nhỏ trong chính trị và an ninh quốc gia. Không phải tự nhiên những quốc gia vốn khó khăn trong việc kiểm soát thông tin lại đi cấm khá nhiều mạng xã hội.

Ở góc độ người dùng thì rõ ràng rồi, xài đồ trong nước vẫn tốt hơn chứ, bởi đơn giản nếu bạn có thắc mắc, khiếu nại, hay là oan ức gì….. thì bạn có chỗ để mà “ăn vạ”. Còn với Facebook, Twitter hay các mạng xã hội khác á, cứ thỏa mái kêu gào, không ai nghe bạn đâu – nếu bạn chưa đủ “lớn” 🙂

Hi vọng với đà phát triển công nghệ như hiện nay thì trong khoảng vài năm nữa, chúng ta sẽ sớm có một mạng xã hội nội địa chính thống !

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop