Căn cước gắn chip là gì? Căn cước công dân có định vị người dân như lời đồn hay không?
Chào mừng anh em đã trở lại với Blog Chia Sẻ Kiến Thức [dot] com. Mỗi ngày khi đến với chuyên mục Kiến thức hay là chúng ta lại có thêm những kiến thức thật sự bổ ích phải không nào, mình tin là các bạn cũng nhận ra được điều này ^^
Như các bạn biết đấy, gần đây cả nước đang đổ xô đi thay đổi từ Chứng minh nhân dân, hoặc là Căn cước công dân cũ sang Căn cước công dân có gắn chip điện tử.
Nhưng chắc hẳn sẽ có nhiều bạn chưa biết loại CCCD mới này có những ưu điểm vượt trội gì? và nó có sự khác biệt gì so với 2 loại cũ đúng không?
Và theo những gì mình thu thập được thì dạo gần đây, có nhiều luồng thông tin cho rằng việc làm CCCD gắn chip là một cách để nhà nước quản lý/ giám sát người dân, và con chip đó có chức năng định vị người sở hữu.
Vậy sự thật là như thế nào, hãy để mình làm rõ với các bạn ngay trong bài viết này nhé. Để chúng ta có một cái nhìn đúng đắn và chuẩn mực hơn. Okay, cùng bắt đầu ngay thôi nào !
Mục Lục Nội Dung
I. Tại sao phải đổi sang CCCD có gắn CHIP?
Vâng, nói không phải chê chứ đất nước mình vẫn còn lạc hậu lắm, đây là sự thật mà chúng ta cần chấp nhận để có sự cố gắng nhiều hơn.
Bởi thực tế là ở các nước phát triển, họ đã áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý người dân và thực hiện các thủ tục hành chính thông qua hệ thống phần mềm từ rất lâu rồi.
Trong khi đó thì ở Việt Nam, các thủ tục hành chính vẫn còn rất rườm rà, và đang còn phải vật lộn với một đống các giấy tờ, thủ tục hành chính… các thứ, các thứ.
Dễ dàng nhận thấy rằng, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều gắn liền với một đống các loại giấy tờ như Giấy khai sinh, thẻ CMND, Thẻ BHYT, Bằng lái xe … vân vân, mây mây..
Từng đó giấy tờ mang theo cũng đã đủ nặng rồi, không những thế còn dễ bị mất nữa. Mà một khi đã bị mất thì đúng là “bố của nhục”, chúng ta sẽ rất mất thời gian để làm lại số giấy tờ đó.
Ở một diễn biến khác, những nước đã áp dụng CNTT vào quản lý rồi thì người dân họ chỉ cần một chiếc thẻ duy nhất, chiếc thẻ này sẽ lưu trữ tất cả những loại thông tin giấy tờ đó.
Rất là tiện lợi cho người dân và ngay cả nhà nước cũng dễ làm việc hơn. Mặt khắc, nếu chẳng may có bị mất thì việc làm lại cũng rất dễ dàng hơn rất nhiều, vì tất cả thông tin đều có phần mềm quản lý rồi.
_________
Nhận thấy rất rõ điều đó và đất nước chúng ta cũng đủ điều kiện để áp dụng CNTT vào quản lý, vậy nên Chính phủ đã quyết tâm thay đổi cách quản lý, từ quản lý trên giấy tờ chuyển sang áp dụng CNTT, áp dụng máy móc vào việc quản lý.
Và việc làm đầu tiên mà nhà nước nhắm tới là chuyển đổi từ CMND, Căn cước công dân cũ sang Căn cước công dân có gắn chip.
Đây thực sự là một nước đi rất hợp lý của Chính phủ nhằm tạo sự thuận tiện cho người dân. Thế nên, có ông nào mà cảm thấy khó chịu vì phải chờ đợi lâu thì cũng ráng đi nhé, lâu một lần nhưng sẽ thuận tiện hơn rất nhiều về sau này.
Mà cũng không lâu lắm đâu, các bạn cứ chọn những giờ tối muộn hoặc những giờ mà bạn cảm thấy ít người làm mà làm thôi 😀
Vì Chính phủ đang gấp rút làm nên vào thời điểm này khi làm bạn sẽ có thời gian thỏa mái hơn, bởi họ làm đến tận 11h đêm cơ, và thái độ làm việc cũng rất cởi mở. Khác với bình thường lắm ᵔᴥᵔ
II. CCCD gắn chip có những ưu điểm vượt trội gì?
CCCD gắn CHIP thuận tiện hơn so với CCCD có mã vạch (căn cước cũ) rất nhiều, còn so với CMTND (chứng minh thư nhân dân) cũ thời xưa thì thôi không cần phải bàn, CMTND không có tuổi gì để so với loại mới này cả.
Cụ thể là trong CCCD có gắn chip sẽ tích hơn đầy đủ các thông tin dân cư của bạn như:
- Tên, ngày tháng năm sinh.
- Sống ở đâu, Quê quán ở đâu? Có mối quan hệ như thế nào?
- Hộ khẩu thường trú.
- Đặc điểm nhận dạng như vân tay, nhóm máu …
- Nghề nghiệp.
Không những thế, trong tương lai còn có thêm các thông tin như thẻ bảo hiểm, giấy phép lái xe, thẻ ngân hàng, thuế và nhiều thứ khác nữa…
Điều này thực sự là rất thuận tiện cho chúng ta khi đi làm các thủ tục hành chính cũng như giao dịch.
Như mình đã nói bên trên, điều này không chỉ tốt cho người dân mà chính quyền cũng rất dễ quản lý và tìm kiếm thông tin về một người dân bất kỳ, từ: quê quán, tên tuổi ngày sinh đến cả tiền án tiền sự …
Nhưng một câu hỏi được đặt ra là khi tất cả các thông tin đã được lưu trên một con chip như vậy thì nếu chẳng may bị rơi mất thì có vấn đề gì không? nếu chẳng may CCCD rơi vào tay kẻ xấu thì chẳng phải tất cả thông tin trên đó sẽ bị lộ sao?
Vâng, lo lắng như vậy là tốt nhưng câu trả lời là KHÔNG SỢ LỘ BẤT CỨ THÔNG TIN QUAN TRỌNG NÀO nhé các bạn.
Bởi những thông tin này phải có thiết bị chuyên dụng của nhà nước thì mới có thể đọc được, vậy nên các bạn hoàn toàn yên tâm nhé. Nhà nước cũng tính đến chuyện này rồi chứ 🙂
Căn cước công dân có gắn chip điện tử sẽ có 2 loại hình lưu trữ khác nhau:
#1. Mã vạch
Loại này rất đơn giản, nó chỉ chứa các thông tin cơ bản của người dân như tên tuổi, ngày tháng năm sinh, quê quán mà thôi. Và loại này thì ta có thể quét được bằng điện thoại thông thường.
#2. Chip điện tử
Như mình đã nói ở trên, sự khác biệt giữa CCCD loại mới và CCCD cũ là con chip điện tử này. Ở đây hầu như tất cả thông tin về chủ sở hữu CCCD đều được lưu lại.
Nhắc lại lần nữa cho các bạn yên tâm: Chỉ có các cơ quan chức năng có thẩm quyền có loại máy đọc đặc biệt thì mới có thể đọc được dữ liệu trên con chip này. Thế nên dù có bị mất thì thông tin của bạn cũng không bị lộ đâu nhé !
III. Cấu trúc của một CCCD gắn chíp
Mỗi Căn cước công dân của người Việt Nam chúng ta sẽ có 12 số, và số của thẻ căn cước công dân chính là mã số định danh cá nhân.
Theo điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP thì cấu trúc dãy 12 số trên CCCD sẽ như sau:
- 03 chữ số đầu tiên (1): Là thông tin về MÃ TỈNH, thành phố trực thuộc trung ương, hoặc mã Quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.
- 1 chữ số tiếp theo(2): Là MÃ GIỚI TÍNH của công dân.
- 2 chữ số tiếp theo nữa(3): Là MÃ NĂM SINH của công dân.
- 6 chữ số cuối cùng(4): Là khoảng số ngẫu nhiên.
=> Chỉ cần nhìn vào 12 con số được in trên CCCD thì nó sẽ cho ta biết về tỉnh thành ta sống, Giới tính và thế kỷ sinh, năm sinh…
Cụ thể hơn thì như sau:
+ MÃ THẾ KỶ và MÃ GIỚI TÍNH được quy ước như sau:
- Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1
- Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3
- Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5
- Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7
- Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9
+ MÃ NĂM SINH thì …
- Thể hiện 2 số cuối năm sinh của công dân. Ví dụ
1991
thì số được lấy sẽ là91
+ MÃ TỈNH/ THÀNH PHỐ thì cụ thể bạn xem bảng sau:
STT | Tên Tỉnh/ Thành Phố | Mã |
1 | Hà Nội | 001 |
2 | Hà Giang | 002 |
3 | Cao Bằng | 004 |
4 | Bắc Kạn | 006 |
5 | Tuyên Quang | 008 |
6 | Lào Cai | 010 |
7 | Điện Biên | 011 |
8 | Lai Châu | 012 |
9 | Sơn La | 014 |
10 | Yên Bái | 015 |
11 | Hòa Bình | 017 |
12 | Thái Nguyên | 019 |
13 | Lạng Sơn | 020 |
14 | Quảng Ninh | 022 |
15 | Bắc Giang | 024 |
16 | Phú Thọ | 025 |
17 | Vĩnh Phúc | 026 |
18 | Bắc Ninh | 027 |
19 | Hải Dương | 030 |
20 | Hải Phòng | 031 |
21 | Hưng Yên | 033 |
22 | Thái Bình | 034 |
23 | Hà Nam | 035 |
24 | Nam Định | 036 |
25 | Ninh Bình | 037 |
26 | Thanh Hóa | 038 |
27 | Nghệ An | 040 |
28 | Hà Tĩnh | 042 |
29 | Quảng Bình | 044 |
30 | Quảng Trị | 045 |
31 | Thừa Thiên Huế | 046 |
32 | Đà Nẵng | 048 |
33 | Quảng Nam | 049 |
34 | Quảng Ngãi | 051 |
35 | Bình Định | 052 |
36 | Phú Yên | 054 |
37 | Khánh Hòa | 056 |
38 | Ninh Thuận | 058 |
39 | Bình Thuận | 060 |
40 | Kon Tum | 062 |
41 | Gia Lai | 064 |
42 | Đắk Lắk | 066 |
43 | Đắk Nông | 067 |
44 | Lâm Đồng | 068 |
45 | Bình Phước | 070 |
46 | Tây Ninh | 072 |
47 | Bình Dương | 074 |
48 | Đồng Nai | 075 |
49 | Bà Rịa – Vũng Tàu | 077 |
50 | Hồ Chí Minh | 079 |
51 | Long An | 080 |
52 | Tiền Giang | 082 |
53 | Bến Tre | 083 |
54 | Trà Vinh | 084 |
55 | Vĩnh Long | 086 |
56 | Đồng Tháp | 087 |
57 | An Giang | 089 |
58 | Kiên Giang | 091 |
59 | Cần Thơ | 092 |
60 | Hậu Giang | 093 |
61 | Sóc Trăng | 094 |
62 | Bạc Liêu | 095 |
63 | Cà Mau | 096 |
IV. CCCD gắn CHIP có định vị người dân hay không?
Đây là một vấn đề đang gây nhức nhối cộng đồng trong mấy ngày vừa qua !
Nếu có định vị thật thì đúng là nhà nước sẽ thuận tiện hơn trong việc quản lý người dân, thế nhưng đây là quyền riêng tư của mỗi cá nhân nên nhà nước sẽ không làm như vậy.
Mặc khác, các loại hình định vị tiên tiến trên thế giới hiện nay như GPS, GLONASS, GALILEO, IRNSS, BEIDOU, QZSS đều sử dụng sóng điện từ để định vị, và nó cần phải có năng lượng thì mới có thể hoạt động được, cụ thể ở đây là Pin.
Còn trên CCCD thì các bạn thấy đấy, nó đâu có PIN, thế nên chắc chắn không có chuyện định vị như lời đồn đâu nhé !
Vậy còn có một câu hỏi nữa là có phải bắt buộc đi làm CCCD gắn CHIP hay không, và nếu không đi làm thì liệu có bị phạt hay không? Thì mình cũng trả lời luôn cho các bạn là KHÔNG nhé !
Không ai bắt chúng ta đi làm cả, thế nhưng mục tiêu của chính phủ là làm được 50 triệu CCCD cho đến hết tháng 6 năm 2021.
Vậy nên, những người đi làm trong giai đoạn này sẽ được giảm 50% chi phí cũng như có các cán bộ công an về tận xã để làm việc với thái độ dễ chịu hơn bình thường :))
Vậy nên chả tội gì mà không đi làm cả đúng không 😀 Còn bạn nào vẫn có ý định không làm thì đến khi nhà nước quản lý theo phương thức mới thì bạn cũng phải đi làm mà thôi. Nói tóm lại là trước sau gì thì vẫn phải làm !
Đến lúc đó, bạn sẽ phải tự tìm kiếm, tìm hiểu để thay đổi CCCD mà thôi. Còn bây giờ, thuận tiện như vậy tại sao lại không làm, có đúng không nào.
Và căn cước loại mới này không có thời hạn như trên CMTND, mà thay vào đó, ở các mốc thời gian cố định như 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi thì ta sẽ phải đi cấp lại. Vì theo nghiên cứu, ở những khoảng thời gian này khuôn mặt sẽ có sự thay đổi nhiều nhất.
V. Lời kết
Như vậy là qua bài viết này, mình đã giúp các bạn giải đáp các thắc mắc về căn cước công dân gắn chip rồi. Và mình tin là qua bài viết này thì bạn cũng đã hiểu rõ hơn về Căn cước công dân gắn CHIP rồi đúng không !
Nếu bạn thấy bài viết này hay thì đừng quên chia sẻ nó cho mọi người cùng biết với nhé. Còn anh em nào chưa làm thì hãy đi làm sớm đi nha 🙂
Đọc thêm:
- Ngân hàng kiếm tiền từ đâu? từ những nguồn thu nào?
- Tìm hiểu về hình thức mua hàng trả góp 0%: Rất dễ hiểu !
- Cách mua bảo hiểm xe máy, ô tô trực tuyến của Vietinbank
CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com