Màu sắc tác động đến tâm lý của chúng ta như thế nào?

Bí ẩn sắc màu: Màu sắc tác động đến tâm lý của chúng ta như thế nào?

Bạn có thấy bồn chồn trong căn phòng đầy sắc vàng? Hay cảm thấy thư thái trong không gian màu xanh lá?

Vâng! Các nghệ sĩ và nhà thiết kế bấy lâu đã tin rằng màu sắc có thể tác động đến tâm trạng và cảm xúc của chúng ta.

Màu sắc là công cụ giao tiếp đầy hiệu quả và được sử dụng để báo hiệu cho hành động, tạo ảnh hưởng đến tâm trạng, thậm chí gây tác động đến phản ứng sinh lý.

Sắc màu có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao, kích thích trao đổi chất và gây mỏi mắt.

Vậy cơ chế hoạt động thực sự của màu sắc như thế nào? Tại sao màu sắc có thể tác động đến tâm trạng và hành vi của chúng ta?

tam-ly-ve-mau-sac (2)
Màu sắc sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chúng ta như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

#1. Tâm lý học về màu sắc

Hai nhà nghiên cứu Andrew Elliot và Markus Maier đã ghi lại:

“Với sự phổ biến của sắc màu, chúng tôi hy vọng tâm lý học màu sắc là một lĩnh vực phát triển tốt. Đáng ngạc nhiên thay, rất ít nghiên cứu lý thuyết hoặc thực nghiệm về tác động của màu sắc được tiến hành.

Chỉ có một số thực nghiệm đã được tiến hành bởi một vài người quan tâm chứ chưa được thực nghiệm bởi khoa học chính thống”.

Dù còn ít nghiên cứu trong lĩnh vực này, khái niệm tâm lý học về màu sắc đã trở thành chủ đề hấp dẫn trong Marketing, nghệ thuật, thiết kế và nhiều lĩnh vực khác.

Nhiều chứng minh trong lĩnh vực này không hoàn toàn chính xác, nhưng các nhà nghiên cứu và chuyên gia đã có một vài quan sát và khám phá quan trọng về tâm lý học màu sắc, về những ảnh hưởng của nó đến tâm trạng, cảm giác và hành vi con người.

Cảm nhận của bạn về màu sắc thường mang tính cá nhân, bắt nguồn từ trải nghiệm và văn hóa của riêng bạn.

Trong khi màu trắng được dùng nhiều tại các nước phương Tây để tượng trưng cho sự trong trắng, ngây thơ, thì ở các nước Phương Đông mang biểu tượng của tang tóc.

#2. Tác động của màu sắc đến tâm lý

Các màu trong vùng đỏ của quang phổ, màu được gọi là màu ấm bao gồm màu đỏ, cam, vàng. Những sắc màu này gợi lên những cảm xúc khác nhau. Từ cảm nhận về sự ấm áp, thoải mái cho đến cảm xúc giận dữ và thù hằn.

tam-ly-ve-mau-sac (1)
Nguồn ảnh sưu tầm: https://primewalls.com/. Ảnh của verywell

Màu xanh da trời được biết đến là màu lạnh, bao gồm màu xanh da trời, xanh lá và màu tím. Những màu này thường biểu tượng cho bình tĩnh, nhưng cũng mang lại cảm giác u buồn và nhàm chán.

#3. Tâm lý học màu sắc như tâm lý trị liệu

Nhiều văn hóa cổ xưa, bao gồm người Ai Cập, Trung Quốc thực hành trị liệu bằng ánh sáng, hoặc dùng màu sắc để trị bệnh. Đôi khi được gọi là liệu pháp ánh sáng hoặc trị liệu sắc màu (colorology).

Trị liệu sắc màu ngày nay vẫn được sử dụng như một trị liệu thay thế. Trong trị liệu này:

  • Màu đỏ: Dùng để kích thích cơ thể, tâm trí và tăng cường lưu thông máu.
  • Màu vàng: Kích thích thần kinh và thanh lọc cơ thể.
  • Màu cam: Chữa lành phổi và tăng cường năng lượng cơ thể.
  • Màu xanh da trời: Xoa dịu bệnh tật và điều trị cơn đau.
  • Màu chàm: Giảm bớt các vấn đề về da.

#4. Nghiên cứu hiện đại về tâm lý màu sắc

Hầu hết, các nhà tâm lý nhìn nhận sắc màu trị liệu với sự hoài nghi. Họ cho rằng những tác động về màu sắc là phóng đại. Màu sắc cũng có ý nghĩa khác nhau trong nền văn hóa khác nhau.

Nhiều nghiên cứu chứng minh, có những trường hợp, màu sắc thay đổi tâm trạng chỉ là tạm thời. Một căn phòng với màu xanh da trời ban đầu có thể tạo cảm giác yên bình, nhưng hiệu ứng này sẽ hết tác dụng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy màu sắc có tác động đến tâm lý một cách ngạc nhiên:

  • Thuốc giả dược (không phải là thuốc) có màu ấm, được đánh giá hiệu quả hơn so với thuốc giả dược có màu lạnh.
  • Màu đỏ giúp con người phản ứng nhanh và quyết liệt hơn, theo các nhà nghiên cứu, nó còn được ứng dụng trong thể thao.
  • Màu da cam thể hiện cho sự trẻ trung, nhiệt huyết…
  • Đồng phục màu đen có thể mang đến nhiều phạt đền cho đội bóng. Ngoài ra, sinh viên có thể sẽ liên tưởng đến những phẩm chất tiêu cực với một cầu thủ mặc đồng phục đen (theo một nghiên cứu lịch sử của đội thể thao và đồng phục của họ).

#5. Màu sắc có thể ảnh hưởng đến kết quả

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chắc chắn màu sắc có thể có tác động đến kết quả.

Không ai thích nhìn thấy một bài kiểm tra đã được chấm điểm với đầy nét mực đỏ. Một nghiên cứu cho thấy, khi nhìn thấy màu đỏ trước khi thi sẽ tác động không tốt đến kết quả.

Trong khi màu đỏ thường được mô tả là mối đe dọa, kích thích, sự hứng khởi, nhiều nghiên cứu trước đó về tác động của màu đỏ gần như không mấy thuyết phục.

Tuy nhiên, có nghiên cứu cho thấy, việc sinh viên tiếp xúc với màu đỏ trước kỳ thi đã được chứng minh có tác động tiêu cực đến kết quả thi.

Trong 6 thí nghiệm đầu tiên được nghiên cứu, có tất cả 71 sinh viên Mỹ được cho tô màu đỏ, xanh lá cây và đen trước khi làm bài kiểm tra 5 phút.

Kết quả cho thấy sinh viên được tô màu đỏ có số điểm thấp hơn 20% so với các sinh viên được tô hai màu còn lại.

#6. Màu sắc và người tiêu dùng

Tâm lý màu sắc nói rằng, các sắc thái màu khác nhau có thể mang lại một loạt các hiệu ứng. Từ cải thiện cho tâm trạng đi lên cho đến kéo tâm trạng đi xuống.

Bên cạnh đó, màu sắc sản phẩm chúng ta chọn có thể nói lên tính cách của mình.

Sở thích màu sắc các mặt hàng ta đã chọn, có thể nói lên điều gì đó về hình ảnh mà chúng ta đang cố gắng thể hiện.

Từ quần áo đến chiếc xe, đôi khi có thể nói về cách chúng ta muốn người khác nhìn nhận. Các yếu tố khác như tuổi tác và giới tính cũng ảnh hưởng một phần dến lựa chọn màu sắc của ta:

  1. Màu trắng: Màu trắng mang lại cảm giác tinh khiết, trong sáng. Màu trắng này cũng thường dùng để gợi lên cảm giác trẻ trung và mới mẻ.
  2. Màu đen: Màu đen với nhiều người là màu của quyền lực. Đây là lý do tại sao xe hơi sang trọng thường có màu đen. Mọi người cũng nhìn nhận màu đen mang lại cảm giác khiêu gợi, quyền lực, bí ẩn, điềm không may.
  3. Màu bạc: Màu phổ biến thứ ba trong thế giới siêu xe. Màu bạc mang lại cảm giác mới mẻ, tiên phong, đời mới. Những sản phẩm công nghệ cao thường mang sắc bạc, vì thể màu này thường liên kết với những thứ như mới mẻ, hiện tại và tân tiến.
  4. Màu đỏ: Bạn có từng mơ ước một chiếc xe màu đỏ? Đỏ mang lại sức hấp dẫn, gây chú ý. Nếu yêu thích màu xe đỏ, có thể bạn muốn phản chiếu ra bên ngoài một hình ảnh đầy quyền năng, hành động và tự tin, đầy hấp dẫn.
  5. Màu xanh da trời: Mọi người thường mô tả màu xanh da trời như sắc màu của sự ổn định, an toàn. Lái một chiếc xe màu xanh da trời có thể cho thấy bạn là người đáng tin cậy.
  6. Màu vàng: Theo các chuyên gia, lái một chiếc xe màu vàng hoặc thường xuyên mặc đồ màu vàng cho thấy bạn là một người hạnh phúc và có lẽ là một người sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn so với người bình thường.
  7. Màu xám: Các chuyên gia nhận định những người lái xe màu xám không thích nổi bật, thay vào đó, họ thích những gì tinh tế hơn.

Tất nhiên, sự lựa chọn sắc màu còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như chức năng sản phẩm, giá cả, có sẵn bao nhiêu màu,… Không những thế, màu sắc ưa thích có thể thay đổi theo thời gian.

Một người có thể thích màu sáng hơn, đa dạng màu sắc hơn khi họ còn trẻ, nhưng họ sẽ chọn màu sắc tối hơn, ít nổi bật hơn khi già đi.

Tính cách người mua cũng đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn màu sắc. Nhưng người mua còn bị tác động mạnh bởi nhiều yếu tố như giá cả, cũng như tính hợp lý. Với những người sống ở khí hậu nóng, xe màu sáng hoặc màu trắng luôn ưa thích hơn.

tam-ly-ve-mau-sac (1)

Nhiều người tiêu dùng lựa chọn màu sắc để gửi thông điệp khẳng định con người họ là ai ra bên ngoài. Bạn thường lựa chọn màu sắc nào, và muốn mọi người nghĩ gì về bạn?

#7. Tóm lại

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong truyền đạt thông tin, tác động đến tâm trạng và cách ta ra quyết định. Sở thích về màu sắc cũng ảnh hưởng đến lựa chọn mua sắm và cách ta phối màu trong không gian của mình.

Mọi người thường lựa chọn màu sắc khơi gợi tâm trạng hoặc cảm nhận nào đó, như chọn màu xe hơi mang dáng thể thao, màu xe bóng bẩy hoặc trông đáng tin cậy.

Màu sắc trong không gian có thể khơi gợi tâm trạng cụ thể. Trang trí phòng với nhiều sắc xanh hoặc bày cây xanh tạo tâm thế yên bình, nhẹ nhàng, thư giãn tại nơi làm việc hoặc phòng khách.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã phát hiện rằng, lựa chọn màu sắc cũng tác động bởi nhiều yếu tố khác như cá nhân, văn hóa hoặc tùy từng tình huống. Sẽ cần có thêm nhiều nghiên cứu khoa học hơn để làm rõ hơn về loại tâm lý này.

#8. Update thêm Infographic tâm lý học về màu sắc

infographic-tam-ly-hoc-ve-mau-sac
Nguồn ảnh: Tinh Tế, Visual.ly

Đọc thêm bài viết:

__CTV Phạm Thu Linh__Blogchiasekienthuc.com__

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop