Mục Lục Nội Dung
#1. Youtuber là gì?
Như các bạn đã biết, Youtube là một website, một mạng xã hội chia sẻ video vô cùng nổi tiếng trên thế giới của Google.
Một khi đã tham gia vào Internet thì không ai là không biết đến Youtube cả, tất nhiên là trừ những quốc gia chủ động chặn ra nhé.
Vậy thì Youtuber là gì?
Vâng, nếu như những người chơi game người ta gọi là Gamer, những người thiết kế (design) người ta gọi là designer… thì những người làm video trên Youtube người ta gọi là Youtuber.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản Youtuber là người làm ra các video và up lên Youtube để mọi người cùng xem và kiếm tiền thông qua video đó.
Ban đầu, có thể là họ (những Youtuber) chỉ up video lên với mục đích chơi chơi thôi, đa số đều là như vậy.
Nhưng về sau, khi nhận thấy tiềm năng rất lớn từ Youtube và cảm thấy mình “hợp duyên”, được nhiều người ủng hộ nên họ sẽ quyết định làm việc toàn thời gian với Youtube.
Nếu như trước đó (kể từ năm 2014 trở về trước), khi nói đến cụm từ kiếm tiền online hay kiếm tiền trên Youtube, nhiều người chỉ biết cười khẩy, cho rằng đó là công việc không thực tế, là lừa đảo… thì cho đến thời điểm hiện tại, nó là công việc mơ ước của nhiều người.
Rất nhiều Youtuber thậm chí còn giàu có hơn cả những người buôn bán bất động sản được gọi là thành công, số tiền kiếm được là không giới hạn.
Chỉ cần bạn sáng tạo không ngừng và không ngừng trao giá trị cho người xem của bạn là được.
#2. Thu nhập Youtuber từ đâu?
Ban đầu thì nguồn thu nhập chính mà các Youtuber sẽ nhận được từ Youtube đó là thông qua Google Adsense (mạng quảng cáo của Google).
Tức là bạn sẽ được trả tiền từ lượt hiển thị, lượt click quảng cáo trên các video của bạn.
Điều kiện tối thiểu để có thể bật kiếm tiền trên các video (tức là tham gia vào mạng Google Adsense) là kênh của Youtuber đó có lượng đăng ký (subcribe) từ 1000 người trở lên và giờ xem trên kênh là từ 4000 giờ.
Còn bây giờ thì có thêm hình thức khác nữa là tiền hội viên, tức là các Youtube có thể lập ra các nhóm ẩn, chỉ có những người đã đóng tiền tham gia hội viên mới được tham gia, hoặc có thể hiển thị công khai nhưng hội viên sẽ có những đặc quyền nhất định.
Mức giá tham gia hội viên sẽ do các Youtuber quyết định !
Ngoài ra thì còn có rất nhiều hình thức kiếm tiền khác, khi kênh Youtube của bạn đã lớn mạnh thì sẽ có các nhãn hàng, các doanh nghiệp, công ty…. liên hệ để quảng cáo.
Hoặc bạn cũng có thể đặt các link tiếp thị liên kết hoặc review sản phẩm cho đối tác. Nói chung là nhiều lắm, có rất nhiều cách kiếm tiền nếu như kênh của bạn có nhiều lượt theo dõi.
Sau đó các Youtuber sẽ có thêm các phần thưởng từ Youtube khi đạt được những thành tựu nhất định. Tất nhiên đây chỉ là những món quà tinh thần thôi chứ không có giá trị về kinh tế nha các bạn 🙂
- Nút bạc Youtube nếu kênh đạt từ 100 ngàn lượt đăng ký.
- Nút vàng Youtube nếu kênh đạt từ 1 triệu lượt đăng ký.
- Nút kim cương Youtube nếu kênh đạt từ 10 triệu lượt đăng ký.
- Nút ruby YouTube nếu kênh của bạn đạt số lượng 50 triệu người đăng ký.
- Nút kim cương đỏ YouTube nếu kênh bạn đạt số lượng 100 triệu người đăng ký.
Tổng hợp tất cả các hình thức kiếm tiền đối với một Youtuber
2.1. Sử dụng Adsense (mạng quảng cáo của Google )
Đây là cách kiếm tiền thông dụng nhất.
+) Ưu điểm: Dễ cài đặt theo từng video. Và cũng dễ dàng đặt vị trí của video.
+) Nhược điểm: Các trình chặn quảng cáo sẽ loại bỏ dạng kiếm tiền này. Doanh thu khá là thấp ở Việt Nam.
2.2. Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Ví dụ, bạn liên kết với Amazon hoặc tham gia các mạng tiếp thị liên kết như Accesstrade (rất nổi tiếng ở Việt Nam). Bạn giới thiệu sản phẩm và dẫn 1 link đến sản phẩm đó.
Mỗi khi có người dùng nhấn vào link rồi mua sản phẩm đó, bạn nhận được 4 – 10% giá trị món hàng đó. Hay nói cách khác là bạn sẽ ăn tiền hoa hồng trên mỗi sản phẩm bán được.
+) Ưu điểm: Chỉ cần gán link, giới thiệu sản phẩm đó trong video.
+) Nhược điểm: Đôi khi phải đăng kí với bên tiếp thị liên kết.
Nếu video đó nổi tiếng, có thể bị các SBlocker (Người tạo phân đoạn SponsorBlock) tạo phân đoạn. Cái này không quá nguy hiểm, lấy ví dụ là Linus Tech Tips.
Và còn một nhược điểm khác nữa của hình thức tiếp thị liên kết nữa là, ví dụ bạn đang tiếp thị cho một sản phẩm đó rất thành công, nhưng đột nhiên bên nhà cung cấp thay đổi chính sách hoa hồng, hoặc ngừng sản xuất… hoặc vì một lý do nào đó mà bạn không thể tiếp thị cho sản phẩm đó được nữa.
Lúc này công sức bạn bỏ ra cho sản phẩm đó sẽ đổ xuống sông xuống bể.
2.3. Bán sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng bạn
Bạn tạo ra sản phẩm (vật phẩm, khóa học, sách, ebook….) rồi dán link bên dưới để cho họ mua.
+) Ưu điểm: “Cây nhà lá vườn” nên không phải chờ xét duyệt. 100% doanh thu là của bạn, giá thành cũng do bạn quyết định.
+) Nhược điểm: Nếu video đó nổi tiếng, có thể bị các SBlocker tạo phân đoạn.
2.4. Trao đổi sản phẩm
Nó gần giống như tiếp thị liên kết vậy.
Chỉ có điều là nhà cung cấp sản phẩm sẽ đưa sản phẩm cho bạn sử dụng Free. Việc của bạn là review sản phẩm đó trong video mà thôi.
+) Ưu điểm: Bạn được sử dụng sản phẩm đó thoải mái. Không tốn 1 xu. Nhất là trong lúc cần thiết vật phẩm đó thì thật là tuyệt vời!
+) Nhược điểm: Bạn phải giải thích mục đích dùng vật phẩm đó do độc giả của mình một cách thuyết phục.
Có nơi thì trả cho bạn thêm cù lao sau khi nhấn link, nhưng có nơi thì không (tùy thuộc vào độ nổi tiếng của bạn). Và cũng như trên, nếu video đó nổi tiếng, có thể bị các SBlocker tạo phân đoạn.
2.5. Quỹ cộng đồng – donate
Kêu gọi mọi người donate trên một số kênh như patreon, unghotoi, hay thậm chí là nút THAM GIA trên Youtube (hội viên).
Họ sẽ ủng hộ hàng tháng để xem được 1 số nội dung vip, trả lời câu hỏi, tâm sự… Rất nhiều Streamer về Game áp dụng thành công hình thức này !
+) Ưu điểm: Bạn sẽ nhận được một phần tiền từ người donate cho bạn.
+) Nhược điểm: Không phải 100% số tiền sẽ về tay bạn. Gặp phải người “có tâm” sẽ tải về nội dung vip rồi chia sẻ cũng như không.
Và cũng như trên, nếu video đó nổi tiếng, có thể bị các SBlocker tạo phân đoạn, nếu như bạn nói về donate.
2.6. Giới thiệu về công việc của bạn qua video
Mình sẽ đưa ra ví dụ vì cái này hơi căng chút.
Vâng, ví dụ như:
Mình đang làm bên lập trình, giờ mình muốn giới thiệu về công việc của mình thì mình sẽ làm vlog giới thiệu công việc của mình đang làm gì, hoặc làm phần trả lời câu hỏi, cuối video mình sẽ nói “Có thể contact cho tôi thông qua…..”.
Nói cách khác, bạn sử dụng video Yoututbe trên kênh của bạn để PR cho bản thân !
+) Ưu điểm: Công việc ngoài đời thực của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều
+) Nhược điểm: Bạn phải tốn thời gian làm video. Và cũng như trên, nếu video đó nổi tiếng, có thể bị các SBlocker tạo phân đoạn.
2.7. Sự kiện
Bạn có thể tổ chức sự kiện gặp mặt trên Zoom, và mọi người có thể trả phí để tham gia.
+) Ưu điểm: Bạn muốn đặt bao nhiêu tiền cũng được, 100% doanh thu là của bạn.
+) Nhược điểm: Kênh của bạn phải lớn lớn chút, có uy tín chút và có nhiều Fan chút thì mới có được nhiều tiền. Và cũng như trên, nếu video đó nổi tiếng, có thể bị các SBlocker tạo phân đoạn.
2.8. Tài trợ thương hiệu
Ví dụ như kênh của bạn nói về đồ gia dụng, thì sẽ có các công ty đồ gia dụng đến nơi (liên hệ) để hỏi có muốn quảng cáo cho họ hay không.
+) Ưu điểm: Bạn không cần tìm nguồn, mà tự họ tìm đến bạn để quảng cáo.
+) Nhược điểm: Kênh của bạn phải nói về một chủ đề hoặc một lĩnh vực nhất định thì mới dễ thành công. Ngoài ra kênh lớn thường thu hút nhiều hơn kênh nhỏ.
2.9. Nội dung cấp phép
Ví dụ bạn đi du lịch mà muốn quay video du lịch, bạn sẽ xin phép bên mà bạn muốn quay.
Và họ sẽ được phép sử dụng băng của bạn trong mục đích kinh doanh. Hoặc bạn có thể bán bản quyền băng của bạn cho các bên làm tin tức…
+) Ưu điểm: Bạn là người ra giá, 100% doanh thu là của bạn
+) Nhược điểm: Nội dung của bạn phải có bản quyền, và đủ hay để có thể đem bán
2.10. Diễn thuyết
Nếu bạn đủ nổi tiếng, thì bạn có thể nhận được lời mời diễn thuyết ở trên 1 số công ty, trường đại học. Ví dụ là anh Nguyễn Hưu Trí hoặc Huỳnh Duy Khương.
+) Ưu điểm: Bạn kiếm được thêm 1 nguồn thu nhập khá tốt.
+) Nhược điểm: Bạn phải có kinh nghiệm, có ảnh hưởng lớn và …. kĩ năng thuyết trình tốt.
#3. Cơ hội và thách thức với nghề Youtuber
3.1. Những cơ hội mới hấp dẫn !
Như ở trên mình đã nói qua về các hình thức kiếm tiền của các Youtuber.
– Ngoài các nguồn thu nhập trên thì bạn cũng sẽ có thêm nhiều hợp đồng quảng cáo hoặc hợp tác xây dựng thương hiệu.
Bạn cũng có thể bán các khóa học do mình tự thiết kế cho học viên nếu kênh của bạn trong lĩnh vực mà nhiều người hứng thứ muốn học tập.
Hãy thử hình dung đến một lúc nào đó, bạn nổi tiếng thì chữ ký của bạn cũng được tính bằng tiền với những hợp đồng triệu đô trong nhiều năm.
Điều này là hoàn toàn có thể với các Youtuber nổi tiếng trên thế giới.
– Tiền donate từ người xem là một nguồn thu nhập ngoài mong đợi và không có giới hạn.
Chỉ cần người xem thích thú thì họ sẵn sàng tặng cho bạn tiền hoặc gửi những món quà.
Có nhiều Youtuber đã nhận được vài trăm triệu đồng chỉ trong vài phút livestream là chuyện hết sức bình thường.
– Bạn có thể bước chân qua ngành Streamer bằng cách vừa chơi game vừa Livestream trên Youtube.
Đây là một nghề được phát triển rất thịnh hành hiện nay, những clip chơi game được quay lại cũng thu hút rất nhiều người và họ sẵn sàng donate tiền cho bạn để xem nhiều hơn và học tập các kĩ năng chơi game từ bạn.
Hoặc đơn giản là vì cách nói chuyện hài hước, dễ thương của bạn cũng có thể mang về những lượt đăng ký rồi.
– Trở thành người nổi tiếng, KOL cũng là một cơ hội phát triển từ Youtube.
Không giống như trước đây, muốn nổi tiếng bắt buộc phải có bầu sô thì mới có cơ hội, bây giờ chỉ cần bạn có tài là bạn sẽ tỏa sáng !
3.2. Những thách thức và khó khăn khi làm Youtuber?
Nghề Youtuber ở thời điểm hiện tại vẫn là nghề hái ra tiền, nhưng thật sự là không hề đơn giản để kiếm tiền từ Youtuber đâu các bạn.
Bởi khi bạn đăng một video lên mà không có người xem thì hẳn là bạn sẽ rất nhanh nản nếu tình trạng này cứ kéo dài.
Hơn nữa, bạn phải không ngừng sáng tạo để cho ra các nội dung độc đáo, thu hút người xem. Bạn phải cạnh tranh với hàng trăm ngàn Youtuber khác, thực sự là vô cùng khốc liệt và sẽ ngày càng khốc liệt.
Bạn phải có kiến thức về lĩnh vực bạn đang làm, phải có duyên ăn nói, có ngoại hình ưa nhìn hoặc hài hước.
Rồi khi bạn đã là chủ của một kênh nổi tiếng rồi thì sẽ bắt đầu có các fan và antifan. Bạn sẽ phải đối mặt với dư luận, cuộc sống của bạn không còn là riêng tư của chính bạn nữa.
Tâm lý bạn phải thật sự vững nếu một ngày bạn nổi tiếng và có quá nhiều người quan tâm đến việc bạn đang yêu ai, gia đình bạn thế nào? Từng câu nói của bạn sẽ được đem ra bàn tán theo nhiều hướng khác nhau…
Lúc này, câu hỏi: Bạn là ai? Sẽ liên tực được đặt ra trong đầu của bạn.
Trên đây là quan điểm của cá nhân của mình về nghề Youtuber.
Nói gì thì nói, Youtuber vẫn còn là một mỏ vàng cho nhiều người đào, những ai kiên trì đào và không ngừng sáng tạo sẽ là người chiến thắng.
Nếu bạn muốn thử sức làm Youtuber thì tôi nghĩ hôm nay chính là ngày thích hợp nhất để bạn thử up chiếc video đầu tiên của mình đấy. Biết đâu vài năm sau bạn sẽ trở thành một Youtuber nổi tiếng thì sao ^^?
Đọc thêm:
- Những cách kiếm tiền từ việc viết lách !
- Những cách kiếm thêm tiền cho dân IT (Công nghệ Thông Tin)
- Chia sẻ 6 CÁCH KIẾM TIỀN TRÊN FACEBOOK hiệu quả nhất
CTV: Cao Trần Mỹ Dung – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn