10 dấu hiệu cho thấy bạn đang bế tắc khi học IT (DEV)

Chào các bạn, như đã đề cập trong những bài viết trước thì trong những năm gần đây, ngành IT đang trở thành một trong những ngành học rất “hot”, vì nhu cầu tuyển dụng cao, dễ xin việc và lương cao…

Nhưng đó là những gì báo chí nói, chỉ những người trong cuộc mới biết được sự khắc nghiệt của ngành học này như thếnào và nhiều người có suy nghĩ là cứ học là được.

Nhưng không đơn giản như vậy, sẽ có lúc bạn cảm thấy vô cùng bế tắc mà không biết phải tiếp tục như thế nào.

Chính vì thế mà trong bài viết này, mình sẽ cùng với các bạn điểm qua 10 dấu hiệu mà mình thấy rất nhiều bạn học IT đã và đang gặp phải – 10 dấu hiệu cho thấy bạn đang bế tắc khi học ngành IT.

Đọc thêm:

#1. Thiếu kiên trì trong việc giải quyết vấn đề

dau-hieu-cho-thay-ban-dang-be-tac-khi-hoc-it (1)

Học IT nói chung và ngành lập trình nói riêng là công việc đỏi hỏi bạn phải giải quyết các vấn đề một cách rất thường xuyên. Đôi khi bạn giải quyết được vấn đề này thì một vấn đề khác lại xuất hiện.

Việc giải quyết vấn đề giúp chúng ta tiến bộ nhanh hơn, nhưng ngược lại, đôi khi nó khiến chúng ta cản thấy mệt mỏi, áp lực và thậm chí là nản lòng.

Nhưng bạn nên nhớ rằng, chúng ta ở đây là để tìm ra lý do tại sao các vấn đề đó lại sảy đến và cách giải quyết chúng ra làm sao.

Nếu thiếu kiên trì trong việc giải quyết vấn đề, các bạn sẽ rất khó đi đến cùng, rất khó để trở thành một người giỏi trong lĩnh vực này.

#2. Thiếu chủ động trong việc tự học hỏi

dau-hieu-cho-thay-ban-dang-be-tac-khi-hoc-it (8)

Để thành công thì dù bạn đang làm trong bất cứ ngành nghề nào thì bạn vẫn luôn phải tự tin vào khả năng tự học của riêng mình. Đây là một kỹ năng cơ bản mà bạn bắt buộc phải trang bị, bắt buộc phải có !

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, thì thời điểm bước chân vào Đại học, Cao đẳng là thời gian tốt nhất để khả năng tự học của bạn được phát triển và bạn sẽ dần nhận ra đâu mới là điều quan trọng nhất với mình, đâu mới là đam mê thực sự của mình.

Trong thế giới thông tin như ngày nay, chỉ cần bạn Google Search một phát thì tất cả thông tin bạn cần đều được tìm thấy trong chốc lát.

Quan trọng là bạn có biết tận dụng được nguồn tài nguyên vô hạn này không thôi, và bạn có chủ động học hỏi hay không, đó mới là điều quan trọng !

Và rõ ràng, việc tự học không phải là dễ khi có quá nhiều thông tin như hiện nay, một thời đại thừa thông tin. Chính vì thế mà bạn phải biết cách chắt lọc, tổng hợp, phân loại chúng để thu nạp những thông tin kiến thức giá trị nhất.

#3. Thiếu sự tò mò

Tò mò trong nhiều trường hợp không phải là điều tốt, đôi khi nó còn khiến bạn mang họa vào thân nữa.

dau-hieu-cho-thay-ban-dang-be-tac-khi-hoc-it (2)

Nhưng trong ngành IT này thì khác, nếu chỉ xét ở khía cạnh kỹ thuật thì việc tò mò, thích tìm hiểu sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến bộ hơn. Và có thể khiến bạn nổi bật hơn nữa !

Nếu bạn không có sự tò mò về công nghệ, không có sự tò mò về cách thức hoạt động của những thiết bị bạn đang vận hành và sử dụng hằng ngày thì bạn sẽ không có năng lượng để tiếp tục học hỏi những kiến ​​thức sâu rộng cần có, để trở thành một lập trình viên thành công.

Trong khi đó, công nghệ thì thay đổi hàng ngày, từng giây và từng phút…. có vô vàn những lĩnh vực thú vị, các ý tưởng liên kết chặt chẽ với nhau.

Bạn phải có một đam mê nhất định để luôn khát khao được lao vào và khám phá tất cả những gì bạn có thể. Mình lấy ví dụ như bạn thích chơi game đi, thì bạn cũng phải tự đặt ra câu hỏi là làm sao mà người ta code được nó, mình có làm được không?

Cách giải quyết: Bây giờ bạn hãy tự hỏi bản thân mình xem, lập trình có thực sự là điều bạn mong muốn hay không?

Nếu câu trả lời trung thực của bạn là Không, thì lời khuyên chân thành của mình là bạn hãy đi tìm thứ gì đó khác mà bạn hứng thú hơn và đừng lãng phí thời gian nữa.

#4. Lười suy nghĩ

dau-hieu-cho-thay-ban-dang-be-tac-khi-hoc-it (1)

Bản chất của con người là lười suy nghĩ trong khi lập trình là một hành động tư duy. Mặc dù có thể chúng ta rất giỏi trong việc suy nghĩ.

Khả năng duy trì sự tập trung của mỗi người là khác nhau và sẽ cực kì khó khăn nếu bạn không thường xuyên sử dụng nó.

Ví dụ bạn sẽ thường xuyên cảm thấy bế tắc, cảm thấy đầu óc mông lung, lúc nào cũng chần chừ khi phải làm một việc gì đó.

Hay là khi gặp vấn đề, bạn cứ mải mê tìm kiếm lời giải trên mạng mà lười tự suy nghĩ về nó.

Khi lập trình, bộ não của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn, tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Khi bạn không vận dụng tối đa năng lượng của bộ não thì sẽ thật khó để có thể tập trung nổi.

#5. Mất niềm tin vào bản thân

dau-hieu-cho-thay-ban-dang-be-tac-khi-hoc-it (3)

Mình cũng từng trong trường hợp này, cảm thấy mất niềm tin vào bản thân khi phải đưa ra hướng giải quyết hay việc tiếp cận một công nghệ mới.

Đơn giản là vì chúng ta ai cũng sợ sai lầm, nó là nguyên nhân kìm hãm sự khám phá và sự tò mò của bạn, kìm hãm khả năng phát triển kiến thức thực sự, kiến thức thu được từ kinh nghiệm và thất bại.

Bạn cần độc lập trong suy nghĩ, quan điểm, về cái gì nên và không nên làm. Bạn cần hiểu được tại sao giải pháp của mình lại hữu hiệu, và lợi ích của chúng là gì.

Không chỉ khả năng tìm tòi, bạn cần phải biết cách phản biện và tranh luận để bảo vệ những ý kiến của mình nữa. Lưu ý là phản biện dựa trên những lý luận hợp lý và thuyết phục chứ không phải là bảo thủ, cãi cùn nhé.

Đây cũng là kinh nghiệm xương máu mà mình rút ra được trong quá trình mình là một thực tập sinh IT. Mà mấu chốt là bạn phải có niềm tin vào bản thân.

#6. Suy nghĩ dập khuôn, máy móc

Mình từng gặp hai kiểu lập trình viên như thế này.

Thứ nhất, những người thường xuyên từ chối sự giúp đỡ từ người khác và dù cho có được góp ý thì cũng chẳng chịu tiếp thu. Nói chung là có tính bảo thủ cao !

dau-hieu-cho-thay-ban-dang-be-tac-khi-hoc-it (4)dau-hieu-cho-thay-ban-dang-be-tac-khi-hoc-it (4)

Kiểu người thứ 2 thì vô tổ chức, mọi vấn đề dù là đơn giản nhất cũng sẽ bị làm cho rối tung lên (phức tạp hóa vấn đề) đôi khi chỉ cần 10 dòng lệnh thì họ lại viết lên tới cả trăm dòng lệnh.

Khi hai kiểu tư duy này kết hợp lại, kết quả là ta có một lập trình viên “cục súc”, code thì “bẩn”, bug tùm lum fix mãi chẳng hết.

Thực ra thì đây là một phần do tính cách nên chẳng còn cách nào khác là bạn tự mình nhận ra thiếu sót rồi thay đổi thôi.

#7. Luôn đắn đo khi phải học cái gì đó mới mẻ, ngại thay đổi

Khi bắt đầu học và tiếp cận những công nghệ mới, nhiều người thường muốn biết liệu mình đã học “đúng” hay chưa. Nhưng câu trả lời lúc nào cũng là “còn tùy”.

dau-hieu-cho-thay-ban-dang-be-tac-khi-hoc-it (5)

Bất kỳ câu trả lời nào cũng có thể là Đúng, nếu như bạn có thể đặt nó vào đúng hoàn cảnh. Việc học công nghệ mới cũng vậy, chẳng có khái niệm đúng hay sai. Chỉ là cần thiết hay không mà thôi.

Thực tế đôi khi cách bạn nghĩ ra câu trả lời quan trọng hơn so với việc đó là đáp án đúng hay sai.

“Vẻ đẹp” của lập trình đó là có nhiều cách để giải quyết vấn đề và việc xem xét các khả năng khác nhau sẽ đưa bạn đến với đáp án phù hợp nhất cho từng trường hợp.

Vậy nên đừng quá đắn đo trong việc học cái mới, bạn chỉ đang trang bị cho mình thêm những công cụ cần thiết mà thôi.

#8. Không để ý chi tiết

dau-hieu-cho-thay-ban-dang-be-tac-khi-hoc-it (2)

Lập trình nói riêng và IT nói chung luôn đòi hỏi sự chính xác gần như tuyệt đối. Khi nói đến lập trình máy tính, bạn cần cung cấp chính xác các câu lệnh cần thiết, nếu không nó sẽ không thể chạy được.

Điều đó có nghĩa là khi lập trình, bạn phải có một cái nhìn chi tiết và cụ thể. Mỗi khoảng trắng, ngoặc, hay dấu chấm phẩy đều rất cần thiết.

Nếu cứ liên tục sai những lỗi nhỏ, những lỗi cơ bản thì bạn sẽ mãi chẳng thể nào trở thành một người giỏi trong lĩnh vực này được. Đó là điều mình chắc chắn !

Để cải thiện lỗi này, bạn cần thật sự kiên nhẫn và đừng nản lòng. Ai cũng có lúc sai dù chỉ là một dấu “;”, hãy luôn xem lại những dòng lệnh mình viết ra và sử dụng tools hỗ trợ cho việc viết mã nguồn.

#9. Không cảm thấy vui khi giải quyết được vấn đề

dau-hieu-cho-thay-ban-dang-be-tac-khi-hoc-it (6)

Giống như việc quá dễ dàng từ bỏ, việc bạn không cảm thấy vui vẻ khi giải quyết được vấn đề cũng là một vấn đề thể hiện rằng bạn đang bế tắc.

Khi những công việc như fix bug trở thành gánh nặng cứ tiếp diễn mỗi ngày, bạn sẽ chẳng còn chút hứng thú nào nữa.

Nếu bạn thấy lập trình là một công việc mà bạn chỉ muốn có được kết quả dễ dàng nhất có thể, thì mình cam đoan, bạn sẽ không bao giờ thực sự là một lập trình viên thành công.

Vậy nên, bất cứ khi nào bạn giải quyết vấn đề mà bạn phải đau đầu suy nghĩ, dù nhỏ bé đến đâu, hãy luôn tự hào về những gì bạn đã nghĩ ra. OK

Hãy để cảm giác thành công chìm đắm và tiếp thêm năng lượng mới cho bạn, cho những vấn đề tiếp theo mà bạn gặp phải.

#10. Dễ dàng mất kiên nhẫn khi cố gắng hiểu vấn đề

dau-hieu-cho-thay-ban-dang-be-tac-khi-hoc-it (7)

Nếu bạn đang mất kiên nhẫn khi học và lúc nào cũng mong mình nhanh chóng thành “master” hoặc làm chủ một công nghệ nào đó mà không cần tốn quá nhiều công sức thì bạn đang hoặc là ảo tưởng, hoặc là người thiếu kiên nhẫn.

Não bộ con người làm việc cũng có giới hạn, và còn phụ thuộc vào niềm tin, cảm xúc và sức khỏe của mỗi người. Mỗi cá nhân lại học và tiếp nhận thông tin ở một mức độ khác nhau.

Bạn sẽ chẳng bao giờ có thể đi được tới tận cùng, chẳng bao giờ có thể đạt tới cái trình “chuyên gia” để mà biết mọi thứ và giỏi mọi thứ được.

Vậy nên, bạn hãy kiên nhẫn khi gặp vấn đề, cố gắng hiểu nó và giải quyết nó thay vì nôn nóng truy tìm đáp án để rồi lạc trong mớ giải pháp của người khác.

#11. Lời Kết

Vậy là mình đã cùng các bạn điểm qua 10 dấu hiệu mà bạn cảm thấy bế tắc khi học IT rồi nhé. Mình tin chắc là nhiều bạn ở đây đã từng trải qua ít nhất một trong những dấu hiệu này.

Đừng quá lo lắng, đó là tình trạng chung của số đông mà. Chúng ta hãy tìm cách khắc phục và vượt qua nó thôi. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo nha 🙂

CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop