[LẬP TRÌNH VIÊN] Những điều cần tránh khi học CODE

Chào anh em, có lẽ “code” là giai đoạn đầu tiên mà bất kỳ lập trình viên nào cũng phải trải qua trong sự nghiệp của mình.

Còn về sau, nếu như trình độ của bạn được nâng cao thì có thể lên được các vị trí cao hơn trong công ty (ví dụ như Leader, Manager…), thì lúc này bạn mới ít phải trực tiếp code hơn.

Nhưng họ đều thừa nhận rằng, “code” vẫn là một trong những giai đoạn quan trọng nhất – nó quyết định đến sự thành công của một lập trình viên.

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với anh em một vài điều không nên làm, hay nói cách khác là những điều nên tránh khi anh em học code nói riêng và học một thứ gì đó nói chung.

Và tất nhiên rồi, chia sẻ là những suy nghĩ từ cá nhân mình nên không thể tránh khỏi việc đúng với người này, nhưng lại không đúng với người khác. Có gì anh em cứ comment đàm đạo trong phần bình luận bên dưới nha.

#1. Học nhiều nhưng không đến nơi đến chốn

Mình tin chắc đây là tình trạng chung của rất nhiều anh em học lập trình nói riêng và học công nghệ nói chung.

nhung-dieu-can-tranh-khi-hoc-code (1)

Nguyên nhân của việc học nhiều, mỗi thứ một ít thì theo mình có hai nguyên nhân, cụ thể hơn đó là:

+ Các bạn chưa có định hướng rõ ràng sẽ theo mảng nào trong lập trình (lập trình web, moblie hay các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)…) thành ra cứ học mỗi thứ một ít nhưng chẳng đến đâu.

+ Chương trình đào tạo (đặc biệt là đào tạo đại học) khá là dài, nhưng mỗi học phần (môn học) lại có thời gian khá là ít.

Về lý thuyết thì các bạn sẽ phải tự nghiên cứu sâu, nhưng bạn biết mà, chẳng mấy ai làm được thế cả. Toàn học cho xong, học cho có, cho qua môn.. nên mỗi môn biết một chút chút và cũng chẳng đi đến đâu nốt.

=> Vậy một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để khắc phục được tình trạng này? Thì như mình đã đề cập bên trên, các bạn nên tìm cho mình một hướng đi rõ ràng và kiên trì theo đuổi nó.

Đôi khi bạn phải học cách hi sinh thời gian giành cho những thứ khác để duy trì thành thói quen và biến nó thành chuyên môn của mình.

#2. Quá tập trung vào ngôn ngữ lập trình

Mình còn nhớ, có dịp ngồi cạnh mấy bạn sinh viên năm 2 và nghe các bạn ấy kể với nhau về ngôn ngữ lập trình này hay lắm, ngôn ngữ lập trình kia xịn lắm.

nhung-dieu-can-tranh-khi-hoc-code (1)

Thế rồi mình quay sang hỏi các bạn ấy ý tưởng để giải quyết một bài toán đơn giản, đó là bài toán tìm ước số chung lớn nhất (một bài toán cho học sinh cấp 2).

Điều ngạc nhiên là các bạn ấy không nói ra được ý tưởng nhưng lại code được chương trình bằng một vài ngôn ngữ lập trình khác nhau.

Có nghĩa là các bạn ấy đang bị thiếu khả năng trừu tượng hóa vấn đề, mà chỉ biết dùng ngôn ngữ lập trình để chi tiết hóa các vấn đề có sẵn.

Mình nghĩ đây có lẽ là cách học của rất nhiều bạn hiện nay, nhất là khi có quá nhiều ngôn ngữ lập trình với cú pháp dễ học như hiện nay, thành ra việc học ngôn ngữ đơn giản hơn việc đưa ra giải pháp cho vấn đề.

Tất nhiên, mình đồng ý là mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Nếu một lập trình viên “tinh thông” một vài ngôn ngữ lập trình thì đó là điều rất tốt, vì như vậy sẽ có nhiều công cụ hơn và nhiều giải pháp hơn cho một vấn đề.

Nhưng các bạn nên nhớ là bản chất của lập trình vẫn là giải quyết vấn đề, mà vấn đề thì không phải lúc nào cũng có sẵn để cho bạn giải quyết lại đâu. Nên hãy học cách suy nghĩ về việc giải quyết vấn đề trước khi nghĩ đến việc dùng ngôn ngữ lập trình nào.

#3. Học một mình

Tại sao học một mình lại không nên? Có nhiều bạn thực sự thích học một mình vì khi đó sẽ tập trung và mang lại hiệu quả cao hơn.

nhung-dieu-can-tranh-khi-hoc-code (2)

Thực ra ý mình không phải là khuyên anh em rủ mấy thằng bạn ra quán coffee ngồi code đâu nha. Mà đơn giản là anh em nên tìm cho mình một vài người bạn có chung định hướng nghề nghiệp để cùng học với nhau.

Mình lại nhớ đến một câu nói khá hay đó là: Muốn đi nhanh thì đi một mình, còn muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau. Điều này đúng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống lắm các bạn ạ !

Mình thì tin chắc việc anh em có người học chung sẽ có động lực hơn rất nhiều so với việc lủi thủi học một mình.

Đôi khi gặp vấn đề này, vấn đề kia không biết hỏi ai thì quay sang thằng bạn hỏi “ê, mày gặp lỗi này chưa, chỉ tao với!”. Hên thì nó gặp rồi nó chỉ, còn không hì hai thằng cùng ngồi search google để tìm hướng giải quyết, vui lắm  ᵔᴥᵔ

Không những vậy, việc học có hội nhóm nhiều khi còn hỗ trợ rất tốt sau này, khi mà bạn tham gia vào các dự án thực tế – nơi mà bạn phải làm việc với nhiều người khác nữa.

#4. Học không đi đôi với hành

Lại là một thực tế phũ phàng nữa mà anh em nên sớm nhận ra để tránh mắc phải đó là học nhưng chẳng làm ra cái gì liên quan hay áp dụng được trong công việc.

nhung-dieu-can-tranh-khi-hoc-code (3)

Nói đến đây có nhiều anh em sẽ nhảy bổ vào phán rằng “Tui làm nghiên cứu thì suốt ngày lý thuyết, ngồi nghiên cứu thôi chứ chả ai rảnh đi làm mấy cái như các ông” ….

Đồng ý, anh em nào làm nghiên cứu thì thường đề tài nó sẽ có tính trừu tượng cao hơn. Nhưng không có nghĩa là các bạn nghiên cứu ra những thứ mà chẳng ai dùng hay chẳng giải quyết được vấn đề gì. OK !

Không biết ngành khác thế nào, nhưng riêng liên quan đến công nghệ thì anh em phải hiểu rằng, tất cả các công nghệ mới sinh ra đều là để giải quyết một vấn đề nào đó mà các công nghệ cũ chưa làm được, hoặc làm được với hiệu năng quá thấp.

Vậy nên mình khuyên anh em khi học code thì nên nắm rõ lý thuyết (cú pháp, cấu trúc, ngữ cảnh) và tìm cách áp dụng những gì mình đã học vào một sản phẩm thực tế.

#5. Lười đọc tài liệu

nhung-dieu-can-tranh-khi-hoc-code (4)

Phải nói thẳng một điều rằng, hầu hết tài liệu lập trình và công nghệ hay và mới thì đều được viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

Mà tiếng Anh thì lại là điểm yếu chí mạng của nhiều anh em học lập trình và công nghệ nói chung.

Đây cũng là nguyên nhân chính khiến anh em rất lười đọc tài liệu, mà thay vào đó, anh em chủ yếu học thông qua các bài tutorials (step-by-step) hướng dẫn chi tiết từng bước một.

Mình không phản đối điều này vì khi bắt đầu học chúng ta thường mong làm ra được một cái gì đó, mong cho code nó chạy để thấy được “hi vọng”.

Nhưng về lâu về dài thì điều này thực sự không tốt, vì nội dung của các bài tutorials không sâu và mang tính chất hướng dẫn nhiều hơn là giải pháp.

Nên nếu anh em nào muốn tiến bộ và hiểu sâu về công nghệ thì nên đọc sách hoặc documments về công nghệ mình muốn học. Sẽ hơi cực một chút nhưng đọc miết rồi sẽ quen thôi mà.

#6. Lời kết

Ok, với nhiêu đó những điều “KHÔNG NÊN” khi học code thì mình mong rằng nó sẽ hữu ích với anh em, và nếu thấy nó đúng thì hãy chia sẻ bài viết này cho những anh em lập trình khác và áp dụng luôn cho bản thân mình nha.

Thực tế việc tránh được các thói quen xấu trong những năm đầu học lập trình sẽ giúp ích cho anh em rất nhiều sau này đó. Vì để sửa đổi một thói quen là điều không hề dễ dàng, anh em biết điều đó mà đúng không °◡°

Hẹn gặp lại anh em trong các bài viết tiếp theo nha.

CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop