Chia sẻ 2 cách kiểm tra RAM và check lỗi RAM chính xác nhất

Vâng ! Ram là gì thì mình đã có một bài viết chia sẻ rất cụ thể và rõ ràng rồi, nếu như bạn chưa biết thì có thể tìm lại trên blog của mình để đọc lại nhé.

Còn trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn 2 cách dễ nhất và hiệu quả nhất để kiểm tra xem RAM trên máy tính của bạn có bị lỗi hay không?

Vấn đề này đã có khá nhiều bạn nhờ mình viết bài hướng dẫn rồi nhưng đến hôm nay mình mới có thể viết thành một bài hoàn chỉnh cho các bạn được.

Thực ra thì trên mạng đã có hướng dẫn hết rồi nhưng nhiều bạn lại cứ thích mình viết cơ ý. Ừ thì viết….  😀

Đọc thêm:

Tại sao bạn phải kiểm tra RAM? và bạn có nhất thiết phải làm việc này không ? Câu trả lời là không cần nếu như máy tính bạn đang hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, nếu như bạn thích thì vẫn có thể tự kiểm tra và khám định kỳ cho RAM của bạn 😀 một một số trường hợp bắt buộc bạn phải test ram nếu như máy tính thường xuyên gặp các lỗi như màn hình xanh, máy tính không khởi động lên được, hình ảnh bị vỡ hoặc có thể là máy tính tự động khởi động lại…. để bạn còn đưa ra phương an xử lý kịp thời.

Okey, vào luôn vấn đề chính trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách kiểm tra lỗi RAM mà không cần sử dụng phần mềm và một cách nữa đó là sử dụng phần mềm Memtest86.

I. Sử dụng Windows Memory Diagnostic để check lỗi RAM

Cách này áp dụng trong trường hợp máy tính của bạn vẫn hoạt động được, có nghĩa là bạn vẫn có thể truy cập vào được màn hình Desktop để thao tác nhé.

Thực hiện: Mở công cụ Windows Memory Diagnostic

Có rất nhiều cách mở công cụ Windows Memory Diagnostic trên Windows, tuy nhiên mình sẽ hướng dẫn một cách chung nhất, áp dụng cho tất cả các phiên bản Windows.

  • Cách 1: Mở hộp thoại Run (Windows + R) => nhập vào từ khóa mdsched.exe và nhấn Enter để thực hiện/
  • Cách 2: Mở Control Panel (xem ở chế độ Large icons) => chọn Administrative Tools . Bạn làm như hình bên dưới đây.

kiem-tra-ram-check-loi-ram-1

Ở cửa sổ tiếp theo sẽ có một list các công cụ hữu ích trong Windows, tuy nhiên ở đây chúng ta đang quan tâm đến tính năng check lỗi RAM nên mình sẽ tìm đến công cụ có tên là Windows Memory Diagnostic.

=> Bạn nhấp đúp chuột vào để mở công cụ này ra và bắt đầu sử dụng.

kiem-tra-ram-check-loi-ram-2

OK, công cụ kiểm tra RAM đã được kích hoạt. Bây giờ bạn hãy nhấn vào lựa chọn Restart now and check for problems (recommended) để bắt đầu check lỗi.

Note: Trước khi nhấn vào lựa chọn này thì bạn nên tắt hết các ứng dụng đang chạy đi đã nhé.

kiem-tra-ram-check-loi-ram-3

Lúc này máy tính của bạn sẽ khởi động lại, công cụ Windows Memory Diagnostic Tool bắt đầu được kích hoạt và bắt đầu check lỗi RAM trên máy tính của bạn. Bạn đợi một lát để chương trình làm việc nhé.

kiem-tra-ram-check-loi-ram-4

Sau khi check xong, máy tính sẽ khởi động lại một lần nữa và truy cập vào thẳng màn hình Desktop. Lúc này sẽ xuất hiện một thông báo về tình trạng hiện tại của RAM ở dưới thanh Taskbar.

Như các bạn thấy thông báo ở hình bên dưới thì RAM của mình hoàn toàn bình thường và không có vấn đề gì cả.

kiem-tra-ram-check-loi-ram-8

Nếu như bạn muốn xem kỹ hơn về các thông báo thì bạn có thể mở Windows Logs ra để xem.

Thực hiện:

Bạn mở Event Viewer hoàn toàn tương tự như đối với Windows Memory Diagnostic mà mình đã hướng dẫn bên trên, hoặc là mở hộp thoại Run => nhập vào từ khóa eventvwr.msc và nhấn Enter để thực hiện.

Nhấn vào Windows Logs => chọn System => nhấn vào Find

kiem-tra-ram-check-loi-ram-5

Bạn nhập chính xác từ khóa MemoryDiagnostic vào ô Find what => và nhấn vào Find Next để tìm kiếm.

kiem-tra-ram-check-loi-ram-6

Okey ! Đã có kết quả.

kiem-tra-ram-check-loi-ram-7

Tips: Có một vài trường hợp không mở được công cụ Windows Memory Diagnostic Tools thì bạn có thể sử dụng đĩa cài hoặc là usb cài win để thực hiện Repair lại.

Cách thực hiện hoàn toàn tương tự như trong bài viết này, nhưng thay vì chọn Startup Repair thì bạn chọn Windows Memory Diagnostic Tools là được.

II. Cách sử dụng Memtest86 để kiểm tra RAM

Nếu như máy tính của bạn không thể truy cập vào được Windows thì bạn có thể sử dụng phần mềm memtest86 để làm được việc này. Hoặc đơn giản là bạn muốn kiểm tra bằng nhiều phần mềm, công cụ để có kết quả chính xác nhất. Mặc dù Memtest86 không phải do Microsoft phát hành, tuy nhiên nó đã được phát triển từ rất lâu rồi và rất được MS tín nhiệm. Về cơ bản thì memtest86 có phần chính xác và cho kết quả chi tiết hơn so với công cụ Windows Memory Diagnostic có sẵn trên Windows.

#1. Download Memtest86 bản mới nhất

Kể từ phiên bản 5.xx trở đi thì memtest86 bắt đầu phát hành một bản trả phí, tuy nhiên chúng ta sử dụng bản miễn phí thôi cũng đã rất OK rồi.

Hiện tại mình đã mở cửa Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store ! – bán phần mềm trả phí với mức giá siêu rẻ – chỉ từ 180.000đ (bản quyền vĩnh viễn Windows 10/11, Office 365, 2021, 2016… và nhiều phần mềm bản quyền khác). Bảo hành full thời gian sử dụng nhé !

#2. Các bước sử dụng Memtest86

Có 2 cách để sử dụng phần mềm Memtest86 đó là bạn tự tạo ra một chiếc usb boot có khả năng kiểm tra ram hoặc là tạo một chiếc usb boot đa năng có sẵn tính năng Memtest86.

Bước 1: Tự tạo 1 chiếc usb boot để test ram

Cách 1: Sử dụng công cụ do memtest86 cung cấp

1/ Bạn cần chuẩn bị 1 chiếc USB, dung lượng bao nhiêu cũng được => kết nối với máy tính.

2/ Tải bản memtest86 V5.01 ở trên kia về => chạy file Memtest86+ USB Installer.exe và nhấn vào I Agree như hình bên dưới.

kiem-tra-ram-check-loi-ram-15

3/: Tại phần Select your USB Flash Drive bạn lựa chọn ổ USB và nhấn vào Create để nó tạo khả năng boot cho usb.

Note: Bạn nên tích vào We will format.... để phần mềm thực hiện Format lại USB trước khi burn ra usb của bạn,  mục đích của việc này là để tránh gặp các vấn đề phát sinh. Nhưng trước tiên, nếu có dữ liệu gì quan trọng thì bạn nên copy và lưu ra chỗ khác đã nhé.

kiem-tra-ram-check-loi-ram-12

Nhấn vào Create để chương trình làm việc với USB => sau khi chương trình chạy xong thì bạn đã có 1 chiếc USB có khả năng boot để test ram rồi đó.

Cách 2: Sử dụng một chiếc usb boot đa năng

Đa số các usb cứu hộ mà mình giới thiệu trên blog của mình đều có tích hợp sẵn công cụ Memtest86 để cho các bạn kiểm tra RAM rồi.

Và mình cũng khuyến khích các bạn tạo một chiếc usb boot đa năng để có thể linh hoạt hơn trong việc cứu hộ máy tính.

Trong bài viết này mình sẽ sử dụng một chiếc usb boot đầy đủ chức năng để hướng dẫn cho các bạn. Nếu chưa có thì bạn có thể làm theo bài hướng dẫn đó để tạo ra một chiếc usb boot cho riêng mình nhé.

Bước 2: Khởi chạy memtest86

Sau khi bạn đã có một chiếc usb boot có khả năng test usb rồi thì bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành kiểm tra Ram chứ nhỉ.

1/ Bạn hãy khởi động lại máy tính => truy cập vào MENU BOOT => boot vào USB . Nếu như bước này bạn chưa rõ cách làm thì hãy xem lại bài viết cách truy cập vào BIOS nhé.

2/ Nếu như bạn làm theo cách 1, tức là sử dụng công cụ do Memtest86 cung cấp để làm usb boot thì ngay sau khi boot vào usb thì bạn có thể sử dụng được ngay. Còn nếu như bạn làm theo cách 2 tức là tạo 1 chiếc usb boot đầy đủ chức năng thì làm như sau:

=> Tại Main Boot Menu bạn chọn Other Tools

kiem-tra-ram-check-loi-ram-13

Chọn MemTest86+ để mở phần mềm Memtest86 ra.

kiem-tra-ram-check-loi-ram-14

Bước 3: Bắt đầu sử dụng MemTest86

Đây chính là giao diện chính của chương trình, ngay sau khi bạn mở phần mềm thì nó sẽ bắt đầu quá trình check lỗi ngay.

kiem-tra-ram-check-loi-ram-10

Bạn nên để nó chạy ít nhất là đến Pass 7 nhé, như vậy mới cho kết quả chính xác được. Lỗi sẽ được cung cấp tại phần Errors nhé.

kiem-tra-ram-check-loi-ram-9

Ngoài ra, bạn có thể nhấn phím c để tìm hiểu thêm các tính năng khác có trong Memtest86. Lựa chọn tính năng mà bạn cần.

Hoặc nếu không muốn sử dụng tính năng nào trong danh sách hiện ra thì bạn hãy nhấn Enter để tiếp tục quá trình check lỗi RAM.

kiem-tra-ram-check-loi-ram-11

Okey, xong rồi đó ! rất đơn giản như vậy thôi.

____________________

Chia sẻ thêm một chút, nếu như bạn đang sử dụng bất cứ một chiếc USB BOOT nào do blogchiasekienthuc.com giới thiệu tại đây  mà không có sẵn công cụ Memtest86 thì có thể tự thêm vào như hướng dẫn dưới đây. Mình lấy ví dụ như bạn đã tạo 1 chiếc USB BOOT 1 CLICK thì cách thêm công cụ MemTest86 sẽ như sau:

+ Bước 1: Bạn hãy tải file này về (Link dự phòng) => giải nén ra sẽ được một thư mục memtest.

+ Bước 2: Copy thư mục memtest mà bạn vừa giải nén lúc nãy vào trong USB, đặt ở thư mục gốc nhé.

+ Bước 3: Mở USB BOOT của bạn ra => Mở file Menu.lst => copy dòng code này vào và lưu lại là xong.

title Memtest86+
find –set-root /memtest/memtest
kernel /memtest/memtest

Kết quả:

kiem-tra-ram-check-loi-ram-16

Hoặc nếu như bạn sử dụng công cụ Grub2 để tạo USB BOOT, ví dụ như trong bài viết này thì hãy copy dòng code này vào file main.cfg trong đường dẫn thư mục \boot\grub

menuentry “Memtest86 UEFI 32 bit” {
chainloader /memtest/memtest32.efi
}

menuentry “Memtest86 UEFI 64 bit” {
chainloader /memtest/memtest64.efi
}

III. Lời kết

Như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách kiểm tra RAM, check lỗi RAM máy tính rất chi tiết bằng 2 công cụ và phần mềm tốt nhất hiện nay rồi đó.

Còn bạn thì sao ? bạn đang sử dụng phần mềm nào để test RAM trên máy tính của bạn ? Hãy chia sẻ ngay cho mọi người kinh nghiệm của bạn nhá !

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.5/5 sao - (Có 11 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

28 comments

  1. Dạo này mở trang blogchiasekienthuc sao không thấy hiển thị hình ảnh ,đọc thấy chán quá

    • Kiên Nguyễn Blog

      Dạo này do cáp quang IA bị đứt nên có thể hình ảnh load hơi chậm nhưng vẫn hiển thị nhé bạn. Bạn có thể sử dụng các phần mềm để fake IP có server tại viêt nam, hồng kông hoặc singapo để kết nối đc nhanh hơn nhé.

      • bạn cho mình hỏi mình mua bản MemTest86 Pro thì làm sao mình add nó vào bộ DLC Boot 2017 v3.4 Final dc .thank bạn xem bài

        • Kiên Nguyễn Blog

          Trong DLC BOOT có memtest rồi mà bạn. Hoặc nếu không thì có thể sử dụng bản boot cứu hộ đa năng này nè. Toàn phần mềm mới được cập nhật: https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-may-tinh/1-click-usb-boot-da-nang-uefi-legacy.html

  2. Vào Website của anh mà bằng điện thoại thì hình ảnh load rất chậm. Suy ra chán

    • Vậy à, để mình kiểm tra lại xem sao. Tại mình load thấy bình thường và có thể sẽ chậm hơn các blog khác vì bài viết của mình có khá nhiều hình ảnh. Cám ơn bann đã góp ý

  3. 1 thanh ram 8gb ddr3 bây giờ giá bn nhỉ?

  4. Mình làm theo bước thứ nhất là vào RUN gõ mdsched.exe nhưng nố ko hiện ra nó lên dấu X đỏ và dòng chữ tiếng Anh là sao ? ? ?

    • Kiên Nguyễn Blog

      Như vậy là lỗi do registry thôi bạn. Bạn tham khảo bài viết này xem sao nhé: https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-may-tinh/thu-thuat-reset-lai-registry-va-services-cua-windows-ve-mac-dinh.html

  5. Anh Kiên cho em hỏi. Em test xong nó ra thế mày. Có phải là RAM em bị hư r không ạ. Em mới đổi RAM từ 4gb lên 8gb.
    http://www.upsieutoc.com/image/IT3coN

    • Kiên Nguyễn Blog

      Cái này là bạn chưa check mà, check đến Pass 7 rồi xem kết quả ở phần Error nhé bạn.

      • Mới pass 1 mà hơn 600k error… kiểu này là nát ram ròi phải hem? ? ram ddr3, 2 thanh 8gb ?

        • Test xem nếu nhiều lỗi quá thì chuẩn bị thay mới thôi. RAM chứ không phải ổ cứng nên không sợ đâu bạn, bao giờ dùng hỏng không thể dùng được nữa thì thay cái mới cũng được.

  6. Cảm ơn Kiên nhé, chúc sức khỏe!

  7. Cám ơn bài viết bổ ích, Kiên cho mình hỏi: giữa 2 phần mềm thì cái nào tốt hơn?

    • Kiên Nguyễn Blog

      Mỗi phần mềm đếu có những ưu điểm riêng nhé bạn. Sử dụng cả 2 phần mềm để có được kết quả chính xác nhất nhé bạn.

  8. truong quoc tuan

    mình xài ram ddr3 ecc , gió gắn thêm ram non-ecc có được không bạn

  9. Mạnh Bùi Thế

    Chào anh Kiên. Cách 2 em chưa thử nhưng cách 1 em làm, check xong máy khởi động vào luôn desktop nhưng lại không có thông báo dưới taskbar. Em làm tiếp xem lỗi chi tiết gõ từ MemoryDiagnostic rồi chọn Find next nhưng không ra thông báo lỗi như hướng dẫn trên mà ra thông báo không tìm thấy event viewer. Vậy là sao ạ? Máy em PC win 7 64bit win lậu.

  10. anh kiên cho em hoi cách test ram nhanh ý ạ , anh có chỉ 2 cách thì em đang làm theo cách 1 là vào phần Mở công cụ Windows Memory Diagnostic
    khi em click vô ô lựa chọn Restart now and check for problems (recommended) để bắt đầu check lỗi.
    thì máy tắt là sao vậy anh

    • Kiên Nguyễn Blog

      Cái đó nó khởi động lại máy tính để check nhé bạn. không phải tắt máy đâu.

  11. Minh Trường

    anh ơi cho em hỏi một câu dù không liên quan lắm nhưng anh có thể giúp em khắc phục tình trạng này không ạ
    Khi em đang chơi game cụ thể là game liên minh huyển thoại thì em bị đơ và âm thanh bị rè rồi máy nó đứng luôn lỗi này thi khắc phúc kiểu gì ạ.
    mong anh trả lời nha !!
    cám ơn anh. !!

  12. cho e hoi test theo cac cua anh. den luc vao window logs -> system. co may dong thong bao erro. cho information day’ a. vay cho e hoi RAM co bi sang k. ko up dc anh lne web

  13. Bạn ơi mình bị pass 1 có cân thay ram ko với mình có 3 cây sao biết cây nào ạ


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop