Bạn đã bao giờ gặp phải lỗi ” No Boot Device Found “ khi sử dụng máy tính chưa ?
Cụ thể lỗi này là khi bạn khởi động máy tính lên, và nó xuất hiện một dòng thông báo với nội dung như sau:
PXE – MOF: Exiting PXE ROM.
No Boot Device Found. Press any key to reboot the machine.
Thực ra thì lỗi này rất phổ biến, nhất là đối với các máy tính mới được cài đặt lại hoặc trong lần bạn khởi động đầu tiên khi bạn mới thực hiện cài lại win.
Okay, trong bài hướng dẫn này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách khắc phục lỗi này một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Mình sẽ thực hiện trên máy tính DELL, các dòng máy tính còn lại các bạn hãy làm tương tự như vậy nhé.
Làm thế nào để sửa lỗi No Boot Device Found khi khởi động ?
Cách khắc phục: Đơn giản là máy tính bạn đang để sai chuẩn khởi động trong BIOS.
Nói một cách cụ thể hơn là máy tính bạn đang cài đặt chuẩn LEGACY trên ổ cứng, nhưng bạn lại thiết lập BIOS để nói khởi động theo chuẩn UEFI. Hoặc ngược lại, bạn đang cài đặt Windows chuẩn UEFI nhưng bạn lại thiết lập BIOS theo chuẩn LEGACY thì đương nhiên là không khởi động lên được rồi.
Chính vì thế, cách đơn giản nhất là bạn hãy chuyển đổi qua lại giữa chuẩn UEFI và LEGACY trong BIOS là xong.
Để kiểm tra xem bạn đã cài đặt Windows chuẩn UEFI hay LEGACY trên ổ cứng thì cách đơn giản nhất đó là:
Thực hiện: Bạn hãy vào Mini Windows => sau đó mở phần mềm Partition Winzard ra => sau đó nhấn chuột phải vào ổ cứng (phần Basic
) để kiểm tra.
Kiểm tra xem ổ cứng máy tính đang ở định dạng nào ?
Nếu ổ cứng của bạn đang ở định dạng là MBR
=> có nghĩa là bạn đã cài win theo chuẩn LEGACY
. Thì đương nhiên nếu muốn máy tính khởi động lên được, bạn phải thiết lập BIOS
theo chuẩn LEGACY
rồi đúng không.
Ngược lại, nếu ổ cứng của bạn đang ở định dạng GPT
=> có nghĩa là bạn đã cài win theo chuẩn UEFI
. Thì đương nhiên nếu muốn máy tính khởi động lên được, bạn phải thiết lập BIOS
theo chuẩn UEFI
.
Hiện tại mình đã mở cửa Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store ! – bán phần mềm trả phí với mức giá siêu rẻ – chỉ từ 180.000đ (bản quyền vĩnh viễn Windows 10/11, Office 365, 2021, 2016… và nhiều phần mềm bản quyền khác). Bảo hành full thời gian sử dụng nhé !
Xem các bài viết chi tiết để sửa lỗi No Boot Device Found
Trong bài viết này, mình đang xử lý lỗi No Boot Device Found trên máy tính DELL nên mình sẽ có hướng dẫn cụ thể như sau: (Bạn có thể xem bài viết chi tiết hơn tại đây !)
Còn nếu như bạn đang sử dụng các dòng máy tính khác, thì bạn có thể tham khảo bài hướng dẫn thiết lập chuẩn UEFI trong BIOS nhé.
Lời kết
Nói tóm lại, để sửa lỗi No Boot Device Found khi khởi động máy tính thì bạn cần phải thiết lập lại chuẩn UEFI hoặc LEGACY trong BIOS lại là xong thôi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về một số lỗi thường gặp khi khởi động qua các bài viết sau đây:
- 7 cách sửa lỗi máy tính không khởi động vào được Windows hiệu quả
- Cách sửa lỗi máy tính bị màn hình đen không vào được Windows
- Sửa lỗi không Boot được vào Windows với 2 cách đơn giản
- [Tips] Máy tính khởi động báo lỗi (\BCD, Winload.efi hoặc Winload.exe)
Okay, hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !
Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com
khi nào bị lỗi giống vậy tôi sẽ áp dụng
cảm ơn blogkienthuc
OK bạn, ghé thăm blog khi rảnh nhé 🙂
anh oi giup em dc khong za.kp zalo em nha 0775875152
Admin ơi. Mình có cái máy laptop dell cũng bị lỗi “No Boot Device Found” nhưng không thể chuyển sang chế độ Legacy được vì nó bị mờ. Nhờ Admin giúp cho.
E đổi cả 2 đều k đc, chọn uefi thì về lại bảng thông báo vào bios mà chọn legacy thì vào phần lỗi ban đầu. Mong a giúp ạ
Anh ơi, máy em hoàn toàn bình thường, sau đó, em chuyển GPT sang MBR, chuyển sang Legacy để ghost win 10 ×64 (bản ghost bình thường)
Sau đó em không thể mở máy. Em chuyển MBR sang GPT, vào cmd đã thấy được.
Nhưng nếu em để UEFI thì nó no bootable device
Để Legacy thì ko thể khởi động, nó sẽ vào đĩa boot của em
Bạn lưu ý, nếu muốn chuyển máy Windows chuẩn UEFI sang LEGACY thì bạn phải làm đồng thời 2 việc sau:
1. Chuyển ổ định từ GPT sang MBR. Sau khi conver xong thì bạn phải Set actie và nạp MBR cho ổ cứng.
2/ THiết lập lại BIOS để chạy chuẩn LEGACY.
Một số dòng LAPTOP/ BIOS đời mới hiện nay thì nó hỗ trợ song song 2 chuẩn luôn, nhưng các máy đời cũ thì bạn sẽ phải thiết lập lại bước này.
Bạn có thể tham khảo bài viết này: Convert Windows chuẩn UEFI sang LEGACY không cần cài lại Windows
Nhưng e lỡ chuyển lại GPT r anh ơi, mà bản ghost kia là ghost cho mbr
Chuyển rồi thì chuyển lại được mà bạn.
ad ơi giúp e với ạ zalo 0799034465