Bạn đã từng cảm thấy day dứt vì không thể sống đúng như tiêu chuẩn mình đặt ra?

Bạn có đang tự dán nhãn chính mình không? Đã đến lúc dừng ngay việc phán xét để quay về yêu thương bản thân mình hơn !

Vâng, tôi đã từng cảm thấy day dứt vì không thể sống đúng như tiêu chuẩn mà chính mình đã đặt ra. Thực ra, cũng không thể trách tôi được, bởi những kỳ vọng của tôi quá cao. Vậy là, tôi luôn có lý do để ghét và nói xấu chính mình.

Trước đây, đời sống nội tâm của tôi thật kinh khủng. Tôi bỏ mặc nỗi đau của bản thân và thấy đời thật sự nhạt nhẽo.

Khoác trên mình bề ngoài lấp lánh, bước ra ngoài với khuôn mặt lạc quan và mang về cho mình những thành tựu nhiều người mơ ước. Đối với đám đông, tôi là thần tượng. Còn với chính mình, tôi là chiếc tượng rỗng.

Chứng kiến hạnh phúc của người khác, tôi thấy mình thật thiếu thốn và kém cỏi. Vậy nên, tôi đã để những thành công của người đời là tiêu chuẩn thành công của tôi.

Khi đã đạt được mục tiêu, tôi lại tự hỏi: “Mục tiêu tiếp theo là gì?”. Gặt hái hết thành công này đến thành quả khác, nhưng mọi thứ dường như không đủ với tôi. Tôi còn chẳng biết chính mình muốn gì nữa.

Tôi tự cười chính mình và nghĩ, những người có vấn đề bên trong cũng giống tôi thôi. Họ chỉ trưng bày những gì mà người khác muốn thấy, cũng giấu đi những gì mà người khác không muốn thấy.

Vậy tại sao tôi phải so sánh mình với người ta? Ai cũng có góc khuất, tại sao tôi phải ghét bỏ, chán ghét chính tôi?

day-dut-vi-khong-song-dung-tieu-chuan-dat-ra (1)

Đọc thêm:

#1. Những dán nhãn của bạn đến từ đâu?

Bạn đang tự dán nhãn cho mình những tính cách nào? Chuyện gì đã xảy ra dẫn đến những dán nhãn đó? Những dán nhãn này đến từ đâu trong quá khứ (Ai đã từng nói với bạn? Lúc đó, bạn đã làm gì? Trong hoàn cảnh như thế nào?)

Khi xác định rõ lý do bạn tự đánh giá tiêu cực chính mình, bạn có thể phát hiện ra đó chỉ là chuẩn mực chủ quan của một số người hoặc một vài nhóm người.

Đó có thể không phải là chuẩn mực của bạn. Kể cả bạn không biết những đánh giá đó đến từ đâu, ít nhất những câu hỏi giúp bạn tự xoay chuyển tình thế cuộc nói chuyện với bản thân.

Thay vì xoáy sâu vào những lời độc thoại tiêu cực, bạn sẽ ý thức những điều bạn chưa hài lòng, nói chuyện với chính mình bằng tình yêu thương và rộng lượng hơn.

Không ai là hoàn hảo, kể cả những người bạn ngưỡng mộ cũng vậy. Vì thế, hãy cho mình một cơ hội để phát triển, học hỏi và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

day-dut-vi-khong-song-dung-tieu-chuan-dat-ra (1)

#2. Yêu thương chính mình

Điều này không dễ dàng, nhưng tôi biết bạn có thể làm được, vì tôi cũng đã làm được. Tôi từng ghét bản thân mình thậm tệ, đến mức, tôi còn sợ nhìn thấy tôi trong gương. Vì thế, tôi tin bạn có thể làm được.

Hãy bắt đầu bằng danh sách 5 điều bạn thích ở chính mình. Hãy mang theo danh sách này trong túi. Khi thấy bản thân thật đáng ghét, hãy lôi nó ra và đọc thành tiếng.

Đây là những câu thần chú để tôi tìm lại tình yêu thương từ chính mình. Và khi tình yêu bản thân càng lên cao, danh sách đó ngày càng dài ra.

Một cách khác, tôi vẫn thường làm là viết nhật ký. Viết nhật ký là một cách để tôi giải tỏa những độc thoại trong đầu.

Ngay sau những dòng viết tiêu cực đầy chua chát, tôi luôn viết lại những điều tốt đẹp về chính mình.

Giống như viết cho một người bạn với một tình yêu thương vô điều kiện, tôi viết để an ủi, khuyến khích người đó tiến về phía trước, dù cho đó không phải là người bạn hoàn hảo.

day-dut-vi-khong-song-dung-tieu-chuan-dat-ra (2)

#3. Cho phép chính mình phạm sai lầm

Ai cũng có lúc phạm sai lầm. Cái giá của sợ sai là những cơ hội. Sai lầm là tốt ! Những sai lầm cho ta bài học, sự phát triển và mang đến câu trả lời rõ ràng nhất.

Khi thấy có gì đó sai sai, chúng ta biết không nên làm điều đó lần nữa và cần hành động khác đi. Tất cả chỉ là thử nghiệm, chúng ta cho phép mình được sai và học hỏi từ lầm lỗi.

Tôi nghĩ rất đáng để ăn mừng khi thử nghiệm thất bại, bởi đó là dấu hiệu bạn đang đến gần hơn với thành công. Nên nhớ, sai lầm là chìa khóa mở cửa cho chúng ta khám phá.

day-dut-vi-khong-song-dung-tieu-chuan-dat-ra (3)

#4. Tử tế với chính mình như cách bạn tử tế với người khác

Chúng ta thường nói năng tử tế với người khác hơn là với chính mình. Chúng ta có xu hướng nhìn những người khác với cặp mắt tích cực hơn là nhìn nhận chính mình.

Nhiều lúc chúng ta thấy dễ dàng tha thứ cho người khác hơn, bởi chúng ta chỉ nhìn bề ngoài của họ. Con người có xu hướng bào chữa cho người ngoài bởi chúng ta chưa nhìn thấy mặt tối của họ.

Mỗi lần bạn thấy đau khổ và tội lỗi, hãy thử nghĩ về cách bạn tử tế với người khác. Nếu bạn đang lắng nghe câu chuyện của chính mình trên cương vị là một người khác, bạn sẽ cư xử như thế nào?

Câu hỏi này sẽ giúp nhắc bạn lấy lại bình tĩnh và nhắc nhở bản thân ý thức về tình yêu chính mình.

day-dut-vi-khong-song-dung-tieu-chuan-dat-ra (4)

#5. Bước ra ngoài và quan sát

Không ít lần tôi tự mắng mình ra quyết định sai lầm, tôi làm không đủ tốt, tôi không xứng đáng được yêu thương, tôi sống buông thả.

Những lời thì thầm độc hại là chứng cớ để chúng ta ghét chính mình hơn. Đó là con quỷ trá hình làm lung lay niềm tin, dấy lên bất an trong chúng ta.

Mỗi khi lời độc thoại tiêu cực đến, tôi thường dừng lại và bước ra khỏi cuộc đối thoai. Tôi bắt đầu quan sát điều gì đang diễn ra.

Thời gian đầu, thật khó khăn để không bị cuốn vào những suy tư rối rắm. Sau nhiều lần kiên trì, tôi đã học được cách quan sát những suy nghĩ đến, rồi để những suy nghĩ đi. Khi không còn phản ứng theo và quan sát nó, tôi không còn chống cự hay bị kích động.

day-dut-vi-khong-song-dung-tieu-chuan-dat-ra (5)

Khi bạn thôi dán nhãn chính mình và bắt đầu sống mở lòng với thế giới, bạn sẽ cho phép chính mình sống cởi mở với những mối quan hệ và kinh nghiệm mới.

Bạn sẽ thu hút người khác đến với cuộc sống của bạn nhiều hơn, những người cũng cùng chí hướng với bạn. Chúng ta đều có những ngày tồi tệ bởi những cuộc tự thoại độc hại, nhưng đó là để chúng ta học cách chăm sóc và chấp nhận chính mình.

Chúng ta đều là những người tuyệt vời, có giá trị và đáng trân trọng. Chúng ta đều có điểm chung, sinh ra để được yêu thương và lan tỏa tình yêu thương đến người khác.

Nhưng trước khi nhận lấy yêu thương từ bên ngoài, bạn cần tìm về yêu thương từ bên trong đã. Nếu bạn còn chưa biết cách yêu thương bản thân bạn, thì làm sao bạn có thể chỉ dẫn người khác đến yêu thương bạn đây?

__CTV Phạm Thu Linh__Blogchiasekienthuc.com__

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop