[Sinh Viên IT] 6 lý do càng đi thực tập sớm càng tốt

Chào các bạn, thực tập có thể được coi là những bước chân cuối cùng trước khi bạn rời khỏi giảng đường đại học.

Hầu như ngành học nào, trường đại học nào cũng có một học phần gọi là “thực tập”, để sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, trước khi rời khỏi ghế nhà trường.

Nhưng nếu bạn làm theo đúng quy trình như vậy thì liệu có quá muộn màng không? ý của mình là bạn có nên đi thực tập sớm hơn không ấy?

Có ý kiến cho rằng, sinh viên nên chủ động đi thực tập sớm chứ không nên chờ đợi sự sắp xếp từ nhà trường.

Mình cũng là sinh viên IT (công nghệ thông tin) và mình thấy điều này rất đúng. Còn nếu bạn muốn biết lý do thì cũng ok thôi, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn 6 lý do sinh viên IT nên đi thực tập sớm.

#1. Trau dồi kinh nghiệm thực tế

“Học phải đi đôi với hành” là bài học từ xưa đến nay chúng ta đã được dạy, nếu bạn muốn mình thành công hơn so với phần còn lại và bạn lại đang theo học IT nữa thì điều này lại càng đúng hơn.

sinh-vien-it-nen-di-thuc-tap-som (1)

Như mình được biết thì hầu như các chương trình giảng dạy của các trường Đại học thường khá là cũ, chủ yếu là các kiến thức cơ bản mà thôi.

Trong khi đó, thực tếkhi đi làm, doanh nghiệp họ không chỉ yêu cầu những kiến thức cơ bản không đâu. Tức là bạn không những phải nắm chắc kiến thức cơ bản mà bạn còn phải có kinh nghiệm thực tế thì mới đáp ứng được yêu cầu của họ.

Nếu bạn không đi thực tập sớm thì khi ra trường, bạn sẽ phải chịu áp lực rất lớn vì khi ra trường rồi các bạn sẽ không còn “được” nhìn nhận như là một thực tập sinh nữa.

Ví dụ, bạn sẽ chỉ có 1-2 ngày làm quen dự án rồi phải làm thực tế luôn. Thử hỏi nếu chưa đi làm bao giờ thì bạn có thích ứng được nhanh như vậy không. Câu hỏi này bạn nên tự trả lời !

Còn nếu là mình thì…. tất nhiên là không đáp ứng được công việc rồi, lúc đó, bạn sẽ rơi vào trạng thái chán nản rồi nghỉ việc…

Chính vì vậy, đi thực tập sớm khi còn đang đi học giống như việc bạn được rèn luyện trong sự ưu tiên và khi đó bạn sẽ có đủ thời gian để làm quen với công việc và dần tiến bộ.

#2. Rèn luyện khả năng sắp xếp công việc

Vừa đi làm vừa học có lúc mình thấy stress cực kỳ, nhất là vào thời gian vừa thi cử trên trường lại vừa chạy deadline trên công ty.

sinh-vien-it-nen-di-thuc-tap-som (1)

Nhưng mà phải có sự rèn luyện như thế thì sau này vứt đâu cũng sống được, và tất nhiên, nếu bạn biết cách quản lý, sắp xếp công việc thì cũng không mấy là khó khăn đâu.

Mình để ý vài người bạn của mình không đi làm thêm thì họ thường nghỉ ở nhà, online facebook chơi game cả ngày. Rất phí thời gian !

Mình không có ý chê trách gì ai cả, vì mỗi người một quan điểm sống, nhưng việc để thời gian trôi qua vô ích như vậy thì sau này có muốn, các bạn cũng chẳng mua lại được.

Có một câu nói rất hay đó là: “Tương lai khóc hay cười thì phụ thuộc vào độ lười của quá khứ”. Nếu bạn đã đủ lớn, bạn nghe câu này sẽ cực thấm !

Tự đẩy mình vào áp lực thì bắt buộc bạn phải nghĩ ra cách để cân bằng lại nó, còn nếu không tự cân bằng được thì chắc chắn đến một lúc bạn sẽ cảm thấy bị mất phương hướng.

Tất cả mới chỉ là bắt đầu, bạn nên làm quen với điều đó, sau này còn rất nhiều việc sảy đến một lúc và bạn nên học cách sắp xếp công việc này ngay từ bây giờ. Càng sớm càng tốt !

#3. Thực tấp sớm để không bị ngợp khi ra trường

Mình đã đề cập điều này trong lý do đầu tiên, ở đây mình muốn nói rõ hơn để các bạn hình dung được thế nào là bị “ngợp”.

sinh-vien-it-nen-di-thuc-tap-som (2)

Ngợp là khi bạn thấy làm thực tế quá khác so với những gì bạn được học, khi không thích nghi được với môi trường làm việc, bạn sẽ cảm thấy chán nản, cảm thấy năng lực của mình quá yếu kém thì đó là ngợp.

Trong ngành IT thì đây là chuyện bình thường, vì đôi khi cái bạn được học với cái bạn làm nó chẳng mấy liên quan đến nhau.

Khi ra trường, vị thế của bạn là một kỹ sư, cử nhân công nghệ, người ta trả cho bạn cả ngàn đô để bạn nhanh chóng đem lại lợi nhuận cho công ty chứ không phải để bạn ngồi học tiếp.

Mà nếu khả năng thích nghi, khả năng học hỏi của bạn không tốt thì chắc chắn bạn sẽ khó mà đáp ứng được công việc.

Để tránh tình trạng đó thì chỉ còn cách bạn nên đi thực tập sớm, vì khi thực tập là lúc bạn còn đặc quyền của sự chuẩn bị, bạn được cho thời gian nhiều hơn để thích nghi với công việc.

Và sự chuẩn bị đó là hành trang hoàn hảo cho sự thích nghi của bạn khi ra trường với những đòi hỏi cao hơn.

#4. Tạo mối quan hệ

Bạn học gì thì học bạn cũng phải giao tiếp và làm việc với người khác, trừ những công việc đặc thù thì mình không nói.

sinh-vien-it-nen-di-thuc-tap-som (3)

Ngành IT này không phải bạn cứ ôm cái máy là được đâu, bạn còn đồng nghiệp, bạn bè, cấp trên nữa…

Thực tập sớm giúp bạn quen biết được nhiều người hơn, mở rộng mối quan hệ của bạn ra ngoài khuôn khổ của lớp học, trường học…

Và thực tế thì hầu như những công việc mình làm đều được bạn bè mình quen khi đi làm giới thiệu, chứ mình rất ít khi phải tự đi ứng tuyển.

Việc tạo dựng các mối quan hệ còn tạo ra tiền đề để sau này, khi bạn mở công ty hay lập nhóm làm ăn… thì đó là những người có thể tin tưởng để hợp tác cùng.

Người ta nói ngành IT quan trọng nhất là năng lực, ĐÚNG! Nhưng bạn phải nhớ rằng, năng lực cộng với quan hệ thì bạn sẽ đi nhanh hơn rất nhiều đó.

#5. Có thêm thu nhập

Tất nhiên rồi, sinh viên hay bất cứ ai, ai mà lại không thích có thêm tiền cơ chứ 🙂 Mình còn nhớ thời gian đầu đi thực tập được hỗ trợ 3 triệu một tháng mà mừng rơi nước mắt :))

sinh-vien-it-nen-di-thuc-tap-som (4)

Hồi đó là cuối năm 3, mình nghĩ đi thực tập để lấy kinh nghiệm thôi, ai ngờ làm được việc thế là sau một tháng công ty quyết định hỗ trợ số tiền như vậy.

Thông thường, các công ty hiện nay đều hỗ trợ sinh viên nhưng tùy vào năng lực của bạn mà họ sẽ có sự hỗ trợ khác nhau.

Nhưng vì chưa ra trường, chưa làm Fulltime được nên họ không thể trả cho bạn mức lương quá cao (trừ khi bạn thực sự giỏi).

Mình nghĩ nếu các bạn tìm được một vị trí thực tập thì bạn nên hỏi rõ về khoản trợ cấp. Nếu họ không hỗ trợ thì, hoặc là bạn chưa đem lại giá trị gì cho công ty hoặc là công ty đó đang trong giai đoạn phát triển chưa có kinh phí.

Dẫu biết thu nhập từ vị trí thực tập sinh sẽ không được nhiều, chủ yếu là bạn học được gì, nhưng nếu có thì đó sẽ động lực để bạn làm việc tốt hơn. Vì vậy bạn nên cân nhắc điều này nhé !

#6. Dễ xin việc hơn sau khi ra trường

Tất nhiên rồi, sau khi ra trường, nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc trước đấy rồi thì khi làm CV bạn sẽ tự tin lắm.

Thực tế đi các bạn, doanh nghiệp họ cần người làm được việc chứ họ không tuyển người chưa có chút kinh nghiệm nào cả.

#7. Lời Kết

Đó là 5 lý do mà sinh viên IT nên đi thực tập sớm (càng sớm càng tốt). Với 5 lý do đó thì mình hi vọng phần nào giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về cầu hỏi mình đặt ra ban đầu.

Còn lựa chọn thế nào thì vẫn phụ thuộc vào bạn thôi, bất cứ sự rèn luyện nào cũng đều có giá trị của nó. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nha !

À quên, không chỉ sinh viên IT không đâu, bất cứ ngành nghề nào, nếu có cơ hội đi thực tập sớm thì bạn cũng đừng chần chừ và lười biếng nhé. Nó có thể là bước đệm, là tương lai của bạn đây !

CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop