Backend Developer: Lập trình Back-End cần học những gì?

Ở bài viết trước chúng ta đã có khái niệm và những thông tin cơ bản về lập trình Back-End rồi. Vậy nên, nếu chỉ là tìm hiểu cho biết thì bạn có thể dừng lại ở bài viết đó được rồi.

Còn nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực này thì hãy cùng mình thử xem: để học lập trình BackEnd thì cần những kiến thức gì. Và một lập trình viên Back End sẽ phải học những gì ha?

#1. Những kiến thức nền quan trọng của BackEnd

Vâng, để có thể làm việc tốt với Back End thì một lập trình viên Back End cần phải học những thứ sau:

lap-trinh-back-end-la-gi (1)

1/ Front-End: Vâng, không cần phải chuyên sâu nhưng bạn cũng cần phải có những kiến thức căn bản về Front-End. Để làm gì ư? Bạn còn phải làm việc với đội ngũ Front End mà 🙂

2/ Học các ngôn ngữ lập trình Back-End: Có khá nhiều ngôn ngữ lập trình Backend, có thể kể đến như: C#, Java, PHP, Python, Ruby…..

3/ Framework lập trình: Để lập trình được BackEnd thì bạn cần phải biết ít nhất một framework của ngôn ngữ lập trình.

Ví dụ với ngôn ngữ Java thì bạn nên chọn học Framework Spring Boot, PHP thì bạn có thể dùng Laravel hoặc Symfony. Còn nếu bạn sử dụng ngôn ngữ Python thì có thể học Framework Django hoặc Flask, Ruby thì dùng Framework Rails…

4/ Kiến thức về Cơ Sở Dữ Liệu (Database): Đây cũng là phần nội dung rất quan trọng, bạn hãy chọn học hệ thống cơ sở dữ liệu phù hợp với ngôn ngữ lập trình bạn chọn theo.

Ví dụ nếu bạn sử dụng PHP, Java thì bạn sẽ cần học cách sử dụng MySQL, hoặc các hệ thống cơ sở dữ liệu dựa trên SQL khác. Còn nếu như bạn sử dụng JavaScript với Node.js thì bạn nên học cách làm việc với cơ sở dữ liệu MongoDB….

5/ Kiến thức về API (Application Programming Interface): API cho phép các (ứng dụng, phần mềm, dịch vụ…) khác nhau có thể giao tiếp được với nhau thông qua Internet.

6/ Có kiến thức về một số CMS phổ biến như WordPress, Joomla ….

7/ Kiến thức về bảo mật hệ thống

——–

Túm lại: Kiến thức về BackEnd khá là rộng và phức tạp. Vậy nên lời khuyên dành cho các anh em back-end developer là chỉ nên tập trung vào 2-3 ngôn ngữ chính thôi, đừng tham học quá nhiều dẫn đến “tẩu hỏa nhập ma” đấy 🙂

Sau này, khi mà đã nắm vững hết rồi thì hãy học thêm cơ bản những thứ khác.

#2. Cần kiến thức về hệ thống xử lý thông tin

lap-trinh-back-end-can-hoc-nhung-gi (1)

Với việc tập trung vào xử lý dữ liệu là chính nên lập trình viên backend cần phải có những kiến thức liên quan đến xử lý dữ liệu thông tin nói chung.

Xử lý dữ liệu liên quan đến các hệ thống sever, máy chủ, liên kết với các hệ thống… Việc này bao gồm: hiểu cách dữ liệu truyền đi trên phương diện kỹ thuật và cách dữ liệu trả về…

Nếu lập trình viên không có những kiến thức này thì về cơ bản họ chỉ có thể phát triển những ứng dụng tạm gọi là offline, tức là chỉ xử lý những dữ liệu cố định có sẵn trên ứng dụng mà thôi.

Còn nếu nó liên quan đến Intenet, liên quan đến kết nối máy chủ thì sẽ gặp không ít khó khăn. Việc viết code phải đảm bảo để chạy được trên các hệ thống phần cứng, không những chạy được mà còn phải hạn chế tối đa lỗi phát sinh, để ứng dụng hoạt động trơn tru nhất có thể.

#3. Cần kiến thức về cách máy tính xử lý

lap-trinh-back-end-can-hoc-nhung-gi (2)

Nếu như frontend chỉ liên quan nhiều đến giao diện thì backend lại liên quan rất nhiều tới xử lý dữ liệu. Mà đã là xử lý dữ liệu thì yêu cầu về phần cứng máy tính sẽ nhiều hơn khá nhiều, thậm chí là rất rất nhiều đối với những dữ liệu lớn.

Với việc hao tổn nhiều tài nguyên máy tính như thế nên các lập trình viên cần phải hiểu cách thức máy tính xử lý để tối ưu ứng dụng một cách tốt nhất.

Các vấn đề tối ưu liên quan đến chống tràn bộ nhớ, tăng khả năng xử lý trên cùng một lệnh….

Để làm được điều này thì họ cần phải hiểu máy tính hoạt động như thế nào, hiểu rõ về cách phân phát bộ nhớ, cách thức giao tiếp giữa các bộ phận trong máy tính. Tất cả nhằm một mục đích là để tận dụng tối đa sức mạnh của một chiếc máy tính.

#4. Liên tục cập nhật các công nghệ mới, ngôn ngữ mới

Trước kia, lập trình backend chỉ chủ yếu sử dụng các ngôn ngữ phổ biến như C#, Javascript hay PHP. Nhưng qua thời gian, với sự thay đổi về nhu cầu của lập trình viên và doanh nghiệp (yêu cầu code nhanh, dễ sửa lỗi…) để theo kịp các dự án…

… thì các ngôn ngữ lập trình mới, tiện dụng hơn, tối ưu hơn được đưa vào lập trình backend, ví dụ như Python, Go, Ruby…. Vậy nên các lập trình viên cần phải cập nhật thêm những ngôn ngữ mới để theo kịp thời đại.

Tất nhiên, có thể là chúng không đảm nhận toàn bộ dự án nhưng có thể các chức năng, hay bộ công cụ… được viết bằng những ngôn ngữ này nhằm tăng tốc độ dự án và dễ dàng kiểm soát sau này.

Vì vậy cần phải có những kiến thức cơ bản về chúng, để có thể hiểu và làm việc được với nó.

lap-trinh-back-end-can-hoc-nhung-gi (1)

#5. Nên có kiến thức toán vững

Lập trình backend liên quan đến xử lý thông tin, logic…. chính vì vậy nó liên quan rất nhiều đến các thuật toán nói chung. Với frontend thì không cần quá nhiều, thậm chí đến 90% các dự án chỉ dùng đến cộng trừ nhân chia cơ bản mà thôi, nhưng backend khác hoàn toàn nha các bạn.

Các dữ liệu cho và nhận không phải lúc nào cũng cố định, nó tập hợp bởi nhiều yếu tố phức tạp, trong đó có hành vi người dùng.

Các thuật toán cần phải đảm bảo để không bị lỗi khi có biến số khác với thông thường, việc này cần đến những kiến thức về toán nhiều hơn. Không phải tự nhiên ở các trường đại học khi dạy lập trình, đặc biệt là C hay Java thì họ đều có dạy Toán với kiến thức nâng cao.

#6. Khả năng về tiếng Anh

Tất nhiên rồi, có lẽ mình cũng không cần nói nhiều về tầm quan trọng của tiếng Anh trong lập trình nữa. Mọi tài liệu, kiến thức, thắc mắc và cả lời giải đáp đều bằng tiếng Anh cả.

Vậy nên ít nhất bạn phải đủ khả năng đọc hiểu để có thể tiếp thu được những kiến thức cần thiết này (cả mới lẫn cũ).

Và xa hơn nữa là để giúp bạn có thể làm việc, trao đổi với các đối tác/ đồng nghiệp nước ngoài. Những nước có nền công nghệ phát triển hơn chúng ta rất nhiều.

#7. Lời Kết

Vâng, trên đây là những lưu ý và cũng là những thứ mà một lập trình viên backend cần phải học để trở thành một Back-End Development thực thụ.

Có được đầy đủ những kiến thức này sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc lập trình backend cũng như phát triển sự nghiệp sau này.

Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn đã và đang là về BackEnd, bạn có kinh nghiệm gì muốn chia sẻ cho anh em thì đừng quên để lại comment phía bên dưới bài viết này ha. Xin chân thành cảm ơn !

Đọc thêm:

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop