1 Click USB BOOT đa năng chuẩn UEFI-LEGACY, tích hợp bộ cài Win

Như các bạn đã biết thì trên blog mình đã chia sẻ và hướng dẫn rất nhiều công cụ để hỗ trợ tạo ra một chiếc USB BOOT cứu hộ máy tính chuyên nghiệp rồi.

Tất cả các cách tạo usb boot nằm tại chuyên mục này,  các bài viết là hoàn toàn độc lập nhau, bạn chỉ cần đọc qua tính năng và ưu điểm của mỗi cách để tìm cho mình một bản boot cứu hộ ưng ý nhất mà thôi.

Năm nay tác giả AnhDV lại tiếp tục cho ra sản phẩn AnhDV BOOT 2018, thực ra là ra cũng được một vài tháng rồi nhưng hôm nay mình mới có thời gian để test thử.

Nói chung là nó vẫn rất tốt thôi, các tính năng hoạt động vẫn rất mượt mà. Nếu như bạn chưa từng sử dụng sản phẩm của bạn Anhdv thì có thể xem qua các sản phẩm của bạn ý qua bài viết WinPE 8, WinPE 10AnhDV BOOT 2017

Mục đích: Bài viết này mình sẽ tổng hợp lại toàn bộ quá trình tạo usb boot nhanh với 1 click của AnhDV, và có hướng dẫn tích hợp bộ cài Windows XP, 7, 8, 10 hoặc Windows 11 vào chiếc usb boot này theo như yêu cầu của một số bạn.

I. Ưu điểm của chiếc USB BOOT đa năng này?

Sau khi tạo xong chiếc usb boot này thì bạn sẽ có một công cụ cứu hộ máy tính tuyệt vời, và sau đây là một số ưu điểm mình nói tới:

  1. Tạo usb boot đa năng, chuyên nghiệp với 1 CLick.
  2. Hỗ trợ boot cứu hộ trên cả 2 chuẩn UEFI và LEGACY.
  3. Hỗ trợ tạo USB BOOT với phân vùng ẩn để tránh virus phá boot và có thể sao chép được các file có dung lượng > 4GB.
  4. Có thể tích hợp bộ cài Windows vào nếu thích.
  5. Mặc định hỗ trợ WinPE 10 (Mini Windows 10) bản 32bit và 64bit , và Mini Windows XP. Ngoài ra, nếu bạn muốn thích hợp thêm các bộ Win PE khác ví dụ như Mini Windows 7 và Mini Windows 8 thì cũng có thể thực hiện được một cách đơn giản.
  6. Trong môi trường Mini Windows thì bạn có thể nghe nhạc, lướt web và xem phim được luôn nhé….
  7. Các công cụ ngoài DOS không thể thiếu như: Partition Wizard,  Active Password changer, Konboot,  Norton Ghost, Partition Table Doctor, NTLDR missing fix, Partition Guru, …
  8. Hỗ trợ boot và cài đặt các hệ điều hành Linux.
  9. Còn những tính năng cứu hộ máy tính thông dụng thì mình không nói thêm nữa nhé.

II. AnhDV BOOT đã thay đổi những gì?

Đây là phiên bản Anh-dv boot 2018 nha các bạn, mình đã nhắc khá nhiều lần là đối với bộ công cụ cứu hộ máy tính thì không quá quan trọng phiên bản mới hay cũ, quan trọng là nó hoạt động tốt là được.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy-50

III. Công cụ cần chuẩn bị trước khi tạo AnhDV BOOT 

Trước khi thực hiện tạo usb boot với 1 click này thì bạn cần chuẩn bị cho mình trước một vài công cụ cần thiết như sau:

Nội dung này đã bị khoá vì một số lý do, vui lòng mở khóa để xem nội dung
  1. 1 chiếc USB có dung lượng >= 4GB
  2. AnhDV BOOT 2018: Link tải về tại đây hoặc Link Fshare (đã có mã MD5 trong link tải).

NOTE:
Sau khi tải về bạn hãy check mã MD5 cho chuẩn với file gốc đã nhé. Bạn có thể sử dụng phần mềm check mã MD5 mà mình đã giới thiệu ở đây.

Nếu như bạn muốn tích hợp luôn Mini Windows 7 và Mini Windows 8 vào chiếc USB BOOT thì bạn hãy tải luôn file có tên Modul_PE_Anhdv_Boot_2018.iso trong liên kết tải về nhé.

IV. Tổng hợp các phiên bản Anhdv Boot

Hiện tại đã có phiên bản Anhdv Boot 2019, và Andv Boot 2020 bạn có thể trải nghiệm thử. Tuy nhiên, bản 2018 mình thấy cũng rất tốt rồi và không thiếu gì rồi nên bạn có thể tùy ý chọn lựa 😛

  1. Tạo USB BOOT phân vùng ẩn với 1 Click – AnhDV BOOT (bản 2017)
  2. Bài đánh giá bộ công cụ cứu hộ máy tính Anhdv Boot 2019
  3. [UEFI/LEGAY] Tạo USB BOOT với Anhdv Boot 2020 chuẩn nhất
  4. Tải ANHDV-BOOT 2021: Bộ công cụ cứu hộ máy tính mới nhất 2021
  5. Tải Anhdv Boot 2024: USB BOOT hỗ trợ máy tính đời mới nhất

V. Hướng dẫn sử dụng 1 Click tạo USB BOOT 

Okay, sau khi đã tải hết về thì bạn hãy làm lần lượt theo bài hướng dẫn sau đây. Bạn nên đọc qua một lượt trước khi làm để định hình trước quy trình làm nhé.

#1. Tạo usb anhdv boot 1 Click

+ Bước 1: Sau khi tải về => bạn sử dụng WinRAR hoặc 7-Zip để giải nén file vừa tải về ra.  Sau khi giải nén xong bạn sẽ có được các file như hình bên dưới.

NOTE: Như mình đã nói bên trên, nếu như bạn muốn tích hợp Mini Windows 7/8 vào chiếc usb boot này thì hãy copy file Modul_PE_Anhdv_Boot_2018.iso vào chung thư mục với file bạn vừa giải nén xong.

Còn nếu không muốn tích hợp thì USB BOOT của bạn chỉ có Mini Windows XPMini Windows 10.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (1)

+ Bước 2: Nhấn chuột phải vào file 1_Click_Anhdv_Boot_2018.exe => chọn Run as administrator để chạy với quyền admin.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (2)

+ Bước 3: Okay, bây giờ chúng ta chỉ cần làm theo hướng dẫn của chương trình thôi. Được lập trình bằng Tiếng Việt nên cách sử dụng không thể đơn giản hơn.

Nhập số 1 để chọn ngôn ngữ Tiếng Việt => nhấn Enter.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (3)

+ Bước 4: Chọn thiết bị mà bạn muốn tạo boot. Bạn hãy nhìn vào cột dung lượng để xác định đúng chiếc USB mà bạn muốn tạo nhé.

Ở đây USB của mình là số thứ tự 2 nên mình sẽ nhập 2 và nhấn Enter.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (4)

+ Bước 5: Ở bước này sẽ có 2 lựa chọn cho bạn đó là tạo USB BOOT với phân vùng ẩn hoặc tạo USB BOOT theo cách thông thường. Mình sẽ giải tích hêm cho các bạn USB BOOT với phân vùng ẩn nghĩa là sao:

Nếu bạn chọn cách tạo USB BOOT với phân vùng ẩn thì USB của bạn sẽ được chia ra làm 2 phân vùng đó là:

  • USB-BOOT (phân vùng ẩn): Đây chính là phân vùng ẩn, có nhiệm vụ chứa các file boot và công cụ cứu hộ máy tính. Phân vùng này được định dạng là FAT32 để có thể boot trên cả 2 chuẩn UEFI và LEGACY.
  • USB-DATA (phân vùng chứa dữ liệu): Đây là phân vùng được định dạng với định dạng NTFS để bạn có thể lưu được các file có dung lượng > 4GB.

Và bây giờ……

  • Nhập Y: Nếu bạn muốn tạo USB BOOT với phân vùng ẩn (Khuyến khích bạn nên sử dụng khi USB của bạn có dung lượng >= 8GB)
  • Nhập N: Nếu bạn muốn tạo USB BOOT với 1 phân vùng duy nhất (cách phổ thông).

USB của mình có dung lượng 16 GB nên mình sẽ nhập Y => nhấn Enter để tạo USB Boot với phân vùng ẩn.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (5)

+ Một cảnh báo hiện ra là sẽ Format lại USB của bạn, chính vì thế nếu usb của bạn đang chứa dữ liệu quan trọng thì hãy copy nó ra đâu đó trước nhé.

Nhập Y => nhấn Enter để đồng ý.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (6)

+ Bước 6: Ở bước này mình có thể giải thích đơn giản hơn cho bạn dễ hiểu nhé:

Mặc định thì tác giả để phân vùng này có dung lượng lưu trữ là 2GB (2048 MB). Nếu như bạn muốn tích hợp thêm Mini Windows 7/8 thì bạn phải cộng thêm 1 GB (1000 MB) vào nữa. Tức là lúc này phân vùng ẩn của bạn sẽ có dung lượng là 2048 + 1000 = 3048 MB (tức là 3 GB đó).

Hoặc nếu như bạn muốn tích hợp thêm Bitdefender vào USB BOOT thì bạn phải cộng thêm 700 MB vào nữa ….., tức là 2048 + 700 = 2748 MB (gần 3 GB)…

……………. Cứ như vậy, bạn muốn tích hợp thêm file ISO nào ở cột trong bảng bên dưới thì bạn công thêm từng đó MB vào. Càng muốn tích hợp nhiều thì dung lượng của phân vùng ẩn sẽ càng tăng lên và phân vùng lưu trữ dữ liệu sẽ ít đi.

=> Ở đây mình chỉ muốn tích hợp thêm Mini Windows 7/8 thôi nên mình sẽ nhập 1000 và nhấn Enter.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (7)

+ Bước 7: Okay, quá trình Format USB đã diễn ra.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (8)

…. và quá trình sao chép dữ liệu vào USB bắt đầu. Bây giờ bạn chỉ việc ngồi đợi thôi.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (9)

Sau khi sao chép xong sẽ có bảng thông báo như hình bên dưới. Bạn hãy làm theo hướng dẫn nhé.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (10)

+ Bước 8: Rút USB ra và cắm lại. Nếu như bị lỗi hiển thị cả 2 phân vùng như hình bên dưới thì bạn làm tiếp bước fix lỗi.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (15)

Chạy lại công cụ 1 Click => chọn ngôn ngữ => chọn USB => nhập số 5 => nhấn Enter để Sửa lỗi liên quan đến hiển thị sai USB Anhdv Boot.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (16)

Okay, đã Fix được lỗi hiển thị cả 2 phân vùng USB. Phân vùng USB-BOOT đã bị ẩn đi chỉ còn lại phân vùng chứa dữ liệu.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (17)

+ Bước 9: Quá trình tạo USB BOOT hoàn tất rồi đó.

Bây giờ mình sẽ thử test usb boot một chút nhé. Bạn chạy file QemuBoot Tester trong USB-DATA.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (12)

Vâng, đây là Menu boot chuẩn LEGACY.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (13)

Giao diện Menu Boot như hình bên dưới.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (14)

Nếu bạn muốn test USB BOOT chạy chuẩn UEFI thì mình khuyên bạn nên sử dụng theo 1 trong 2 cách sau đây để có kết quả chính xác nhất:

Hoặc không thì có thể Test trực tiếp trên máy tính của bạn. Như vậy là bạn vừa tạo xong một chiếc usb boot đa năng để cứu hộ máy tính khá hoàn hảo rồi đó 😀

________ làm thêm bước bên dưới nếu bạn thích _________

___________không bắt buộc___________

Hiện tại mình đã mở cửa Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store ! – bán phần mềm trả phí với mức giá siêu rẻ – chỉ từ 180.000đ (bản quyền vĩnh viễn Windows 10/11, Office 365, 2021, 2016… và nhiều phần mềm bản quyền khác). Bảo hành full thời gian sử dụng nhé !

#2. Tích hợp bộ cài Windows vào USB BOOT

Note: Nếu như chưa có bộ cài Windows chuẩn thì bạn có thể tải về bộ cài Windows nguyên gốc tại đây hoặc tại đây.

+ Bước 1: Chạy lại công cụ 1_Click => chọn ngôn ngữ => chọn USB => nhập số 4 => nhấn Enter để Hiện phân vùng ẩn lên trước khi làm.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (18)

Ở bước này thì bạn có thể giữ nguyên giao diện để lát nữa sau khi làm xong chúng ta ẩn lại phân vùng USB-BOOT. Hoặc nếu không thì nhấn Enter để thoát luôn cũng được.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (19)

+ Bước 2: Chạy công cụ BOOTICE có trong file tải về => trong tab Physical disk bạn chọn USB BOOT  sau đó làm lần lượt như hình bên dưới.

  • (1) Chọn tab BCD
  • (2) Tích chọn Other BCD file
  • (3) Tích chọn vào dấu ... để tìm đến file BCD theo đường dẫn X:\boot\BCD
  • (4) Nhấn vào Easy mode như hình bên dưới.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (20)

+ Bước 3: Nhấn vào Add => chọn New WIM boot entry để tạo thêm menu như hình bên dưới.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (21)

+ Bước 4: Okay, bây giờ chúng ta sẽ tạo menu cài đặt trên chuẩn LEGACY. Bước này khá quan trọng nên bạn hãy làm cẩn thận, từng bước như hướng dẫn nhé.

  • (1) Type: Tích chọn RamDisk
  • (2) Disk: Chọn USB BOOT của bạn.
  • (3) Partition: Chọn phân vùng USB-DATA (nếu như bạn tạo usb với phân vùng ẩn).
  • (4) File: Bạn để theo đường dẫn: \sources\BOOT.WIM
  • (5) OS Title: Bạn đặt tên cho menu, đặt gì cũng được.
  • (6) Boot file: Bạn sửa winload.efi thành winload.exe nhé.
  • (7) Nhấn vào Save current system để lưu lại cấu hình.
  • (8) Sau đó nhấn vào Save Globals để lưu lại thiết lập.

Nhấn Close để đóng cửa sổ.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (22)

+ Bước 5: Tiếp tục cấu hình menu cài đặt trên chuẩn UEFI. Bạn thiết lập như sau:

  • (1) Chọn tab BCD
  • (2) Tích chọn Other BCD file
  • (3) Nhấn vào dấu .... => sau đó tìm đến đường dẫn X:\efi\Microsoft\Boot\BCD
  • (4) Nhấn chọn Easy mode

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (23)

Nhấn vào Add => chọn New WIM boot entry.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (24)

+ Bước 6: Sau đó bạn cấu hình như sau:

  • (1) Type: Tích chọn RamDisk
  • (2) Disk: Chọn USB BOOT của bạn.
  • (3) Partition: Chọn phân vùng USB-DATA (nếu như bạn tạo usb với phân vùng ẩn).
  • (4) File: Bạn để theo đường dẫn: \sources\BOOT.WIM
  • (5) OS Title: Bạn đặt tên cho menu, đặt gì cũng được.
  • (6) Boot file: Bạn giữ nguyên đường dẫn mặc định đó là \windows\system32\boot\winload.efi
  • (7) Nhấn vào Save current system để lưu lại cấu hình.
  • (8) Sau đó nhấn vào Save Globals để lưu lại thiết lập.

1-click-tao-usb-boot-uefi-legacy (25)

Tips: Nếu như bạn sử dụng bộ cài Windows AIO (ALL IN ONE) được chia sẻ trên mạng thì bạn chỉ cần tìm đúng đến đường dẫn đến file BOOT.WIM là được sau đó thay thế vào mục 3 (File) ở hướng dẫn bên trên là được.

Vì nhiều bộ cài Windows AIO họ tích hợp cả windows 32bit và 64bit vào chung một bộ cài nên sẽ có 2 thư mục 32bit và 64bit.

+ Bước 6: Okay, đã gần xong rồi.

Bây giờ bạn hãy mount bộ cài Windows ra ổ đĩa ảo (Click xem hướng dẫn nếu bạn chưa biết) => sau đó copy thư mục sources ở trong ổ đĩa ảo đó vào trong USB là xong (nếu tạo usb với phân vùng ẩn thì bạn copy vào phân vùng USB-DATA nhé).

+ Bước 7: Bây giờ bạn hãy thực hiện ẩn phân vùng USB-BOOT đi là xong. Bạn làm giống Bước 8 như hướng dẫn bên trên nhé.

Quan trọng: Nếu sau khi tạo xong USB BOOT mà bạn bị lỗi hoặc là bạn không muốn sử dụng USB đó là USB BOOT nữa thì hãy Format theo bài hướng dẫn này nhé.

Format theo cách thông thường sẽ không format được phân vùng ẩn: Cách Format USB BOOT phân vùng ẩn bằng công cụ BootICE

VI. Lời kết

Vâng, như vậy là mình vừa hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách sử dụng 1 Click để tạo USB BOOT đa năng hỗ trợ boot trên 2 chuẩn UEFI và LEGACY rồi đó.

Ngoài ra, mình cũng đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách tích hợp bộ cài Win vào chiếc usb boot này rồi. Nếu như bạn đọc kỹ, làm theo từng bước thì đảm bảo bạn có thể làm thành công một cách dễ dàng.

Theo đánh giá của mình thì đây là một sản phẩm tuyệt vời mà tác giả anhdv đã chia sẻ cho cộng đồng, mặc dù hiện nay có rất nhiều công cụ của nhiều tác giả khác nhau. Tuy nhiên, sản phẩm của anhdv vẫn luôn chất lượng là hoạt động ổn định.

Nếu như bạn gặp khó khăn ở bước nào thì hãy comment ở phía bên dưới để nhận được sự trợ giúp nhé. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.5/5 sao - (Có 59 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

240 comments

  1. Chào bạn , cho tôi hỏi tôi làm theo hướng dẫn của bạn check Md5 ok. Đến khi thực hiện, ngay bước 1 chọn quyền admin xong cái bảng đó nháy 1 cái rồi biến mất luôn là sao? Mong được giúp đỡ , cám ơn bạn .

    • và cho tôi hoi X:\boot\BCD ở đâu

      • Kiên Nguyễn Blog

        Sau khi tạo usb boot thành công thì đó là đường dẫn mặc định của file boot trong usb nhé bạn.

        • tôi không sử dụng đc cái công cụ chạy 1 click này. Ấn quyền admin xong nó nháy một phát rồi tắt ngóm luôn.

          • Xin hỏi công cụ 1_Click này có tương thích win10 ko? Vì 2 máy của tôi dùng win10 đều ko bật được công cụ đó

          • Xin hỏi công cụ 1_Click này có tương thích win10 ko? làm sao để sử dụng trên win10

    • Kiên Nguyễn Blog

      Bạn làm trên một máy tính khác xem sao nhé.

  2. Pham Viet Quoc

    mình đã tạo usb boot thành công và test trên máy ảo vỉtualbox cũng ok nhưng khi làm trên máy thật lại hiện lỗi “disk boot failure, insert system disk and press enter”. nhờ mọi người giải thích và hướng dẫn sửa lỗi. tk

    • Kiên Nguyễn Blog

      Bạn đã boot đúng vào usb boot chưa ? như thông báo thì bạn chưa boot đúng thì phải.

      • Pham Viet Quoc

        cám ơn bạn. mình đã làm thành công và cài lại win được rồi. chúc blog ngày càng phát triển nhé!

  3. Xin chào a. Kiên,

    Tôi làm theo hướng dẫ nhưng ở bước 4 chọn ổ đĩa thì tôi không thấy hiện ra để chọn, tôi thử chọn từ 2-6 đều báo lỗi như hình.

    Mong được hướng dẫn thêm.

    • Kiên Nguyễn Blog

      Bạn thực hiện trên Windows mấy vậy ? Nếu đang sử dụng Windows 10 thì có một vài trường hợp bị như vậy. Bạn chuyển qua máy tính sử dụng Windows 7 để làm thử xem sao nhé.

  4. hi ad mình muốn thêm công cục paragon partition manager, hdd regenerator, memtesst86 vô trong boot này luôn thì phải làm sao

  5. waoooo bài này rất công phu, chắc là tốn nhiều thời gian. Cảm ơn Ad nhiều, đúng cái mình cần

  6. mình tạo xong qua máy khác test nó báo No GRLDR.

  7. sau khi mình làm xong bước 7 ở phần 1. mình rút usb ra và gắng lại,. usb chỉ hiện một phân vùng, nhưng không có dữ liệu gì ở trong đó. không giống hình của ad chụp USB có chứa dữ liệu!!!
    nhờ ad tư vấn giúp

    • thì ra là do hệ điều hành chưa active, qua máy khác làm ok!

      • Kiên Nguyễn Blog

        OK bạn, thực hiện trên Windows 7 là OK nhất. Mình cũng đã gặp trường hợp thao tác trên Windows 10 bị lỗi vặt.

  8. ad cho hỏi mình lam xong rồi mình cài win lại trong bản tích hợp là mình vào win mini ah hay sao ad cài xong rồi cài win lại chả biết vào đâu cài

  9. Mình có 1 USB 3.1 Kingston DataTraveler 100G3 64G
    Đã tiến hành đầy đủ như hướng dẫn và THÀNH CÔNG nhưng USB hiện chỉ phân vùng USB BOOT không hiền phân vùng USB DATA.
    Chạy fix lỗi thì OK và hiển thị ngược lại.
    Tuy nhiên khi boot máy chọn USB thì vào menu chọn WinPE10 64 sau khi load được một số phần trăm thì báo lỗi 0xc0000009 hoặc cxc0000009 gì đó. Win8 Win 7 cũng bị lỗi
    Trước đó mình cũng có dùng USB-HDD BOOT 2.6 tạo USB không phân vùng ẩn boot vào Win10PE 64 cũng bị lỗi này.
    Giờ đây vào Win 10 trên HDD chạy BootICE cho phân vùng ẩn thành Unhide
    Sau đó boot USB lại vào Win10PE (Win10 Mini) 64 lần này thì OK. Điều khó hiểu là trong Win10 chạy BOOTICE dù có chỉnh phân vùng USB BOOT thành UNHIDE thì trong BOOTICE nó UNHIDE nhưng trong WIN 10 máy tính vẫn không thấy nó. Và như vậy thì USB BOOT vào Win10 Mini 64 thành công không bị lỗi nữa
    Admin có thấy là chuyện nầy quái lạ không và có ý kiến gì về vấn đề này không ? Phân vùng ẩn USB BOOT phải dùng BOOTICE set UNHIDE thì USB BOOT mới vào được Win10 Mini PE 64 bít. Dù thực tế trong Win 10 HDD nó vẫn bị ẩn. Bó tay luôn

    • Kiên Nguyễn Blog

      Cái này có thể do bạn tạo usb boot trên Windows 10 nên bị hiện tượng như vậy. Mình cũng gặp tình trạng tương tự khi thao tác trên Windows 10. Sau đó mình thực hiện trên Windows 7 thì OK. Không hiểu sao một số máy tính chạy Win 10 sẽ bị tình trạng như vậy.

      Còn hiện tượng bạn phải hiển thị cả 2 phân vùng lên mới boot được thì mình nghĩ do mainboard của bạn. Cách khắc phục là bạn thử copy các file trong phân vùng USB-BOOT vào phân vùng USB-DATA, sau đó ẩn cái phân vùng USB-BOOT đi là được.

      • Mình vừa gắn USB trên một máy cài Win 10 khác thì quái lạ là nó thấy cả 2 phân vùng. Đúng là như vầy vì mình đã unhide cả 2 phân vùng thì USB mình mới boot được vào Mini Win 0 bằng để Hide phân vùng USB BOOT thì vẫn boot được usb nhưng vào Mini Win 10 Win 8 Win 7 bị báo lỗi, Tuy vậy để unhide mà trong Win 10 máy mình vẫn không thấy máy người khác lại thấy.

  10. PC của mình là ASUS B85 Avangard hỗ trợ UEFI. Bios cho boot cả USB UEFI và LEGACY

  11. Mình vừa gắn USB trên một máy cài Win 10 khác thì quái lạ là nó thấy cả 2 phân vùng. Đúng là như vầy vì mình đã unhide cả 2 phân vùng thì USB mình mới boot được vào Mini Win 0 bằng để Hide phân vùng USB BOOT thì vẫn boot được usb nhưng vào Mini Win 10 Win 8 Win 7 bị báo lỗi, Tuy vậy để unhide mà trong Win 10 máy mình vẫn không thấy máy người khác lại thấy.

  12. Mình vừa gắn USB trên một máy cài Win 10 khác thì quái lạ là nó thấy cả 2 phân vùng. Đúng là như vầy vì mình đã unhide cả 2 phân vùng thì USB mình mới boot được vào Mini Win 0 bằng để Hide phân vùng USB BOOT thì vẫn boot được usb nhưng vào Mini Win 10 Win 8 Win 7 bị báo lỗi, Tuy vậy để unhide mà trong Win 10 máy mình vẫn không thấy máy người khác lại thấy.

  13. Phạm Mỹ Tín

    SeaBIOS (version rel-1.7.5-0-ge51488c-20140602_164601-nilsson.home.kraxel.org)
    iPXE (http://ipxe.org) 00:03.0 C980 PCI2.10 PnP PMM+1D4955E0+1D3F55E0 C980
    Boot from Hard Disk…
    No GRLDR

  14. Mr kiên nguễn cho mình hỏi là laptop dell inspiron N5010 có chỉnh dc uefi trong bios ko vậy. Mình mua hdd mới và có làm theo hướng dẫn trên đây nhưng vẫn ko thể cài dc win trên chuẩn gpt mặc dù đã chuyển hdd về chế độ gpt rồi. Mong Mr kiên nguyễn giúp mình

    • Kiên Nguyễn

      Bạn tham khảo thêm bai viết cách thiết lập BIOS theo chuẩn UEFI mà mình đã hướng dẫn trước đó:
      https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-may-tinh/cai-dat-chuan-uefi-trong-bios.html

  15. Nguyễn Văn Thật

    Hướng dẫn sử lỗi: khi cài windows báo lỗi \windows\system32\boot\winload.efi
    mình đã làm đúng các bước hướng dẫn nhưng bị lỗi trên nhờ add khắc phục giúp.

  16. Nguyễn Văn Thật

    Báo lỗi khi chọn vào phần chọn menu để cài đặt windows.
    (Ví dụ: Tôi thêm một menu để cài windows 7, khi lựa chọn menu cài windows 7 thì bị bảo lỗi \windows\system32\boot\winload.efi, không thể cài được windows nửa).

  17. Trần Tiến Phát

    ở bước 6, nếu 1 số win không có thư mục sources thì như thế nào vậy ad? chỉ giúp mình với

    • Kiên Nguyễn Blog

      Chỉ có Windows XP là không có thư mục này thôi bạn, còn lại bộ cài nào cũng có mà.

  18. Trần Tiến Phát

    ad ơi, ở bước 6, nếu có nhiều bộ cài windows như win7 32bit, win 7 64 bit, win 8, win 10 thì cứ coppy thư mục sources của các win rồi paste vào USB hết à, ghi đè replace chúng luôn hả? rồi win xp không có thư mục sources thì sao?

  19. Chào bạn.
    Mình thấy đã có phiên bản AnhDV Boot 2019 rồi đấy. Bạn Update cho anh em với?.

    • Kiên Nguyễn Blog

      OK Thanh-DAT, mình cũng đã tạo và đang sử dụng rồi. Để một vài hôm nữa mình viết, để sử dụng vài hôm xem thế nào 😀

  20. Nguyễn Cường

    Xin chào, add cho tôi hỏi là tại sao cùng 1 cách làm nhưng với 2 USB, 1 cái 16Gb, 1 cái 32Gb nhưng chỉ có cái 16Gb sau khi tạo USB boot xong thì vào windows mini hiện thỉ tất các phầm mềm tích hợp, còn chiếc 32G thì chỉ hiện thỉ được rất ít phần mềm tích hợp. Hãy trả lời giúp tôi, xin cảm ơn.

    • Kiên Nguyễn Blog

      Bạn boot lại một lần nữa, thỉnh thoảng nó load không đủ phần mềm đó bạn.
      Hoặc có thể là do bạn boot vào 2 phiên bản Mini Windows khác nhau.


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop