Như các bạn đã biết thì trên blog mình đã chia sẻ và hướng dẫn rất nhiều công cụ để hỗ trợ tạo ra một chiếc USB BOOT cứu hộ máy tính chuyên nghiệp rồi.
Tất cả các cách tạo usb boot nằm tại chuyên mục này, các bài viết là hoàn toàn độc lập nhau, bạn chỉ cần đọc qua tính năng và ưu điểm của mỗi cách để tìm cho mình một bản boot cứu hộ ưng ý nhất mà thôi.
Năm nay tác giả AnhDV lại tiếp tục cho ra sản phẩn AnhDV BOOT 2018, thực ra là ra cũng được một vài tháng rồi nhưng hôm nay mình mới có thời gian để test thử.
Nói chung là nó vẫn rất tốt thôi, các tính năng hoạt động vẫn rất mượt mà. Nếu như bạn chưa từng sử dụng sản phẩm của bạn Anhdv thì có thể xem qua các sản phẩm của bạn ý qua bài viết WinPE 8, WinPE 10 và AnhDV BOOT 2017…
Mục đích: Bài viết này mình sẽ tổng hợp lại toàn bộ quá trình tạo usb boot nhanh với 1 click của AnhDV, và có hướng dẫn tích hợp bộ cài Windows XP, 7, 8, 10 hoặc Windows 11 vào chiếc usb boot này theo như yêu cầu của một số bạn.
Mục Lục Nội Dung
I. Ưu điểm của chiếc USB BOOT đa năng này?
Sau khi tạo xong chiếc usb boot này thì bạn sẽ có một công cụ cứu hộ máy tính tuyệt vời, và sau đây là một số ưu điểm mình nói tới:
- Tạo usb boot đa năng, chuyên nghiệp với 1 CLick.
- Hỗ trợ boot cứu hộ trên cả 2 chuẩn UEFI và LEGACY.
- Hỗ trợ tạo USB BOOT với phân vùng ẩn để tránh virus phá boot và có thể sao chép được các file có dung lượng > 4GB.
- Có thể tích hợp bộ cài Windows vào nếu thích.
- Mặc định hỗ trợ WinPE 10 (Mini Windows 10) bản 32bit và 64bit , và Mini Windows XP. Ngoài ra, nếu bạn muốn thích hợp thêm các bộ Win PE khác ví dụ như Mini Windows 7 và Mini Windows 8 thì cũng có thể thực hiện được một cách đơn giản.
- Trong môi trường Mini Windows thì bạn có thể nghe nhạc, lướt web và xem phim được luôn nhé….
- Các công cụ ngoài DOS không thể thiếu như: Partition Wizard, Active Password changer, Konboot, Norton Ghost, Partition Table Doctor, NTLDR missing fix, Partition Guru, …
- Hỗ trợ boot và cài đặt các hệ điều hành Linux.
- Còn những tính năng cứu hộ máy tính thông dụng thì mình không nói thêm nữa nhé.
II. AnhDV BOOT đã thay đổi những gì?
Đây là phiên bản Anh-dv boot 2018 nha các bạn, mình đã nhắc khá nhiều lần là đối với bộ công cụ cứu hộ máy tính thì không quá quan trọng phiên bản mới hay cũ, quan trọng là nó hoạt động tốt là được.
III. Công cụ cần chuẩn bị trước khi tạo AnhDV BOOT
Trước khi thực hiện tạo usb boot với 1 click này thì bạn cần chuẩn bị cho mình trước một vài công cụ cần thiết như sau:
Nội dung này đã bị khoá vì một số lý do, vui lòng mở khóa để xem nội dung
- 1 chiếc USB có dung lượng >= 4GB
- AnhDV BOOT 2018: Link tải về tại đây hoặc Link Fshare (đã có mã MD5 trong link tải).
NOTE:
Sau khi tải về bạn hãy check mã MD5 cho chuẩn với file gốc đã nhé. Bạn có thể sử dụng phần mềm check mã MD5 mà mình đã giới thiệu ở đây.
Nếu như bạn muốn tích hợp luôn Mini Windows 7 và Mini Windows 8 vào chiếc USB BOOT thì bạn hãy tải luôn file có tên Modul_PE_Anhdv_Boot_2018.iso trong liên kết tải về nhé.
IV. Tổng hợp các phiên bản Anhdv Boot
Hiện tại đã có phiên bản Anhdv Boot 2019, và Andv Boot 2020 bạn có thể trải nghiệm thử. Tuy nhiên, bản 2018 mình thấy cũng rất tốt rồi và không thiếu gì rồi nên bạn có thể tùy ý chọn lựa 😛
- Tạo USB BOOT phân vùng ẩn với 1 Click – AnhDV BOOT (bản 2017)
- Bài đánh giá bộ công cụ cứu hộ máy tính Anhdv Boot 2019
- [UEFI/LEGAY] Tạo USB BOOT với Anhdv Boot 2020 chuẩn nhất
- Tải ANHDV-BOOT 2021: Bộ công cụ cứu hộ máy tính mới nhất 2021
- Tải Anhdv Boot 2024: USB BOOT hỗ trợ máy tính đời mới nhất
V. Hướng dẫn sử dụng 1 Click tạo USB BOOT
Okay, sau khi đã tải hết về thì bạn hãy làm lần lượt theo bài hướng dẫn sau đây. Bạn nên đọc qua một lượt trước khi làm để định hình trước quy trình làm nhé.
#1. Tạo usb anhdv boot 1 Click
+ Bước 1: Sau khi tải về => bạn sử dụng WinRAR hoặc 7-Zip để giải nén file vừa tải về ra. Sau khi giải nén xong bạn sẽ có được các file như hình bên dưới.
NOTE: Như mình đã nói bên trên, nếu như bạn muốn tích hợp
Mini Windows 7/8
vào chiếc usb boot này thì hãy copy file Modul_PE_Anhdv_Boot_2018.iso vào chung thư mục với file bạn vừa giải nén xong.Còn nếu không muốn tích hợp thì USB BOOT của bạn chỉ có
Mini Windows XP
vàMini Windows 10
.
+ Bước 2: Nhấn chuột phải vào file 1_Click_Anhdv_Boot_2018.exe
=> chọn Run as administrator
để chạy với quyền admin.
+ Bước 3: Okay, bây giờ chúng ta chỉ cần làm theo hướng dẫn của chương trình thôi. Được lập trình bằng Tiếng Việt nên cách sử dụng không thể đơn giản hơn.
Nhập số 1
để chọn ngôn ngữ Tiếng Việt => nhấn Enter
.
+ Bước 4: Chọn thiết bị mà bạn muốn tạo boot. Bạn hãy nhìn vào cột dung lượng để xác định đúng chiếc USB mà bạn muốn tạo nhé.
Ở đây USB của mình là số thứ tự 2
nên mình sẽ nhập 2
và nhấn Enter
.
+ Bước 5: Ở bước này sẽ có 2 lựa chọn cho bạn đó là tạo USB BOOT với phân vùng ẩn hoặc tạo USB BOOT theo cách thông thường. Mình sẽ giải tích hêm cho các bạn USB BOOT với phân vùng ẩn nghĩa là sao:
Nếu bạn chọn cách tạo USB BOOT với phân vùng ẩn thì USB của bạn sẽ được chia ra làm 2 phân vùng đó là:
- USB-BOOT (phân vùng ẩn): Đây chính là phân vùng ẩn, có nhiệm vụ chứa các file boot và công cụ cứu hộ máy tính. Phân vùng này được định dạng là FAT32 để có thể boot trên cả 2 chuẩn UEFI và LEGACY.
- USB-DATA (phân vùng chứa dữ liệu): Đây là phân vùng được định dạng với định dạng NTFS để bạn có thể lưu được các file có dung lượng > 4GB.
Và bây giờ……
- Nhập Y: Nếu bạn muốn tạo USB BOOT với phân vùng ẩn (Khuyến khích bạn nên sử dụng khi USB của bạn có dung lượng >= 8GB)
- Nhập N: Nếu bạn muốn tạo USB BOOT với 1 phân vùng duy nhất (cách phổ thông).
USB của mình có dung lượng 16 GB nên mình sẽ nhập Y
=> nhấn Enter
để tạo USB Boot với phân vùng ẩn.
+ Một cảnh báo hiện ra là sẽ Format lại USB của bạn, chính vì thế nếu usb của bạn đang chứa dữ liệu quan trọng thì hãy copy nó ra đâu đó trước nhé.
Nhập Y
=> nhấn Enter
để đồng ý.
+ Bước 6: Ở bước này mình có thể giải thích đơn giản hơn cho bạn dễ hiểu nhé:
Mặc định thì tác giả để phân vùng này có dung lượng lưu trữ là 2GB (2048 MB). Nếu như bạn muốn tích hợp thêm Mini Windows 7/8
thì bạn phải cộng thêm 1 GB (1000 MB) vào nữa. Tức là lúc này phân vùng ẩn của bạn sẽ có dung lượng là 2048 + 1000 = 3048 MB (tức là 3 GB đó).
Hoặc nếu như bạn muốn tích hợp thêm Bitdefender vào USB BOOT thì bạn phải cộng thêm 700 MB vào nữa ….., tức là 2048 + 700 = 2748 MB (gần 3 GB)…
……………. Cứ như vậy, bạn muốn tích hợp thêm file ISO nào ở cột trong bảng bên dưới thì bạn công thêm từng đó MB vào. Càng muốn tích hợp nhiều thì dung lượng của phân vùng ẩn sẽ càng tăng lên và phân vùng lưu trữ dữ liệu sẽ ít đi.
=> Ở đây mình chỉ muốn tích hợp thêm Mini Windows 7/8 thôi nên mình sẽ nhập 1000
và nhấn Enter
.
+ Bước 7: Okay, quá trình Format USB đã diễn ra.
…. và quá trình sao chép dữ liệu vào USB bắt đầu. Bây giờ bạn chỉ việc ngồi đợi thôi.
Sau khi sao chép xong sẽ có bảng thông báo như hình bên dưới. Bạn hãy làm theo hướng dẫn nhé.
+ Bước 8: Rút USB ra và cắm lại. Nếu như bị lỗi hiển thị cả 2 phân vùng như hình bên dưới thì bạn làm tiếp bước fix lỗi.
Chạy lại công cụ 1 Click
=> chọn ngôn ngữ => chọn USB => nhập số 5
=> nhấn Enter
để Sửa lỗi liên quan đến hiển thị sai USB Anhdv Boot.
Okay, đã Fix được lỗi hiển thị cả 2 phân vùng USB. Phân vùng USB-BOOT đã bị ẩn đi chỉ còn lại phân vùng chứa dữ liệu.
+ Bước 9: Quá trình tạo USB BOOT hoàn tất rồi đó.
Bây giờ mình sẽ thử test usb boot một chút nhé. Bạn chạy file QemuBoot Tester trong USB-DATA.
Vâng, đây là Menu boot chuẩn LEGACY.
Giao diện Menu Boot như hình bên dưới.
Nếu bạn muốn test USB BOOT chạy chuẩn UEFI thì mình khuyên bạn nên sử dụng theo 1 trong 2 cách sau đây để có kết quả chính xác nhất:
- Kiểm tra khả năng boot của USB BOOT chuẩn UEFI bằng VirtualBox
- Cách kiểm tra USB BOOT chuẩn UEFI bằng máy ảo VMware Workstation
Hoặc không thì có thể Test trực tiếp trên máy tính của bạn. Như vậy là bạn vừa tạo xong một chiếc usb boot đa năng để cứu hộ máy tính khá hoàn hảo rồi đó 😀
________ làm thêm bước bên dưới nếu bạn thích _________
___________không bắt buộc___________
Hiện tại mình đã mở cửa Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store ! – bán phần mềm trả phí với mức giá siêu rẻ – chỉ từ 180.000đ (bản quyền vĩnh viễn Windows 10/11, Office 365, 2021, 2016… và nhiều phần mềm bản quyền khác). Bảo hành full thời gian sử dụng nhé !
#2. Tích hợp bộ cài Windows vào USB BOOT
Note: Nếu như chưa có bộ cài Windows chuẩn thì bạn có thể tải về bộ cài Windows nguyên gốc tại đây hoặc tại đây.
+ Bước 1: Chạy lại công cụ 1_Click
=> chọn ngôn ngữ => chọn USB => nhập số 4
=> nhấn Enter
để Hiện phân vùng ẩn lên trước khi làm.
Ở bước này thì bạn có thể giữ nguyên giao diện để lát nữa sau khi làm xong chúng ta ẩn lại phân vùng USB-BOOT. Hoặc nếu không thì nhấn Enter để thoát luôn cũng được.
+ Bước 2: Chạy công cụ BOOTICE
có trong file tải về => trong tab Physical
disk bạn chọn USB BOOT
sau đó làm lần lượt như hình bên dưới.
- (1) Chọn tab
BCD
- (2) Tích chọn
Other BCD file
- (3) Tích chọn vào dấu
...
để tìm đến file BCD theo đường dẫnX:\boot\BCD
- (4) Nhấn vào
Easy mode
như hình bên dưới.
+ Bước 3: Nhấn vào Add
=> chọn New WIM boot entry
để tạo thêm menu như hình bên dưới.
+ Bước 4: Okay, bây giờ chúng ta sẽ tạo menu cài đặt trên chuẩn LEGACY. Bước này khá quan trọng nên bạn hãy làm cẩn thận, từng bước như hướng dẫn nhé.
- (1) Type: Tích chọn
RamDisk
- (2) Disk: Chọn USB BOOT của bạn.
- (3) Partition: Chọn phân vùng
USB-DATA
(nếu như bạn tạo usb với phân vùng ẩn). - (4) File: Bạn để theo đường dẫn:
\sources\BOOT.WIM
- (5) OS Title: Bạn đặt tên cho menu, đặt gì cũng được.
- (6) Boot file: Bạn sửa winload.efi thành
winload.exe
nhé. - (7) Nhấn vào Save current system để lưu lại cấu hình.
- (8) Sau đó nhấn vào Save Globals để lưu lại thiết lập.
Nhấn Close
để đóng cửa sổ.
+ Bước 5: Tiếp tục cấu hình menu cài đặt trên chuẩn UEFI. Bạn thiết lập như sau:
- (1) Chọn tab
BCD
- (2) Tích chọn
Other BCD file
- (3) Nhấn vào dấu
....
=> sau đó tìm đến đường dẫnX:\efi\Microsoft\Boot\BCD
- (4) Nhấn chọn
Easy mode
Nhấn vào Add
=> chọn New WIM boot entry
.
+ Bước 6: Sau đó bạn cấu hình như sau:
- (1) Type: Tích chọn
RamDisk
- (2) Disk: Chọn USB BOOT của bạn.
- (3) Partition: Chọn phân vùng
USB-DATA
(nếu như bạn tạo usb với phân vùng ẩn). - (4) File: Bạn để theo đường dẫn: \
sources\BOOT.WIM
- (5) OS Title: Bạn đặt tên cho menu, đặt gì cũng được.
- (6) Boot file: Bạn giữ nguyên đường dẫn mặc định đó là \windows\system32\boot\winload.efi
- (7) Nhấn vào
Save current system
để lưu lại cấu hình. - (8) Sau đó nhấn vào Save Globals để lưu lại thiết lập.
Tips: Nếu như bạn sử dụng bộ cài Windows AIO (ALL IN ONE) được chia sẻ trên mạng thì bạn chỉ cần tìm đúng đến đường dẫn đến file BOOT.WIM là được sau đó thay thế vào mục 3 (File) ở hướng dẫn bên trên là được.
Vì nhiều bộ cài Windows AIO họ tích hợp cả windows 32bit và 64bit vào chung một bộ cài nên sẽ có 2 thư mục 32bit và 64bit.
+ Bước 6: Okay, đã gần xong rồi.
Bây giờ bạn hãy mount bộ cài Windows ra ổ đĩa ảo (Click xem hướng dẫn nếu bạn chưa biết) => sau đó copy thư mục sources
ở trong ổ đĩa ảo đó vào trong USB là xong (nếu tạo usb với phân vùng ẩn thì bạn copy vào phân vùng USB-DATA
nhé).
+ Bước 7: Bây giờ bạn hãy thực hiện ẩn phân vùng USB-BOOT đi là xong. Bạn làm giống Bước 8
như hướng dẫn bên trên nhé.
Quan trọng: Nếu sau khi tạo xong USB BOOT mà bạn bị lỗi hoặc là bạn không muốn sử dụng USB đó là USB BOOT nữa thì hãy Format theo bài hướng dẫn này nhé.
Format theo cách thông thường sẽ không format được phân vùng ẩn: Cách Format USB BOOT phân vùng ẩn bằng công cụ BootICE
VI. Lời kết
Vâng, như vậy là mình vừa hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách sử dụng 1 Click để tạo USB BOOT đa năng hỗ trợ boot trên 2 chuẩn UEFI và LEGACY rồi đó.
Ngoài ra, mình cũng đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách tích hợp bộ cài Win vào chiếc usb boot này rồi. Nếu như bạn đọc kỹ, làm theo từng bước thì đảm bảo bạn có thể làm thành công một cách dễ dàng.
Theo đánh giá của mình thì đây là một sản phẩm tuyệt vời mà tác giả anhdv đã chia sẻ cho cộng đồng, mặc dù hiện nay có rất nhiều công cụ của nhiều tác giả khác nhau. Tuy nhiên, sản phẩm của anhdv vẫn luôn chất lượng là hoạt động ổn định.
Nếu như bạn gặp khó khăn ở bước nào thì hãy comment ở phía bên dưới để nhận được sự trợ giúp nhé. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công !
Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com
Mình muốn hỏi bạn ở chỗ này:
“”+ Bước 6: Ở bước này mình có thể giải thích đơn giản hơn cho bạn dễ hiểu nhé:
Mặc định thì tác giả để phân vùng này có dung lượng lưu trữ là 2GB (2048 MB). Nếu như bạn muốn tích hợp thêm Mini Windows 7/8 thì bạn phải cộng thêm 1 GB (1000 MB) vào nữa. Tức là lúc này phân vùng ẩn của bạn sẽ có dung lượng là 2048 + 1000 = 3048 MB (tức là 3 GB đó).
Hoặc nếu như bạn muốn tích hợp thêm Bitdefender vào USB BOOT thì bạn phải cộng thêm 700 MB vào nữa ….., tức là 2048 + 700 = 2748 MB (gần 3 GB)…
……………. Cứ như vậy, bạn muốn tích hợp thêm file ISO nào ở cột trong bảng bên dưới thì bạn công thêm từng đó MB vào. Càng muốn tích hợp nhiều thì dung lượng của phân vùng ẩn sẽ càng tăng lên và phân vùng lưu trữ dữ liệu sẽ ít đi.
=> Ở đây mình chỉ muốn tích hợp thêm Mini Windows 7/8 thôi nên mình sẽ nhập 1000 và nhấn Enter.””
mình muốn tích hợp 3 dòng đầu thì tổng là 1000+1600+700 = 3400mb thì mình nhập 3500 cho chắc là được phải ko bạn? lúc đó dung luong usb sẽ mất 2048+3500=5548mb. hay là cứ nhập 1000 xong nhập 1600 , 700
Bạn nhập tổng số dung lượng mà bạn cần cho những phần mềm/ công cụ muốn tích hợp là được nhé. Như mình đã trình bày rất kỹ rồi mà.
Như trường hợp của bạn thì bạn nhập vào là 3400 là xong, hoặc 3500 nếu bạn muốn. Bạn hiểu đúng ý rồi đấy !
Anh cho em hỏi, em làm tới bước này + Bước 2: Chạy công cụ BOOTICE có trong file tải về => trong tab Physical disk bạn chọn USB BOOT sau đó làm lần lượt như hình bên dưới.
(1) Chọn tab BCD
(2) Tích chọn Other BCD file
(3) Tích chọn vào dấu … để tìm đến file BCD theo đường dẫn X:\boot\BCD
nhưng không có folder hay file BCD anh.
Em tải bản 2020v3
Bản Anhdv Boot 2020 không tích hợp bộ cài win vào được USB Boot theo cách này bạn nhé.
sao lúc chọn cái linux với mấy cái kia để cho vào nó lấy đâu ra vậy , mình làm xong rồi boot không thấy linux đâu …
Bạn muốn thêm gì thì tải về và đổi tên tương ứng như bên dưới => rồi Copy vào thư mục
ISO
trong USB nhé.Đổi tên như dưới đây và Copy vào thư mục ISO
————-
– bitdefender.iso (Bitdefender Rescue – Phải copy vào phân vùng ẩn USB-BOOT)
– Fedora.iso (fedora – Phải copy vào phân vùng ẩn USB-BOOT)
– ubuntu.iso (Ubuntu Desktop 64 bit)
– ati18.iso (Acronis TrueImage 2018, ati*.iso = 20*)
– add12.iso (Acronis Disk Director 12)
– linuxmint.iso (Linux Mint)
– archlinux.iso (Arch Linux)
– gparted.iso (Gparted)
– pmagic.iso (Parted Magic)
– backbox.iso (Back Box)
– slackware.iso (Slackware Live ISO)
– opensuse.iso (OpenSuse)
– boot-repair-disk-64bit.iso
– centos.iso (CentOS)
– debian.iso (Debian)
– wifislax.iso (Wifi Slax)
– nst.iso (Network Security Toolkit)
– sysrescd.iso (System Rescue CD)
– DrWeb (Copy folder Casper trong đĩa DrWeb vào folder ISO này, đổi tên thành DrWeb)
– ESET (Copy folder Casper trong đĩa ESET vào folder ISO này, đổi tên thành ESET)
– Avira.iso (Avira Rescue System)
mình hỏi xíu
chạy xong chương trình sao máy không hiện usb nhỉ. thử các kiểu vẫn không được, cắm sang máy khác chỉ hiện phân vùng fat32 còn phân vùng ntfs không thấy
Admin cho mình hỏi mình burn file iso ra đĩa DVD để làm đĩa boot được không ạ? vì 1 số trường hợp không cho phép mình dùng USB, mình cảm ơn admin nhiều
Được nha bạn, bạn có thể tải bộ công cụ boot ở trong bài viết này, sau khi burn ra đĩa CD xong thì chỉ việc dùng luôn mà không cần phải tích hơn thêm gì cả.
Vâng mình cảm ơn ad nhiều lắm nhé.
sau khi copy folder sources vào usb thì cài win như nào vậy admin.
sao like rồi mà vẫn không tải được file vậy ad
anh ơi, em là dân k0 chuyên, thích vọc vạch thôi. em tạo usb boot đúng theo hướng dẫn mà sao usb vẫn trắng trơn vậy ạ? em đã làm lại mấy lần rồi mà vẫn không được ạ. Mong anh giải thích và chỉ dùm cách giải quyết. thank.
Trong quá trình tạo USB BOOT có phát sinh lỗi gì hay không em.? Hay chạy một mạch tới khi Finish.?
USB của em bao nhiêu Gb, sau khi tạo xong check lại bằng cách clikc chuột phải chọn Properties, xem thủ xem là USB bao nhiêu Gb, đã Used bao nhiêu Gb, Space còn lại bao nhiêu Gb.
Thông thường khi tạo xòn thì tất cả file trong USB Boot nó sẽ ẩn, nên khi mở USB sẽ không thấy, nhưng dung lượng vẫn bị mất đi khoảng vài Gb tùy theo bản Boot.
Cho tôi hỏi chút có tích hợp được cả bộ cài win 7 và win 10 vào USB này k?
tích hợp được hết nhé bạn, quan trọng là USB của bạn có chứa đủ dung lượng của source win 7, win 10 và source boot luôn hay không mà thôi
Ad cho mình hỏi: Mình muốn copy cả sources của cả win 7 và win 10 vào phân vùng USB-BOOT thì copy như thế nào vậy
tôi tích hợp windows 7 cài bình thường, nhưng sau khi tuch1 hợp thêm bộ windows 10 thì bị lỗi khô cài được hđh cả Win 7 và Win 10 -> vậy, bộ cài chỉ cho tích hợp 1 loại hđh thôi phỉa không (vì: mỗi bộ cài đều chỉ coppy bộ “source”). Vậy làm sao để tích hợp nhiều HĐH khác nhau vào?
vãi chưởng thật, sau khi làm theo hướng dẫn của bạn usb của mình tạch luôn, h ko thể format, mặc dù cắm vào mac vẫn thấy 32gb ở đó
Sử dụng phần mềm BOOTICE để Format lại USB nhé bạn.
Trường hợp hi hữu thôi, riêng trang mình đã có cả ngàn lượt tải và dùng rồi, chưa nói đến trang của tác giả. Chưa ai bị như bạn cả.
Vâng, lúc trc usb e cắm vào vẫn có chỉ là ko format dc, nhưng sau khi dùng app kia để format thì tạch hẳn luôn, cắm vào ko có hiện tượng j nữa :))), ad được lắm
Thế khả năng USB của Tập Cận Bình chắc luôn ^^
USB mà không Format được thì tập xác định là…. đang hấp hối 😀
Giờ rẻ hơn bèo à ^^
Còn xóa dòng Menu lệnh dư như trên thì có cách gì ko hả bạn Kiên Nguyễn à?
Cám ơn bạn Kiên Nguyễn đã Post lại, chỉnh sửa, hướng dẫn cụ thể hơn từ ý tưởng sản phẩm anhdanvu! Bài viết này thật hữu ích với nhiều người. Một lần nữa vô cùng anh dân vũ và bạn Kiên Nguyễn. những người luôn cống hiến cho cộng đồng nhiều lợi ít ở lĩnh vực IT.
Mình làm theo hướng dẫn bài này, mừng vô cùng là nó hoạt động ok, rất rất ok dù cũng có một vài sự cố. Nên, mình viết gửi lại đây, có khi có ích cho những người đến sau. Mấy năm nay mình dùng USB-Boot 1 Click có phân vùng ẩn của anhdanvu(2018). Nay tích hợp thêm một bộ cài vào cho tiện. có lẽ tùy mỗi hãng USB thì phải.
Sự cố: Đã cho hiện ph.vùng USB-Boot thì lập tức, mất hiện ph.vùng USB-DATA. Nên, khi chạy Bootice để cấu hình BCD rồi thoát và ẩn lại UBS-Boot nhằm hiện ph.vùng USB-DATA để chép folder “sources’ trong bộ cài win vào sau thì lỗi ngay. Nên, mình Mount ra ổ ảo, copy “sources” vào ph.vùng USB-DATA trước, trước khi chạy Bootice để cấu hình BCD là nó chạy ok! Mình cấu hình lần đầu, lỗi, lần thứ 2 lại có dư thêm một dòng Menu nên không biết xóa dòng menu dư trước đó thế nào? bạn Kiên Nguyễn có thể chỉ giúp cho với nhé!
Thứ 2. Nhân tiện đây cho mình hỏi. Trong môi trường WinPE hay khi chạy Kaspersky Rescue Disk lần đầu thì có mạng tự động kết nối, rất tốt, song, cứ lần sau là nó không kết nối gì cả. Không thể update được. Rất mong Kiên NGuyễn cho biết có giải pháp gì để giúp mình với. Chân thành cám ơn và cám ơn!
Cám ơn bạn đã chia sẻ những trải nghiệm thực tế cho anh/em cùng học hỏi và trao đổi.
Về vấn đề mà bạn hỏi thì để mình test thử đã, mình cũng ít dùng Kaspersky Rescue Disk nên chưa rõ lỗi này thế nào.
mình hỏi xíu
chạy xong chương trình sao máy không hiện usb nhỉ. thử các kiểu vẫn không được, cắm sang máy khác chỉ hiện phân vùng fat32 còn phân vùng ntfs không thấy
Thực sự những kiến thức bạn chia sẻ rất hay. Mình học về CNTT, cài win các thứ nhiều khi còn chưa thạo 🙁 không có những bài chia sẻ này chắc thành ngốt tàu quá
Xin cho hỏi. Có phải luôn luôn phải xóa phân vùng cài win (C) trước khi ghos win theo uefi không? Có bắt buộc không? Cảm ơn!
Cho mình hỏi với. ở bước cuối cùng sau khi mình chạy QEMU thì nó hiện báo là: NTLDR is missing
Liệu có phải mình tải thiếu phần nào không?
Để chắc ăn nhất thì bạn nên test thử trực tiếp trên máy tính thật, nếu vẫn bị lỗi như vậy thì bạn chạy lại file 1 Click => rồi lựa chọn lại lựa chọn số [3] đó là:
Nạp lại BootLoader - Sửa lỗi boot
xem sao nhé.bước copy file sources ra usb data như thế nào vậy ad, usb của minh ko hiện phân vùng usb – data mà chỉ hiện phân vùng usb-boot?
Bạn đọc kỹ bài viết giúp mình, những thứ bạn hỏi đều có trên bài viết hết rồi.
Bạn trả lời vô trách nhiệm thế, trong bài không hề đề cập đến việc cài xong thì cắm usb vào máy tính không hiện ổ. Mình đọc các cmt ở dưới cũng có nhiều người hỏi bạn về vấn đề này nhưng bạn ko thèm trả lời, làm như này giống đem con bỏ chợ thôi
Bạn cũng chưa đọc kỹ luôn rồi, bạn đọc lại Bước 8 trong phần IV trong bài viết nhé.
Còn trường hợp của bạn, nếu sau khi tạo USB BOOT xong, và làm xong bước 8 mà vẫn không hiển thị phân vùng nào thì bạn Format USB và làm lại nhé.
P/s: Bạn cũng thông cảm cho mình là hằng ngày có rất nhiều comment, mình không đủ thời gian để trả lời hết được. Thời gian còn phải đi làm, còn phải update thêm bài viết mới nữa.. Mình thường trả lời những câu hỏi cấp bách hơn thay vì những câu hỏi đã có sẵn đáp án trên bài viết.
Khi boot từ UEFI chỉ có win 10 64, win 8 (module) và win10 (chip atom), k có win 7 ? Làm sao để add vào vậy bạn ?
Mình làm như bạn hướng dẫn, nhưng khi vào boot thì không nhận được usb chuẩn uefi
Bạn tạo usb phân vùng ẩn hay là usb boot thường ?
Bạn kiểm tra định dạng USB đang là định dạng gì nhé