Cách mà mình đã chuyển từ TRÌ HOÃN sang HÀNH ĐỘNG

Hầu hết tất cả chúng ta đều có những lúc trì hoãn và né tránh những nhiệm vụ của bản thân mình.

Dù cho bạn có là người rất siêng năng, chăm chỉ, có ý thức và nhận thức được nhiều điều nhưng việc trì hoãn đôi khi vẫn xảy ra trong cuộc sống của chúng ta, ở một thời điểm nào đó.

lam-the-nao-de-chuyen-tu-tri-hoan-sang-hanh-dong (1)

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đều biết rằng, mọi việc sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn khi bản thân liên tục trì hoãn, và nó chính là sợi dây “vô hình” ngăn cách chúng ta chạm đến mục tiêu, cũng như thành công.

Chúng ta nhận thức rất rõ điều đó, nhưng tại sao bản thân vẫn hay rơi vào “chiếc bẫy” của sự trì hoãn này nhỉ?

Mình biết, để ngừng việc trì hoãn này lại và bắt tay vào hành động là điều không hề dễ dàng…

…. nhưng mình tin là vẫn có những cách tối ưu để giúp chúng ta hạn chế đến mức tối đa việc trì hoãn này lại và chuyển chúng thành hành động cần thiết để tiến đến những mục tiêu mà bản thân đã đề ra.

Vâng, nếu như bạn cũng đang tìm kiếm một vài gợi ý cho việc hạn chế sự trì hoãn thì hãy tham khảo thử những điều mình sắp chia sẻ sau đây nhé 🙂

I. Làm thế nào để chuyển từ trì hoãn sang hành động?

lam-the-nao-de-chuyen-tu-tri-hoan-sang-hanh-dong (2)

#1. Làm thế nào để biết được bạn đang trì hoãn

Bạn muốn cải thiện việc trì hoãn thì đầu tiên, bạn phải nhận biết được bạn có đang trì hoãn hay không, và trì hoãn việc gì?

Bởi đôi khi việc trì hoãn có những dấu hiệu rất rõ ràng, nhưng nhiều khi thì không. Không phải lúc nào chúng ta cũng nhận thấy nó một cách dễ dàng.

Điển hình nhất là một công việc nào đó cứ nằm mãi trong to-do list của bạn từ ngày này qua ngày khác mà chưa được giải quyết, hay bạn tự nhủ là sẽ làm việc này trong hôm nay, nhưng rồi cứ mãi “chưa tìm được” thời gian để thực hiện.

Hay một biểu hiện khác là bạn bắt đầu một ngày mới với những công việc rất linh tinh, những công việc dễ chịu và không mấy quan trọng, thay vì giải quyết những việc cần thiết nhất của ngày hôm đó trước tiên.

Bạn luôn làm những việc không cần ưu tiên làm trước, hoặc luôn chờ đến một thời điểm “thích hợp” rồi mới làm một công việc nào đó,…

Hoặc là khi bạn thường xuyên gặp phải tình trạng mất tập trung, bị xao nhãng khỏi việc đang làm…. thì đó cũng là một dấu hiệu của việc trì hoãn.

Ví dụ như bạn đang làm bài tập và bạn gặp một vấn đề khó không biết phải giải quyết như thế nào, nên bạn quyết định lấy điện thoại ra lướt lướt Facebook vậy á :))

Nói tóm lại, trước khi bắt đầu suy nghĩ xem mình nên làm gì để chống lại sự trì hoãn thì bạn nên thử nhìn lại xem, cụ thể là mình đang trì hoãn những gì và sự trì hoãn đó đang được thể hiện như thế nào. OK !

#2. Đừng gây áp lực và khiến bản thân bị quá tải

lam-the-nao-de-chuyen-tu-tri-hoan-sang-hanh-dong (3)

Bạn có để ý là mỗi khi chúng ta cảm thấy việc cần làm quá nhiều, quá khó khăn hay quá áp lực thì bạn sẽ có xu hướng không làm gì hoặc bỏ qua chúng và làm việc khác không?

Vậy nên, thay vì cứ để những nhiệm vụ tiếp tục lấn át và khiến bạn muốn né tránh lâu hơn nữa thì bạn nên phân chia lại, đo lường lại thời gian cần thiết và lên lịch làm việc một cách rõ ràng hơn, càng chi tiết càng tốt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự hỏi bản thân mình xem có công việc nào mà bạn cần làm nhưng bạn lại không muốn làm hay không? Đó có thể là công việc quan trọng mà bạn nên hoàn thành trước tiên á.

Bởi vì chúng ta thường có xu hướng né tránh những công việc khó khăn, những công việc cần nhiều năng lượng.

Nhưng đã là công việc quan trọng thì rõ ràng là nó rất cần được giải quyết sớm để đạt được một điều gì đó, hoặc để tiến gần hơn đến những mục tiêu lớn của bản thân mình.

Vậy nên kinh nghiệm là bạn hãy làm việc đó trong khoảng thời gian mà bạn cảm thấy năng lượng nhất. Mỗi người đều có một khoảng thời gian năng lượng nhất trong ngày, bạn hãy tìm ra khoảng thời gian đó để thực hiện những công việc khó nhai nhất nhé.

Cá nhân mình trước đây cũng thường xuyên bị như vậy, bị hoài luôn, cho nên sau mỗi năm nhìn lại mới thấy bản thân mình chẳng tiến bộ được gì so với những mục tiêu đã đặt ra hết á.

Chính vì thế, thử nghĩ xem có điều nào bạn đang không muốn làm nhất bây giờ không? Và nếu bạn nhận ra điều đó thực sự có ý nghĩa với mình thì chắc chắn bạn nên thực hiện nhiệm vụ đó trước khi bắt tay vào bất cứ điều gì khác.

#3. Thức dậy sớm hơn

lam-the-nao-de-chuyen-tu-tri-hoan-sang-hanh-dong (4)

Một thói quen mà mình thấy có tác động tích cực nhất đến sức khỏe tinh thần và năng lượng của mình trong cả ngày dài đó là việc thức dậy sớm hơn.

Không biết có bạn nào ở đây cảm thấy “cực hình” mỗi khi dậy sớm không nhỉ, mỗi sáng thức dậy đều tự đặt ra câu hỏi là tại sao mình phải dậy sớm một cách bực dọc, một cảm giác không hề dễ chịu chút nào.

Mình cũng từng như vậy đấy, nhưng khi đã quen với việc dậy sớm rồi thì mình thấy mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn, thậm chí mình không thể nào cố dậy trễ hay ngủ nướng được luôn á.

Nhưng điều quan trọng nhất mà mình muốn nói là việc dậy sớm thật sự khiến tinh thần và năng lượng của mình tích cực hơn rất nhiều. Thật sự !

Mà khi có nhiều năng lượng thì chúng ta sẽ muốn bắt tay vào giải quyết các nhiệm vụ, làm những điều có ích thay vì trì hoãn lại.

Khi chủ động dậy sớm, mình không cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy nữa, ngoài ra mình sẽ có thêm thời gian để làm nhiều điều mình muốn hơn, và tận hưởng không khí trong lành sáng sớm nữa nè. ^^

Bên cạnh đó, nếu sáng sớm bạn có đi làm hay đi học thì việc dậy sớm hơn sẽ giúp bạn có thêm khoảng thời gian thư thả, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng và tỉnh táo hơn trước khi bắt đầu một ngày mới.

Bạn không phải vội vội vàng vàng, bỏ cả bữa sáng để đến trường/ đến cơ quan vì sợ trễ, hay đơn giản là để bản thân tận hưởng khoảng thời gian tự do của riêng mình. ^^

Bạn có thể dành khoảng thời gian này để lên kế hoạch cho ngày hôm đó, hay suy ngẫm về một điều gì đó, hoặc là đọc vài trang sách, tập thể dục, thiền… hay bất cứ hoạt động nào bạn thích.

Và mình rất có niềm tin là nếu bạn sử dụng hợp lý khoảng thời gian này thì dù nó không dài nhưng về lâu dài nó sẽ đem lại cho bạn rất nhiều giá trị, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Túm lại, bạn nên tự mình thử trải nghiệm việc dậy sớm và lựa chọn nên làm gì trong lúc này để nâng cao tinh thần, nâng cao năng lượng và chất lượng cuộc sống của bản thân bạn hơn nhé.

Khi đã có một tinh thần tốt rồi thì bạn cũng sẽ sẵn sàng đối mặt với những nhiệm vụ khó khăn & thử thách hơn và tất nhiên là cũng sẽ hạn chế được tình trạng trì hoãn của bạn.

Đọc thêm:

#4. Từ bỏ suy nghĩ về sự hoàn hảo

lam-the-nao-de-chuyen-tu-tri-hoan-sang-hanh-dong (5)

Bạn có theo chủ nghĩa của sự hoàn hảo không?

Khi bạn nghĩ về một nhiệm vụ nào đó cần hoàn thành, đặc biệt là những công việc phức tạp, cần nhiều công sức, bạn luôn nghĩ rằng nhất định mình phải thực hiện nó thật hoàn hảo, thật tuyệt vời…. bạn có thường suy nghĩ và hành động như vậy?

Việc mong muốn làm tốt một công việc nào đó là một suy nghĩ rất tích cực, điều này là không phải bàn cãi gì thêm..

Nhưng đôi khi, mong muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo, thật tuyệt vời lại là rào cản của sự hoàn thành.

Bạn sẽ cảm thấy việc đó trở nên phức tạp hơn hẳn, dẫn đến việc bạn e ngại bắt tay vào làm hơn, lúc này, công việc không những không được hoàn hảo mà còn không thể hoàn thành được. Vậy đây !

Thay vào đó, mình nghĩ chúng ta nên nghĩ về việc mình cần làm một cách nhẹ nhàng thôi, nghĩ rằng mình hoàn toàn có thể hoàn thành tốt công việc này thì bạn sẽ thấy dễ dàng hơn để bắt đầu hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nghĩ theo hướng lười biếng đó là: chỉ cần tập trung làm 5, 10 phút thôi rồi muốn làm gì khác thì làm.

Nhưng thường thì khi bạn đã bắt tay vào làm với sự tập trung cao độ rồi thì bạn sẽ không dễ để dứt ra, bạn sẽ tiếp tục làm tiếp cho tới khi hoàn thành nó luôn, lạ vậy đó 🙂

Tóm lại, đôi khi bạn không cần nghĩ mình sẽ làm mọi thứ thật hoàn hảo, hoành tráng mà chỉ cần nghĩ là mình cứ bắt đầu và làm bất cứ điều gì có thể thôi, nhờ vậy mà bạn sẽ thấy vui vẻ, dễ chịu hơn để bắt tay vào làm á.

II. Lời kết

Trì hoãn luôn là một vấn đề quen thuộc và không phải của riêng ai, dù chúng ta có siêng năng hay ý thức được nó thì đôi khi vấn đề này vẫn sẽ xuất hiện.

Vậy nên hi vọng rằng với 4 kinh nghiệm mà mình đã chia sẻ với các bạn trong bài viết này sẽ giúp bạn đối phó được với sự trì hoãn và bắt tay vào thực hiện những việc cần làm và nên làm.

Đây chỉ là một số tips nhỏ mà mình đã tìm hiểu được, cũng như được rút ra từ kinh nghiệm của cá nhân mình, nhưng mong là nó sẽ đem lại cho bạn một vài gợi ý hữu ích 😀

Cuối cùng, mình cảm ơn bạn đã đọc đến đây nha. Chúc bạn một ngày học tập và làm việc thật hiệu quả nhé! ^^

Đọc thêm:

CTV: Vũ Nam Phương – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop